Ông Phạm Sanh Châu sẽ làm Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ

Chu La - 26/07/2018 16:23 (GMT+7)

(VNF) - Theo Nghị quyết 539/NQ-UBTVQH14 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV ban hành ngày 24/7, ông Phạm Sanh Châu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, sẽ làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Ấn Độ kiêm nhiệm Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal và Vương quốc Bhutan nhiệm kỳ 2018-2021.

VNF
Ông Phạm Sanh Châu sẽ làm Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ.

Ông Phạm Sanh Châu là một nhà ngoại giao đa phương kỳ cựu. Ông bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ năm 1983 với trách nhiệm theo dõi các hoạt động chung của Liên hợp quốc (LHQ) và vấn đề nhân quyền. Vì thế, ông nắm vững luật lệ, thủ tục và thông lệ của tổ chức LHQ.

Ông Phạm Sanh Châu cũng được Nhà nước Việt Nam cử làm Đại diện của Chủ tịch nước Việt Nam tại Cộng đồng Pháp ngữ (2000-2003), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và Trưởng đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (2011-2014).

Nhờ trải qua việc đảm đương cương vị Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO (2000-2003), ông được cho là "hiểu rõ về tổ chức và có những đóng góp cụ thể vào các hoạt động của UNESCO, đặc biệt các đóng góp mang ý nghĩa lâu dài cho vai trò, vị thế và sự phát triển của UNESCO".

Ông cũng hai lần là Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (2007-2011 và từ 2014 đến nay), cơ quan điều phối của 6 bộ, ngành (Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam).

Ngoài ông Phạm Sanh Châu, Nghị quyết 539/NQ-UBTVQH14 đã phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2021 với 15 cán bộ:

Ông Vũ Hồng Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật Bản kiêm nhiệm Cộng hòa Quần đảo Marshall.

Ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức.

Ông Đặng Trần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Romania kiêm nhiệm Cộng hòa Serbia và Cộng hòa Montenegro.

Ông Phạm Thanh Dũng, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Đan Mạch kiêm nhiệm Cộng hòa Iceland.

Ông Vũ Ngọc Minh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Panama, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Angola kiêm nhiệm Cộng hòa Congo, Cộng hòa Zambia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Guinea Xích đạo, Cộng hòa Dân chủ São Tomé và Príncipe, và Cộng hòa Cape Verde.

Ông Phạm Hải, Vụ trưởng Vụ Trung Đông-Châu Phi-Mỹ Latinh, Ban Đối ngoại Trung ương, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Belarus.

Ông Trần Quang Tuyến, Quyền Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Trần Thành Công, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Romania, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Arab Ai Cập, kiêm nhiệm Cộng hòa Sudan, Cộng hòa Lebanon, Cộng hòa Tunisia, Nhà nước Libya, Cộng hòa Djibouti, Nhà nước Palestine và Nhà nước Eritrea.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam làm Đại sứ tại Nhật Bản.

Lê Linh Lan, Phó Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Thụy Sỹ kiêm nhiệm Công quốc Liechtenstein.

Nguyễn Thị Hồng Oanh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Bulgaria, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Kazakhstan kiêm nhiệm Gruzia.

Ông Vũ Viết Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản trị Tài vụ, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Saudi Arabia kiêm nhiệm Vương quốc Hashemite Jordan, Vương quốc Oman, Vương quốc Bahrain và Cộng hòa Yemen.

Nguyễn Thị Bích Huệ, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Italy kiêm nhiệm Cộng hòa Síp, Cộng hòa Malta và Cộng hòa San Marino.

Ông Đỗ Minh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhà nước Israel.

Ông Lê Bá Vinh, Phó Vụ trưởng, Phó Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Ông Đoàn Tuấn Linh, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Bulgaria kiêm nhiệm Cộng hòa Macedonia.

Đồng thời, Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung địa bàn kiêm nhiệm cho ông Phạm Anh Tuấn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Nigeria kiêm nhiệm Cộng hòa Sierra Leone, Cộng hòa Ghana, Cộng hòa Togo, Cộng hòa Cameroon và Cộng hòa Chad, nay kiêm nhiệm thêm Cộng hòa Liberia.

Xem thêm >> Xử giai đoạn 2 đại án VNCB: Phạm Công Danh xin lại sân vận động Chi Lăng

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.