'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, phát biểu tại một trường đại học ở thành phố Cherepovets, phía Bắc thủ đô Moscow ngày 4/2, Tổng thống Nga Putin đã đề cập tới lý do nước Nga cần phải có một cuộc “đại tu hiến pháp”.
Ông Putin cho biết trong thời gian ông và Thủ tướng Dmitry Medvedev tại vị, "rõ ràng là một số việc đã không vận hành đúng cách”, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và giáo dục.
"Vì vậy tôi đề nghị sửa đổi hiến pháp, không phải đề kéo dài quyền lực của tôi”, nhà lãnh đạo Nga khẳng định.
Ông Putin cho biết công chúng sẽ có tiếng nói cuối cùng đối với việc thực hiện bước ngoặt này. Họ có thể ủng hộ hoặc bác bỏ dự luật cải cách hiến pháp trong cuộc trưng cầu dân ý, nhưng chưa rõ thời gian tổ chức cuộc trưng cầu.
Tổng thống Nga cũng cho biết thêm rằng Hiến pháp hiện hành đã được sửa đổi 15 lần và không có gì bất thường trong quá trình sửa đổi đang diễn ra.
Trước đó, ông Putin hồi giữa tháng 1 đã công bố kế hoạch triển khai những cải cách mới dự kiến sẽ giảm bớt quyền lực của tổng thống từ nhiệm kỳ tới. Theo kế hoạch cải tổ này, quyền lực được phân bổ theo hướng quốc hội và thủ tướng Nga được trao quyền lớn hơn.
Ngoài ra, ông Putin còn đề nghị bỏ điều khoản cho phép một người được bầu lại làm Tổng thống sau khi đã phục vụ 2 nhiệm kỳ.
Người đứng đầu điện Kremlin nói rằng ý nghĩa của việc sửa đổi tài liệu này là nâng cao vai trò xã hội dân sự và các đảng chính trị.
Ngay sau đó, toàn bộ chính phủ Nga, dẫn đầu là thủ tướng đương nhiệm (cũng là cựu tổng thống Nga), ông Dmitry Medvedev, tuyên bố từ chức.
Thủ tướng Medvedev cũng cho biết việc các quan chức chính phủ từ chức là nhằm dọn đường cho những cải cách mà Tổng thống Putin đề xuất.
Giới phân tích coi thay đổi này là sự chuẩn bị của ông Putin cho tương lai chính trị khi ông kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ tư năm 2024. Mặc dù ông Putin chưa cho biết ông dự định làm gì nhưng hiến pháp Nga cấm tổng thống giữ chức hơn hai nhiệm kỳ liên tiếp, vì vậy, ông không thể ngay lập tức tái tranh cử.
Các chuyên gia nhận định việc san sẻ quyền của tổng thống cho thủ tướng và quốc hội có thể là dấu hiệu về một sự thay đổi quyền lực đã được suy đoán từ lâu ở Nga.
Các nhà phê bình cho rằng ông Putin đang tính toán nhiều kịch bản khác nhau để nắm quyền điều hành đất nước sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông kết thúc vào năm 2024, trong đó có cả khả năng ông trở thành thủ tướng với quyền hành lớn hơn.
Tương tự năm 2008, ông Putin đã từ tổng thống chuyển sang làm thủ tướng để "lách" điều khoản hiến pháp cấm một người đảm nhận trên hai nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp. Lúc bấy giờ, ông Putin được cho là người đưa ra mọi quyết sách quan trọng phía sau tổng thống Medvedev, đồng minh thân cận nhất của ông.
Xem thêm >> Thêm 65 người chết, số ca tử vong vì virus corona trong ngày ở Trung Quốc tăng kỷ lục
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.