Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
- Cách đây không lâu, Dutycast đã nhận được khoản đầu tư của VinaCapital và bà cũng từng cho biết nguồn vốn này nhằm giúp Dutycast tiếp cận thị trường cũng như phát triển rộng hơn tại Việt Nam. Dutycast đã làm gì với nguồn tiền này, thưa bà?
Bà Hoa Nguyen: Như rất nhiều công ty khởi nghiệp, sử dụng nguồn tiền đầu tư ra sao luôn là vấn đề gây nhiều trăn trở nhất. Đối với khoản đầu tư của VinaCapital, chúng tôi đã sử dụng để gây dựng nên những giá trị cốt lõi nhất cho doanh nghiệp. Đây là những giá trị mang tính chất khởi tạo, gây dựng nền móng vững chắc để tạo đà phát triển bền vững sau này.
Thứ nhất, Dutycast đã tập trung nghiên cứu để xây dựng thành công chân dung khách hàng của mình. Giống như tất cả những người bán hàng, bạn cần biết chính xác khách hàng của bạn là ai, họ muốn gì và họ đang ở đâu. Dutycast đã tìm ra 1 phân khúc thị trường hết sức thú vị và độc đáo. Đây chính là nền tảng quan trọng để chúng tôi tối ưu sản phẩm của mình.
Thứ hai, với sứ mệnh của một công ty công nghệ, lấy công nghệ làm nền móng, đội ngũ kĩ thuật viên của Dutycast đang xây dựng sản phẩm giống như “ trợ lý mua sắm ảo”, giúp người tiêu dùng mua sắm đơn giản, dễ dàng, thuận tiện. Đặc biệt, với sự phát triển không ngừng của trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML), Dutycast đang hướng tới việc thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng, nhằm mang đến những “gợi ý”, “tư vấn” sát thực nhất. Với khả năng liên kết trực tuyến tới hơn 5 triệu website bán hàng trên khắp thế giới, chỉ bằng những câu lệnh tìm kiếm đơn giản hay thậm chí chỉ trong 1 cú click chuột, ngay lập tức người dùng có thể so sánh giá sản phẩm cần mua, lựa chọn quốc gia, thương hiệu, mẫu mã sản phẩm. Với tham vọng “mua sắm quốc tế dễ dàng như mua sắm nội địa”, Dutycast đặc biệt chú trọng đến tính năng so sánh giá này, chúng tôi định vị đây sẽ là “game changer”, sẽ là công cụ tìm kiếm hữu ích giống như Google cho ngành thương mại điện tử xuyên biên giới.
Thứ ba, ngay từ những ngày đầu thành lập, sứ mệnh của chúng tôi đặt vào sản phẩm “Made in Vietnam” nhưng được xây dựng để ra thị trường quốc tế. Song song với việc phát triển tại Việt Nam, chúng tôi đã liên tục chạy thử nghiệm tại thị trường quốc tế. Chúng tôi rất tự hào vì ngay khi ra mắt sản phẩm đã ngay lập tức có được những khách hàng từ Philippines, Singapore, Đài Loan và đông đảo khách hàng từ Nauy, Đức, Anh đã sử dụng Dutycast để đặt hàng và có những đánh giá rất tích cực. Điều này sẽ tạo tiền đề quan trọng để Dutycast “go global” trong thời gian sắp tới.
Thứ tư, để đảm bảo tiêu chí “tiêu dùng thông minh, mua sắm tiết kiệm” cùng Dutycast, chúng tôi đã xây dựng đội ngũ sourcing-purchasing từ khắp nơi trên thế giới để đảm bảo kết nối được với nguồn hàng hoá chất lượng nhất, giá cả cạnh tranh nhất, để đảm bảo khi khách hàng lựa chọn mua hàng trên Dutycast sẽ hoàn toàn yên tâm về vấn đề giá cả cũng như chất lượng.
- Dutycast đã hiện thực hóa mục tiêu thu hút được 1 triệu người sử dụng vào cuối năm 2022 như thế nào, thưa bà?
Việt Nam được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế internet phát triển nhanh nhất trong 10 năm tới ở Đông Nam Á. Người Việt Nam luôn được đánh giá có tầm nhìn quốc tế và luôn rất cởi mở với những công nghệ mới. Nghiên cứu mới công bố của World Data Lab (Anh) cho biết, Việt Nam sẽ có 23,2 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030. Theo tiêu chuẩn của tổ chức này, tầng lớp trung lưu là những hộ gia đình có mức chi tiêu bình quân đầu người từ 11 -110 USD/ngày. Đây là tệp khách hàng trọng tâm mà Dutycast đang tập trung nhắm đến.
Trong 2 năm vừa qua, đã có rất nhiều thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến ngành thương mại điện tử xuyên quốc gia như giá xăng dầu, giá điện, lạm phát kinh tế… dẫn đến chi phí logistics tăng chóng mặt, cũng như giá thành sản xuất cao dẫn đến việc khan hiếm hàng hoá, giá hàng hoá tăng gấp 2-3 lần là chuyện rất bình thường. Trước bối cảnh đó, Dutycast đã có những thay đổi chiến lược kịp thời, đó là tập trung vào việc tối ưu lợi nhuận và xây dựng tập khách hàng trung thành, những người thực sự cần đến một ứng dụng như Dutycast. Chúng tôi tập trung vào việc tối ưu sản phẩm phẩm để tăng CRR (customer retention rate) ở mức cao nhất. Hiện tại chỉ số CRR của Dutycast lên đến 35%, với mức lợi nhuận lên đến 27%, AOV (giá trị trung bình 1 đơn hàng) lên đến 1,5 triệu đồng, đây thực sự là những con số mơ ước của nhiều doanh nghiệp.
