Ông Phạm Sanh Châu: 'Sẽ mãi nhớ về 'ngoại giao công tâm' của Thủ tướng Phan Văn Khải'
Anh Minh -
26/02/2018 09:33 (GMT+7)
(VNF) - Là phiên dịch gắn bó thân thiết với ông Phan Văn Khải từ khi ông là Phó Thủ tướng cho đến khi ông làm Thủ tướng, nhà ngoại giao Phạm Sanh Châu luôn giữ những ấn tượng vô cùng tốt đẹp về nhà lãnh đạo này.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chụp hình lưu niệm cùng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và các quan chức Mỹ. Người đứng sau ông Khải là ông Phạm Sanh Châu
Như VietnamFinance đã đề cập, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong 9 năm làm Thủ tướng của mình như là một "Thủ tướng kỹ trị", luôn "hết sức quan tâm đến sự ổn định của nền kinh tế, quyết định nào cũng được tính toán rất kỹ lưỡng".
Dưới đây, chúng tôi xin trích ý kiến đánh giá của nhà ngoại giao Phạm Sanh Châu về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải:
"Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là một chính khách Việt Nam thuộc thế hệ đầu tiên những nhà lãnh đạo kỹ trị của Việt Nam. Ông là một trong các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam được đào tạo bài bản nhất thời bấy giờ và rất tự tin khi tham gia các hoạt động đối ngoại.
Ông còn là một chuyên gia sâu về kinh tế, đã kinh qua nhiều cương vị khác nhau, có lý luận và kinh nghiệm thực tế của cả nền kinh tế tập trung, bao cấp và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở cả địa phương và trung ương.
Ông nhận cương vị Thủ tướng Chính phủ từ người tiền nhiệm Võ Văn Kiệt, một nhà lão thành cách mạng đồng thời là một người có tầm nhìn, bao quát, quyết đoán và dám làm của bắt đầu thời kỳ đổi mới.
Là một nhà kinh tế với kiến thức chuyên môn sâu, được sự trợ giúp của một Ban Tư vấn gồm các chuyên gia kinh tế hàng đầu và đặc biệt bắt đúng đà của thời kỳ đổi mới được hình thành từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, ông cùng tập thể các nhà lãnh đạo Việt Nam đã xây dựng một chiến lược hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam sau giai đoạn Việt Nam bình thường hoá quan hệ với các nước lớn, gia nhập Asean.
Ông đã khôn ngoan chèo lái đưa con tàu kinh tế Việt Nam vượt qua giai đoạn kinh tế sóng gió nhất của khu vực do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 tạo ra, duy trì bền vững đà tăng trưởng trung bình 7% năm của nền kinh tế Việt Nam trong suốt 9 năm ở cương vị Thủ tướng.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (áo đen, ngồi giữa) chụp hình lưu niệm cùng Việt kiều và du học sinh Việt Nam tại New Zealand năm 1999. Ông Phạm Sanh Châu đứng đầu tiên bên phải. Ảnh tư liệu
Dưới thời của ông, Việt Nam và Hoa kỳ đã hoàn tất đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại Song phương (BTA), đánh dấu bước tiến lịch sử trong quá trình bình thường hóa quan hệ hoàn toàn giữa hai nước. Cũng dưới sự lãnh đạo của ông, các bộ, ngành của Việt Nam đã hoàn tất đàm phán để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cuối năm 2006, chính thức hoá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở phạm vi toàn cầu và tạo vị thế mới cho nền kinh tế Việt Nam phát triển trong những năm sau đó.
Là một nhà kỹ trị, ông rất tuân thủ các qui luật vận hành của nền kinh tế và nỗ lực từng bước xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đầy đủ cả về lý thuyết và trên thực tiễn của Việt Nam. Trong triết lý điều hành của ông, thận trọng và từng bước là nguyên tắc cơ bản nhất.
Ông có tư duy kinh tế nổi bật thời kỳ đầu của đổi mới trong những năm tháng làm việc ở Thành phố HCM, mảnh đất khát khao bứt mình khỏi chiếc áo bao cấp chật hẹp. Ông chịu ảnh hưởng của đội ngũ lãnh đạo năng động, dám nghĩ, dám làm của TP Hồ Chí Minh lúc đó và nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ông được phân công làm Phó Thủ tướng Thường trực.
Là phiên dịch gắn bó thân thiết với ông từ khi ông là Phó Thủ tướng cho đến khi ông làm Thủ tướng, tôi có rất nhiều kỷ niệm với ông mà không thể nào quên. Kỷ niệm sâu sắc nhất là ngày 12/9/1999 khi ông dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam lên đường tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC tôi thấy ông không vui.
