Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tài sản của Mark Zuckerberg, người sở hữu khoảng 400 triệu cổ phiếu của Facebook, cũng vì thế mà bị hao hụt khoảng 7,3 tỷ USD chỉ trong 2 ngày. Theo đó, tổng giá trị tài sản của ông hiện xuống còn khoảng 67,7 tỷ USD từ mức 75 tỷ USD trước đó.
Chỉ trong tuần trước, CEO Facebook là người giàu thứ 4 trên thế giới nhưng bây giờ, tỷ phú Zuckerberg đã "tụt hạng" ở vị trí thứ 7. Đó là chưa đề cập đến việc hao hụt tài sản của hàng triệu cổ đông khác.
Trước đó, Facebook vốn là một trong những công ty có giá trị nhất của Mỹ, với mức vốn hóa thị trường khoảng 488 tỷ USD. Cổ phiếu Facebook giảm mạnh cũng đã ảnh hưởng tiêu cực tới các tập đoàn công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội, trong tuần qua, vốn hóa của Twitter (TWTR) giảm 10% và Snap Inc. (SNAP) cũng giảm 3%.
Đó là con số trước mắt, còn thực tế khó khăn mà Facebook đang phải đối mặt có thể lớn hơn rất nhiều. Một số nhà quan sát dự đoán rằng thị phần của Facebook trong thị phần quảng cáo trực tuyến sẽ tiếp tục sụt giảm trong vài năm tới.
Theo nguồn tin từ tờ New York Times, công ty phân tích chính trị Cambridge Analytica đã sử dụng dữ liệu bất hợp pháp từ 50 triệu hồ sơ cá nhân trên Facebook mà không có sự cho phép để hỗ trợ ông Donald Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016.
Bê bối Cambridge Analytica đang làm nóng chính trường Anh quốc. Giới làm luật nước này yêu cầu Mark Zuckerberg ra điều trần trước quốc hội, đồng thời muốn bố ráp và lục soát văn phòng cũng như máy chủ của Cambridge Analytica.
Về phía Cambridge Analytica, công ty này bác bỏ cáo buộc vi phạm điều khoản dịch vụ của Facebook.
Trước áp lực mạnh mẽ từ giới truyền thông và các nhà làm luật, Facebook vừa tuyên bố thuê một đơn vị tư nhân "thanh kiểm toàn diện" Cambridge Analytica, đồng thời ngừng cho phép công ty này truy cập vào nền tảng Facebook.
Sự việc lần này của Facebook được đánh giá là tương đối nghiêm trọng khi giới chức Mỹ và một số nước châu Âu đã lên tiếng thúc giục Mark Zuckerberg phải trực tiếp giải trình về vấn đề này, đồng thời hối thúc mở các cuộc điều tra đối với vụ việc và không loại trừ khả năng sẽ thắt chặt quy định đối với các hãng công nghệ.
Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, Damian Collins, nhà làm luật thuộc Đảng Bảo thủ Anh, người đứng đầu Ủy ban Truyền thông của Quốc hội Anh cũng cho biết, ông Zuckerberg hoặc lãnh đạo cao cấp khác của Facebook phải có mặt tại ủy ban này để phục vụ công tác điều tra.
Nhà đầu tư công nghệ Jason Calacanis mới đây đã khẳng định rằng cách thức xử lý khủng hoảng của Zuckerberg "quá tệ" và đề nghị CEO này nên từ chức để giám đốc hoạt động (COO) Sheryl Sandberg lên thay.
Nhận xét về Mark Zuckerberg, Jason Calacanis cho rằng CEO này đã "thể hiện vai trò lãnh đạo hoàn toàn thất bại". Thậm chí khi scandal nổ ra, Zuckerberg vẫn tỏ ra bàng quan, không nói một lời nào về vấn đề này như thể nó chưa từng tồn tại.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.