Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sáng 23/9, tại huyện đảo Lý Sơn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ. Ông Nguyễn Viết Vy, Phó chánh Văn phòng Tỉnh ủy, được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Huyện ủy Lý Sơn, nhiệm kỳ 2015-2020.
Bí thư trẻ nhất của huyện đảo tiền tiêu
Bí thư Huyện ủy tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia, có bằng thạc sĩ chuyên ngành Quản trị và Chính sách công Đại học Queensland (Australia).
Sau khi báo chí đưa tin, một số trang mạng đồn đoán xung quanh lai lịch Nguyễn Viết Vy và đặt nhiều câu hỏi về xuất thân "con ông cháu cha". Ngồi ở huyện Nghĩa Hành và đọc tin trên mạng, ông Chanh, cha ruột của Bí thư Huyện ủy Lý Sơn, nói: "Vì sao mà dân mạng nói vậy, trong khi tui chỉ là một công chức quèn, phóng viên đài huyện".
Ông Chanh kể, cách đây 6 năm, mẹ của Vy mắc bệnh hiểm nghèo rồi qua đời. Sau thời gian chữa trị cho mẹ của Vy, kinh tế gia đình xuống dốc. Vy là anh trai cả, dưới là 2 em gái.
Bạn học của Vy nói rằng, Vy là học sinh giỏi và có biệt tài; nhớ được nhiều dãy số dù chỉ đọc qua. Thời còn đi học, Vy dám cá độ với bạn bè có thể giải nhanh bất cứ bài Toán, Lý nào trong sách. Nếu làm tốt thì được dẫn đi ăn chè đậu ván, còn không thì phải dốc túi ra chiêu đãi cả nhóm.
"Ngồi trong lớp thì phải ngẩng đầu lên. Nếu cứ cúi đầu là không thuộc bài, sợ thầy dò bài, là học kém", ông Chanh thường nghiêm khắc răn dạy con từ lúc nhỏ.
Con ông... phóng viên đài huyện
Con trai ra đảo Lý Sơn nhận nhiệm vụ mới, ngôi nhà càng trở nên vắng vẻ. Ông Chanh thu xếp việc gia đình rồi tranh thủ lên xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành để dự một cuộc họp tổng kết do Hội Nông dân tổ chức. Dù đã về hưu mấy năm, nhưng bà con nông dân vẫn thường xuyên mời "anh Chanh phóng viên đài huyện Nghĩa Hành về dự và đưa tin hoạt động của xã".
Phóng viên mang bút danh Duy Chanh có vài điều khá đặc biệt khiến nông dân luôn mời mọc? Theo Luật Báo chí, phóng viên của đài phát thanh huyện là cán bộ văn hóa tuyên truyền của địa phương.
Cán bộ đài huyện thường chỉ viết về người tốt, việc tốt, nêu bật thành tích của địa phương, tuyên truyền chủ trương của huyện. Tuy nhiên, ông Chanh "có gì nói nấy, việc tốt thì khen, việc sai thì phải phản ảnh". Ông thường có câu cửa miệng "tin sốt rét".
Cha Bí thư Huyện ủy từng là phóng viên đài phát thanh huyện.
Năm 2005, khi thấy 500 người dân huyện Nghĩa Hành ùn ùn tận diệt cây rừng trong thời gian dài nhưng địa phương không làm hết trách nhiệm, Duy Chanh đã có loạt bài phản ảnh và toàn là "tin sốt rét". Kết quả, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã về thị sát hiện trường và yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi xử lý nghiêm cán bộ sai phạm.
Tổng kết cuối năm, huyện Nghĩa Hành bị cắt thành tích thi đua. Ông Bí thư Huyện ủy chỉ đích danh "người cõng rắn cắn gà nhà là Duy Chanh, phóng viên huyện nhà".
Thời điểm đó, ông Nguyễn Ngọc Trạch, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi, đang treo giải thưởng, nếu đài huyện nào lập thành tích xuất sắc thì sẽ cấp cho 1 máy quay phim Panasonic 1.000P. Camera kỹ thuật số thời đó là giấc mơ của các phóng viên. Giải thưởng đó cuối cùng lọt vào tay Duy Chanh.
Phóng viên Duy Chanh tiếp tục có nhiều tin, phóng sự cộng tác cho đài tỉnh. Nghĩa Hành là rốn lụt của tỉnh. Khán giả thỉnh thoảng chứng kiến anh Duy Chanh lội nước ngang thắt lưng và vác máy quay phim để phản ảnh tình hình tại các điểm nóng lụt lội.
Sau 38 năm 6 tháng làm cán bộ đài huyện, ông Chanh xin về hưu sớm. "Tôi bị bệnh nên không còn xông pha và gần gũi bà con nông dân nhiều nữa. Làm việc thì phải tới nơi. Còn ngồi một chỗ để dựa hơi Nhà nước là điều không nên. Đó cũng là điều tôi dạy con khi bước vào đời và khi trở thành công chức nhà nước", ông tâm sự.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.