Ông Putin sửa luật bầu cử Tổng thống, lãnh đạo Mỹ - Trung gặp mặt

Minh Ý - 19/11/2023 07:36 (GMT+7)

(VNF) - Thế giới tuần qua ghi nhận nhiều sự kiện chính trị đáng chú ý, khi các nhà lãnh đạo trên thế giới tụ họp tại San Francisco (Mỹ) để tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30, trong đó phải kể đến cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

VNF
Ảnh minh hoạ.

Tổng thống Mỹ - Chủ tịch Trung Quốc gặp mặt

Ngày 15/11, bên lề Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên sau 1 năm, trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ - Trung đang gia tăng căng thẳng.

Theo giới truyền thông, cuộc gặp mặt giữa 2 nhà lãnh đạo tối cao kéo dài khoảng 4 giờ ở ngoại ô San Francisco để thảo luận về các vấn đề khiến quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng.

"Chỉ nói chuyện, chỉ thẳng thắn với nhau để không hiểu lầm thôi", Tổng thống Biden nói về cuộc gặp mặt.

Sau cuộc gặp mặt, chính phủ hai nước có kế hoạch nối lại các liên hệ quân sự mà Trung Quốc đã cắt đứt sau khi Chủ tịch Hạ viện lúc đó là bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào tháng 8/2022. Ngoài ra, ông Joe Biden cho biết ông và ông Tập đã đồng ý liên lạc cấp cao.

Tuy cuộc gặp mặt không làm thay đổi một loạt các hạn chế đầu tư và thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng theo người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết việc nối lại liên lạc là rất quan trọng vào thời điểm rất bất ổn đối với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời gửi tín hiệu về việc hợp tác toàn cầu.

Trong bài phát biểu sau cuộc gặp mặt, nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc sẵn sàng trở thành đối tác và bạn bè của Mỹ. Các nguyên tắc cơ bản mà chúng tôi tuân theo trong việc định hướng mối quan hệ Trung-Mỹ là tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi”.

Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung gặp mặt tại ngoại ô San Francisco ngày 15/11.

Khai mạc Diễn đàn APEC lần thứ 30

Ngày 16-17/11, hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 đã diễn ra tại San Francisco (Mỹ). trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 diễn ra tại cùng thành phố.

Với chủ đề "Tạo dựng một tương lai tự cường và bền vững cho tất cả mọi người”, hội nghị nhằm xây dựng một khu vực APEC mang tính liên kết, đổi mới và bao trùm hơn.

Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Cấp cao và Trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên APEC. Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tham dự với tư cách khách mời. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị.

Phát biểu khai mạc trên cương vị là chủ trì hội nghị, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh: "Thế giới đang đứng trước sự thay đổi đáng kể, do đó, mỗi quyết định mà chúng ta đưa ra sẽ quyết định đường hướng phát triển tiếp theo của không chỉ một vài nước mà cả thế giới, trong vài thập kỷ tới".

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng đề cập đến việc các nước cần nỗ lực hợp tác để đạt được tiến bộ thực chất trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, để giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C như mục tiêu đặt ra trong Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu. Tổng thống Biden kêu gọi các nền kinh tế thành viên APEC cần hành động mạnh mẽ để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu.

Kết thúc 2 ngày làm việc, hội nghị đã thông qua Tuyên bố Cổng Vàng về xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người. 

Tuyên bố nêu rõ: “Chúng ta phải khai thác tiến bộ công nghệ và kinh tế để tiếp tục giải phóng tiềm năng và sự năng động to lớn trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như giải quyết mọi thách thức môi trường, bao gồm cả biến đổi khí hậu”.

Nợ công toàn cầu cao kỷ lục

Ngày 16/11, Viện Tài chính quốc tế (IIF) đã công bố báo cáo về nợ công toàn cầu, ước tính nợ toàn cầu đến cuối năm nay sẽ lên tới 310.000 tỷ USD, tăng 25% trong 5 năm.

Theo IIF, nợ chính phủ trong quý III có mức tăng lớn nhất, trong khi nhiều quốc gia ghi nhận mức thâm hụt ngân sách ở mức cao hơn nhiều so với trước đại dịch COVID-19. Khoảng 65% số nợ tăng trong quý vừa qua tập trung ở các nền kinh tế phát triển, dẫn đầu là Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Anh. Các thị trường mới nổi Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico cũng ghi nhận mức tăng mạnh.

Báo cáo cũng lưu ý rằng nợ xấu chính phủ đã đạt mức cao kỷ lục trên 554 tỷ USD cho đến cuối năm 2022, trong đó khoảng một nửa là nợ trái phiếu. Dù tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ít thay đổi ở mức 333%, tỷ lệ này lên tới 255% tại các thị trường mới nổi, tức cao hơn 32% so với cùng kỳ 5 năm trước, chủ yếu do nợ công của Nga, Trung Quốc, Arab Saudi và Malaysia tăng. 