Tôi biết lúc đó trong lãnh đạo ta vẫn chưa thống nhất về việc ký Hiệp định BTA. Văn kiện đã đàm phán xong và chờ chỉ thị của Bộ Chính trị để ký nhân dịp hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa kỳ gặp nhau lần đầu tiên trong lịch sử tại Hội nghị Các nhà Lãnh đạo các nền kinh tế APEC tại Auckland, New Zealand. Trong đoàn đi có các bạn ở Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế Bộ Ngoại giao, sẵn sàng nghiên, mực, bút ấn cho lễ ký.
Tôi hỏi ông và ông cho biết đã gặp các đồng chí chủ chốt trong Bộ Chính trị để thuyết phục và bây giờ chỉ trông cậy vào sự phù hộ của bác Hồ. "Bây giờ chỉ biết vái Bác Hồ thôi", ông nói và lần đầu tiên tôi thấy ông "tâm linh" đến vậy.
Trong suốt chuyến bay dài hơn mười mấy tiếng đó, tôi đã nghe được lời cầu nguyện thì thầm của ông. Lời cầu nguyện cho điều tốt lành nhất đối với đất nước, cho Hiệp định BTA được ký kết để hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn, cho quá trình bình thường hoá toàn diện quan hệ giữa hai nước vốn là cựu thù được hoàn tất để hai nước bước sang trang sử mới, khép lại quá khứ hướng đến tương lai.
Khi chuyên cơ đến Auckland, đoàn nhận được chỉ đạo từ nhà cần thương lượng lại một số điểm. Điều đó có nghĩa sẽ không có lễ ký Hiệp định BTA Việt Mỹ và hai nhà lãnh đạo sẽ không gặp chính thức như dự kiến. Thủ tướng Phan Văn Khải đã không hề nản lòng mà tận dụng cơ hội ngồi cạnh Tổng thống Clinton trong Dạ tiệc chiêu đãi các nhà lãnh đạo tham dự APEC 1999 để thúc đẩy quan hệ hai nước.
Sự chân thành và thân thiện của ông đã làm Tổng thống Clinton xúc động và mở lòng chia sẻ về bức thư của người bạn rất thân đã gửi cho ông hai tuần trước khi chết tại chiến trường Việt Nam vào năm 1968. Vào thời điểm đó khi mà nước Mỹ còn bị chia rẽ về cuộc chiến ở Việt Nam, khi mà Tổng thống Clinton còn bị chỉ trích về tội trốn quân dịch, chỉ có sự ấm áp của Thủ tướng Phan Văn Khải mới đủ mạnh để Tổng thống Clinton sống lại cảm xúc của 30 năm trước trong nước mắt. Và tôi thật bất ngờ vì lần đầu tiên thấy được giọt nước mắt của một vị Tổng thống Hoa kỳ.
Cũng trong cuộc tiếp xúc đó, Thủ tướng Phan Văn Khải đã mời Tổng thống Clinton sang thăm Việt Nam. Ông Clinton đã nhận lời mời và hơn một năm sau, ngày 13/11/2000 ông đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đầu tiên của một tổng thống Hoa kỳ đến nước Việt Nam thống nhất.
10 tháng sau cuộc tiếp xúc lịch sử đó, Hiệp định Thương mại Việt Mỹ được ký kết vào ngày 14/7/2000, chính thức khép lại quá trình bình thường hoá quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ, đưa kim ngạch thương mại từ 1,2 tỷ năm 2000 lên 55 tỷ năm 2017, tăng gần 50 lần. Mãi cho đến lúc đó tôi mới thực sự hiểu thế nào là "ngoại giao công tâm" của Thủ tướng Phan Văn Khải".
* Nhà ngoại giao Phạm Sanh Châu (sinh năm 1961) hiện đang là Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO. Ông cũng từng là ứng cử viên đại diện cho Việt Nam tranh cử chức Tổng giám đốc UNESCO năm 2017.
(VNF) - Từng là người đứng sau hàng loạt chương trình truyền hình hút khách như Thách thức danh hài, Giọng ải giọng ai... Color Man Bửu Điền bất ngờ thông tin phá sản, phải đi xin việc ở tuổi 60.
(VNF) - Bức tranh chân dung người anh hùng Che Guevara sẽ được Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance phối hợp với Tạp chí Nhà Đầu tư và Media 21 chào bán để gây quỹ ủng hộ dự án xây dựng đền thờ anh hùng liệt sỹ tại lòng hồ Kẻ Gỗ.
(VNF) - Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
(VNF) - Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quyết định miễn nhiệm ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) khỏi chức vụ Ủy viên khóa X.
