Ông Trịnh Văn Quyết rời ghế Chủ tịch FLC Faros sau khi 'về chung một nhà' với GAB

Lệ Chi - 09/04/2020 18:13 (GMT+7)

(VNF) - Ông Trịnh Văn Quyết rời ghế Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros kể từ ngày 7/4, người thay ông Quyết là ông Nguyễn Thiện Phú.

VNF
Ông Trịnh Văn Quyết rời ghế Chủ tịch FLC Faros

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (HoSE: ROS) đã thông qua đơn xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Trịnh Văn Quyết.

Đồng thời, HĐQT của ROS cũng thông qua việc chấm dứt tư cách Thành viên HĐQT của ông Trịnh Văn Quyết.

Ông Nguyễn Thiện Phú, Thành viên HĐQT được bầu giữ chức vụ Chủ tịch thay thế ông Quyết kể từ ngày 7/4.

Biến động nhận sự của ROS ngay sau khi Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC (HoSE: GAB) đã có văn bản đồng ý thông qua việc sáp nhập ROS vào GAB hôm 8/4.

Trong ngày 7/4, HĐQT GAB đã tiến hành họp và kết luận việc nhận sáp nhập ROS sẽ giúp GAB “nâng cao và phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh sản xuất”.

Chủ trương sáp nhập giữa hai đơn vị sẽ được phía GAB trình cổ đông thông qua tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 dự kiến tổ chức vào cuối tháng 4 sắp tới.

Hồi đầu tháng 3, ông Trịnh Văn Quyết đã mua 1,1 triệu cổ phiếu GAB, tỷ lệ 7,97% và trở thành cổ đông lớn thứ 3 của GAB, sau Phó tổng giám đốc GAB – bà Trần Thị Thúy nắm giữ 1,28 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 9,24% và Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC nắm giữ 1,24 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8,99%.

Tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC là Công ty Cổ phần GAB, chính thức được đổi tên sau khi ĐHCĐ bất thường vừa diễn ra vào đầu tháng 2/2020. Ngay sau khi GAB đổi tên, 1 thành viên khác trong họ FLC là Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD – sàn HOSE) đã thông qua HĐQT chủ trương sáp nhập vào GAB.

Đồng thời, cũng tại ĐHCĐ bất thường này, GAB đã thông qua một số nội dung, trong đó có bổ sung ngành nghề Sản xuất điện (điện gió, điện hạt nhân, điện mặt trời, thủy điện, nhiệt điện...), hoạt động truyền tải và phân phối điện.

Ngày 3/3 vừa qua, HĐQT GAB đã thông qua chủ trương, đề xuất phương án đầu tư dự án điện mặt trời, điện gió. Quy mô dự án tối thiểu 200ha, với tổng mức đầu tư cho xây dựng nhà máy, thiết bị công nghệ cao tối thiểu 5.000 tỷ đồng. Địa điểm nghiên cứu đầu tư tại tỉnh Bạc Liêu.

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.