IIF cảnh báo rằng gánh nặng nợ nần đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn đang gia tăng ở các nền kinh tế lớn, trong đó có cả Trung Quốc và Mỹ, gây nhiều tác động tiêu cực đến nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến bầu cử và chuyển đổi năng lượng sạch.

Nga sửa đổi luật bầu cử Tổng thống

Sau khi được Hạ viện thông qua ngày 25/10 và Thượng viện thông qua ngày 8/11, Luật sửa đổi bầu cử Tổng thống của Nga đã được Tổng thống Putin phê chuẩn vào ngày 14/11 vừa qua, trong đó có những điểm mới về việc ứng cử và bầu cử tại những vùng đang thiết quân luật.

Theo đó, luật quy định thủ tục tiến hành bỏ phiếu tại các điểm bỏ phiếu ở nước ngoài, theo đó thời điểm bắt đầu, kết thúc và thời gian bỏ phiếu có thể được thay đổi theo quyết định của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự nếu việc bỏ phiếu đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của công dân Nga. 

Ngoài ra, luật sửa đổi cũng quy định về quyền chụp ảnh, quay phim tại các điểm bỏ phiếu và nghĩa vụ tuân thủ quy định bảo mật bỏ phiếu và bảo vệ bí mật của dữ liệu cá nhân trong danh sách cử tri và các văn kiện khác.

Về đối tượng ứng cử Tổng thống, luật sửa đổi quy định nếu một ứng cử viên đã đăng ký tranh cử có tiền án, người này phải cung cấp cho ủy ban bầu cử thông tin về hồ sơ tội phạm của mình bằng văn bản. Đồng thời, người bị xử phạt hành chính không được là thành viên các ủy ban bầu cử có quyền tư vấn bỏ phiếu cho đến khi hết nhiệm kỳ.

Mỹ thông qua dự luật ngăn chặn Chính phủ đóng cửa

Tổng thống Joe Biden hôm 16/11 đã ký thành luật dự luật chi tiêu tạm thời, ngăn chặn tình trạng đóng cửa của chính phủ và thiết lập một cuộc chiến gây tranh cãi về nguồn tài trợ trong năm tài chính mới.

Dự luật này này, đã được cả 2 viện thông qua một cách nhanh chóng, với sự ủng hộ của lưỡng đảng cho Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, là một kế hoạch gồm 2 bước bất thường nhằm đặt ra 2 thời hạn mới vào tháng 1 và tháng 2/2024.

Kế hoạch này không phải là dự luật chi tiêu cả năm mà chỉ gia hạn tài trợ cho đến ngày 19/1 cho các ưu tiên bao gồm xây dựng quân sự, vấn đề cựu chiến binh, giao thông vận tải, nhà ở và năng lượng. Những lĩnh vực không thuộc ưu tiên tài trợ trong giai đoạn 1, sẽ được phê duyệt tài trợ cho đến ngày 2/2.

Viện trợ cho Ukraine sau khi hỗ trợ quân sự bổ sung không được đưa vào dự luật tạm thời. Biện pháp này cũng không bao gồm hỗ trợ quân sự cho Israel.

Trước đó, dự luật được thông qua với tỷ lệ 336-95 tại Hạ viện vào ngày 14/11, với nhiều đảng viên Đảng Dân chủ hơn đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ. Thượng viện cũng nhanh chóng thông qua dự luật này chỉ 1 ngày sau đó.

Thủ đô Zimbabwe ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch tả

Dịch tả tại Zimbabwe diễn biến vô cùng phức tạp.

Ngày 17/11, Chính phủ Zimbabwe đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Harare do dịch tả bùng phát. 

Thị trưởng Harare Ian Makone cho biết quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh hàng chục người tại thành phố này đã tử vong do dịch tả, trong khi hơn 7.000 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

Theo các nhà chức trách, điểm nóng của đợt bùng phát mới nhất này là vùng ngoại ô Kuwadzana đông dân cư - nơi chiếm tới 50% số ca mắc bệnh và tử vong trên toàn thủ đô Harare. Việc thiếu nhân viên y tế để điều trị các ca bệnh, cũng như thiếu nguồn lực để ngăn chặn sự lây truyền bệnh được xem là các nguyên nhân khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. 

Ngoài thủ đô Harare, dịch tả cũng đang lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến nhiều khu vực hành chính tại 45/62 huyện và trên toàn bộ 10 tỉnh của cả nước. Đợt bùng phát dịch lần này cũng được dự báo có thể vượt qua biên giới. Các nước láng giềng bao gồm Malawi, Nam Phi và Mozambique cũng thường xuyên trải qua các đợt bùng phát dịch tả trong quá khứ.

Trước đó, đợt bùng phát dịch tả năm 2008 tại Harare cũng đã khiến ít nhất 100.000 người mắc bệnh, trong đó hơn 4.000 người tử vong, dẫn đến tê liệt các dịch vụ cơ bản trong nước.

Xem thêm >> Ấn Độ: ‘Chúng tôi nên được cảm ơn vì mua dầu của Nga’

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.