Ông Putin: Nga sẽ phát triển hệ thống cảng và đường ống khí đốt ở châu Á

Minh Đăng - 15/12/2022 21:26 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây tuyên bố Nga hiện đang định hướng lại nguồn cung cấp năng lượng của nước này cho thị trường các nước thân thiện tại châu Á, Trung Đông, Mỹ Latinh, châu Phi…

VNF
Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Chúng tôi sẽ tìm kiếm những đối tác triển vọng khác ở những khu vực đang phát triển tích cực của nền kinh tế thế giới. Đó là châu Á, Trung Đông, Mỹ Latinh, châu Phi. Chúng tôi sẽ định hướng lại nguồn cung cấp năng lượng của Nga cho thị trường của các nước thân thiện", ông Putin phát biểu tại cuộc họp Hội đồng phát triển chiến lược và các dự án quốc gia ngày 15/12.

Cụ thể, người đứng đầu Điện Kremlin cho biết Nga sẽ phát triển hệ thống cảng và đường ống ở châu Á, đồng thời dự định tăng nguồn cung cấp khí đốt cho phương Đông lên 88 tỷ m3 vào năm 2030.

"Một bước quan trọng để giảm tác động của các biện pháp trừng phạt và các hành động thù địch khác chống lại Nga sẽ là phát triển cơ sở hạ tầng cảng và đường ống ở phía nam và phía đông, bao gồm tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên.

Việc thực hiện các dự án như mỏ Kovykta, Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2), Tuyến đường Viễn Đông sẽ cho phép tăng nguồn cung cấp khí đốt cho phương Đông lên 48 tỷ m3 vào năm 2025 và 88 tỷ m3 vào năm 2030", ông Putin nhấn mạnh thêm.

Nhà lãnh đạo Nga đồng thời cho biết, trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu dầu sang các nước đối tác đã tăng gần 1/4.

Tuyên bố của ông Putin được đưa ra trong bối cảnh châu Âu, vốn là khách hàng năng lượn lớn nhất của Nga, thời gian gần đây đã có loạt động thái nhằm “cai nghiện” hoàn toàn khí đốt của nước này.

Ở động thái liên quan mới nhất, theo một thỏa thuận chính trị đạt được ngày 14/12, Liên minh châu Âu (EU) sẽ huy động thêm 20 tỷ euro (khoảng 21 tỷ USD) từ thị trường của mình cho kế hoạch REPowerEU nhằm nhanh chóng chấm dứt sự phụ thuộc của khối này vào khí đốt Nga.

Kế hoạch REPowerEU được đề xuất vào trung tuần tháng 5 vừa qua, đặt ra mục tiêu tiết kiệm năng lượng lên 13%, so với mức cũ là 9%. Tiết kiệm năng lượng được coi là công cụ quan trọng trong các chính sách tái thiết nền kinh tế năng lượng EU, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu của Nga và đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu.

Theo thỏa thuận chính trị vừa đạt được, các nhà đàm phán của các quốc gia thành viên EU và Nghị viện châu Âu đã nhất trí 60% của gói tài chính 20 tỷ euro được huy động từ Quỹ Đổi mới EU, một nguồn thu của thị trường carbon hiện được chi cho các công nghệ “xanh” mang tính đột phá.

Trong khi đó, 40% còn lại sẽ được huy động từ việc bán giấy phép phát thải CO2 được cấp trước khi kế hoạch được triển khai.

Khoản tiền này sẽ được đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất năng lượng tái tạo, đổi mới tiết kiệm năng lượng và các dự án giúp ngành công nghiệp nặng loại bỏ cacbon.

Các quốc gia thành viên EU và Nghị viện châu Âu sẽ phải chính thức thông qua thỏa thuận này trước khi nó có hiệu lực vào đầu năm tới.

Xem thêm >> Việt Nam nhận 15,5 tỷ USD hỗ trợ chuyển đổi xanh

Theo Sputnik
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

Dự thảo nghị định về giá đất: Sửa thế nào cho đúng về phương pháp thặng dư?

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giá đất, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024. Dự thảo được kỳ vọng sẽ khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 12/2024, nhất là các quy định về phương pháp thặng dư. Tuy nhiên, các nội dung của dự thảo về vấn đề này lại cho thấy các bất cập vẫn đang tồn tại.

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng phát triển'

(VNF) - Khẳng định mức giảm trừ gia cảnh không theo kịp yêu cầu của cuộc sống, nhiều chuyên gia khẳng định, trong lần sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân tới, việc giảm trừ gia cảnh không nên chỉ dựa theo chỉ số CPI mà còn phải tính tới xu hướng phát triển của nhu cầu tiêu dùng và xu hướng phát triển của xã hội.

Tập đoàn Kanoria của Ấn Độ muốn đầu tư cảng biển, lọc dầu, sân bay ở Phú Yên

Tập đoàn Kanoria của Ấn Độ muốn đầu tư cảng biển, lọc dầu, sân bay ở Phú Yên

(VNF) - Tập đoàn Kanoria (Ấn Độ) quan tâm đến các dự án: Cảng nước sâu Bãi Gốc tại Khu kinh tế Nam Phú Yên, Nhà máy lọc dầu, Đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Tuy Hòa và cam kết đồng hành cùng địa phương trong quá trình hội nhập, phát triển.

Tự ý chuyển đổi đất lúa, Danh Khôi Holdings bị phạt 280 triệu đồng

Tự ý chuyển đổi đất lúa, Danh Khôi Holdings bị phạt 280 triệu đồng

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Danh Khôi Holdings bị xử phạt hơn 280 triệu đồng do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hải Dương: Mở thêm cụm công nghiệp rộng gần 60ha

Hải Dương: Mở thêm cụm công nghiệp rộng gần 60ha

(VNF) - Cụm công nghiệp phía Tây Việt Hoà có diện tích 59,9ha, nằm tại phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

Hàng nghìn căn shophouse giá chục tỷ bỏ hoang khắp Đà Nẵng

(VNF) - Nằm ở vị trí đắc địa hay vùng ven TP. Đà Nẵng, các khu shophouse ở đây đều đang bị bỏ hoang và ngày càng xuống cấp.

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

Tasco huỷ kế hoạch phân phối ô tô Trung Quốc BYD tại Việt Nam

(VNF) - New Energy Holdings, đơn vị thuộc sở hữu của Tasco Auto vừa có văn bản thông báo về việc dừng toàn bộ các dự án phân phối ô tô Trung Quốc BYD.

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

Các 'ông lớn' năng lượng tái tạo toan tính gì?

(VNF) - Được phê duyệt đúng “mùa” ĐHĐCĐ thường niên, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã “hâm nóng” những cuộc thảo luận xung quanh chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Vào thời điểm mang tính “bước ngoặt” này, mỗi doanh nghiệp đã có cho mình một hướng đi riêng để giành lợi thế trong cuộc đua chuyển dịch năng lượng.

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).