Dutycast cũng đã liên tục tiến hành rất nhiều những khảo sát thực tế, triển khai các hội thảo kín để tìm ra cách thức duy trì và tiếp tục nâng cao tỷ lệ CRR trong doanh nghiệp. Hiện tại, với hàng hoá từ Mỹ, chúng tôi đã cam kết giao hàng trong 7 ngày, hoàn toàn có thể cạnh tranh với tốc độ giao hàng nội địa trên các sàn thương mại điện tử khác.
- Bà có thể chia sẻ về dự định sắp tới của Dutycast?
Hiện tại, chúng tôi đang tập trung vào việc mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia khác nhau. Nền tảng kĩ thuật đã sẵn sàng, chúng tôi đang tìm những đối tác về vận chuyển, thanh toán, marketing để có thể liên kết, cùng nhau khai phá thị trường thương mại điện tử xuyên quốc gia giàu tiềm năng này.
Là một người có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành tài chính và công nghệ, bà đánh giá thế nào sự phát triển của phương thức Buy now pay later (BNPL) trong thương mại điện tử xuyên biên giới?
BNPL nổi lên với rất nhiều tên tuổi lừng danh như Affirm, Klarna, Zip,… được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như APP, tài chính, B2B, thương mại điện tử, browser extension… Apple, NatWest, Santander, Zopa, Paypal sẽ tiếp tục cuộc đua với nhiều thách thức mới tại thị trường trị giá tới 10 tỷ USD này.
Rõ ràng BNPL và thanh toán xuyên quốc gia (cross border payment) đã tạo ra tiền đề và cơ hội hết sức quan trọng để thương mại điện tử xuyên quốc gia phát triển. Các hình thức thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng giúp khách hàng tăng cường trải nghiệm và kích cầu mua sắm tối đa trên các nền tảng thương mại điện tử. Tại Việt Nam, COD (cash on delivery) là hình thức thanh toán phổ biến nhất, chiếm đến 78%, các hình thức thanh toán điện tử như Internet/Mobile banking, cổng thanh toán trực tuyến, ví điện tử… chưa đến 30%.
Đối với thương mại điện tử xuyên quốc gia thì BNPL chính là 1 trong những điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm của khách hàng. Khi mua sắm ở các sàn TMĐT, khách hàng sẽ luôn tìm các giải pháp thanh toán tin cậy đã tồn tại ở nước sở tại. 75% khách hàng trả lời họ sẽ không thanh toán, không tin tưởng nếu không thanh toán được bằng các giải pháp thanh toán có mặt tại quốc gia họ sinh sống.
Theo Research and Markets, BNPL tại Việt Nam sẽ tăng 126,4% hàng năm để đạt 1,12 tỷ USD vào năm 2022. Tổng giá trị hàng hóa BNPL trong nước sẽ tăng hơn gấp 21 lần, từ 496,4 triệu USD vào năm 2021 lên đến 10,5 tỷ USD vào năm 2028. Mặt khác, cho vay tiêu dùng đến cuối năm 2020 đã đạt 78,7 tỷ USD, cao gấp 10 lần so với năm 2010. Điều này cho thấy nhu cầu tài chính cá nhân của người dân trong nước rất cao và Dutycast hiện đã sử dụng hình thức thanh toán BNPL trong các giao dịch với khách hàng toàn cầu.
- Vậy thách thức là gì, thưa bà?
Hiện tại, theo như khảo sát từ các sàn thương mại điện tử xuyên quốc gia, tỷ lệ bỏ vào giỏ hàng và không thanh toán được lên đến 70%. Điều đó có nghĩa là rất nhiều người gặp khó khăn về thanh toán như không có thẻ tín dụng, phương thức thanh toán không tương thích, gặp khó khăn và sai sót trong việc thanh toán và đôi khi họ không đủ tin tưởng và lòng tin để thanh toán cho giỏ hàng của mình. BNPL sẽ giúp khách hàng giải quyết được những vấn đề đó và đây chính là thách thức rất lớn của BNPL khi chinh phục thị trường thương mại điện tử xuyên quốc gia với tất cả khách hàng toàn cầu của mình.
Theo tôi thấy, 5 thách thức lớn nhất của thị trường TMĐT xuyên quốc gia chính là các vấn đề về thuế, hải quan, vận chuyển, an ninh mạng và tối ưu hoá sự hài lòng trong trải nghiệm của người dùng. Đây là những vấn đề phụ thuộc nhiều vào chính sách của từng quốc gia, liên tục thay đổi, đòi hỏi chúng tôi phải luôn ở vị trí của người tiên phong, cập nhật nhanh nhất để có thể phục vụ khách hàng của mình được tốt nhất.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.