(VNF) - Quang Linh - một YouTuber nổi tiếng với kênh "Quang Linh Vlogs - Cuộc sống châu Phi", đã có một hành trình đáng chú ý từ một thợ xây nghèo khó ở Angola đến một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong các hoạt động thiện nguyện và xã hội. Tuy nhiên, mới đây, anh lại gây chú ý khi bị bắt liên quan đến vụ án sản xuất hàng giả.
(VNF) - Hoa hậu Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng vì không thông báo rõ ràng cho người tiêu dùng về việc cô được tài trợ khi cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
(VNF) - Ông Lê Hùng Anh là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn BIN Corporation Group – một tập đoàn đa quốc gia sở hữu sở hữu 10 thương hiệu trải dài trong nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, tư vấn tài chính, thương mại điện tử, dịch vụ du lịch, bất động sản,…
(VNF) - Ngày 4/4, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã ra phán quyết bãi nhiệm Tổng thống Yoon Suk Yeol với lý do vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực dân chủ và pháp quyền.
(VNF) - Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2025, trong đó Việt Nam có 5 đại diện góp mặt. Tài sản của ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco, xuống dưới ngưỡng 1 tỷ USD và không còn nằm trong danh sách các tỷ phú do Forbes ghi nhận.
(VNF) - Sinh ra trong gia đình có nền tảng tại Hà Nội, Lê Vân Hương (Quýt) không chọn
cuộc sống an nhàn mà quyết định dấn thân vào con đường kinh doanh bất động sản
đầy thử thách. Bằng sự nhạy bén, dám nghĩ dám làm và tinh thần học hỏi không
ngừng, Vân Hương đã gặt hái được những thành công đáng ngưỡng mộ.
(VNF) - Biến động tài sản tỷ phú Việt; sếp công ty nghìn tỷ từ nhiệm sau bê bối đánh bạc; đại gia thép sa thải 1.600 người, nợ 6.200 tỷ; ... là những tin tức nóng về doanh nhân tuần qua.
(VNF) - Ông Lê Hùng Anh được biết đến là người khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, ông đã gây dựng doanh nghiệp nhỏ với quy mô nhân sự ít ỏi, trở thành tập đoàn có quy mô rộng lớn với chi nhánh khắp 50 quốc gia trên thế giới và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam thời đại mới.
(VNF) - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Hồ Hùng Anh chứng kiến tài sản tăng mạnh, trong khi bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long và ông Nguyễn Đăng Quang lại đối mặt với sự suy giảm, khiến thứ hạng tụt dốc.
(VNF) - Những ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao trước những ồn ào xoay quanh ViruSs và Pháo. Drama này không chỉ tạo nên làn sóng tranh luận mà còn mang đến lợi ích kinh tế không nhỏ cho cả hai, từ doanh thu livestream đến lượt xem MV tăng vọt.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc đang rầm rộ đưa tin về việc lần đầu tiên một công ty niêm yết Trung Quốc có một nữ Giám đốc điều hành (CEO) là người Việt Nam.
(VNF) - Là "chiến thần livestream" thế hệ mới với những thành tích bán hàng lên đến con hàng chục tỷ đồng mỗi phiên live, việc Hằng Du mục kiếm hàng tỷ đồng hoa hồng sau khi livestream là điều không khó. Không những vậy, cô còn xây dựng cho mình một hệ sinh thái kinh doanh đa dạng, từ lĩnh vực giải trí cho đến sản xuất, phân phối sản phẩm, tất cả đều góp phần tạo nên khối tài sản đáng kể của cô.
(VNF) - Nhấn mạnh không có khoa học công nghệ thì không phát triển được, Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo đánh giá Nghị quyết 57 là động lực để phát triển, đồng thời khai thác được nguồn lực của người dân và doanh nghiệp.
(VNF) - Bên cạnh màn xuất hiện ấn tượng gây “bão mạng” trong MV Bắc Bling hợp tác cùng nữ ca sĩ Hòa Minzy, nhiều khán giả không khỏi thắc mắc NSƯT Xuân Hinh giàu có cỡ nào mà nữ ca sĩ không đủ tiền trả cát-xê.
(VNF) - Ngày 19/3/2025, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã bầu ông Tan Bo Quan (Andy), quốc tịch Singapore, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 - 2025, thay thế cố Chủ tịch Kou Kok Yiow.
(VNF) - Từng là người đứng sau hàng loạt chương trình truyền hình hút khách như Thách thức danh hài, Giọng ải giọng ai... Color Man Bửu Điền bất ngờ thông tin phá sản, phải đi xin việc ở tuổi 60.