Chứng khoán Everest liên tục có 'biến': Nhận 'án' phạt, Phó Tổng giám đốc từ chức
(VNF) - Không lâu sau khi bị UBCKNN xử phạt, Chứng khoán Everest nhận đơn xin thôi việc từ một lãnh đạo cấp cao.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo và đưa ra nhận định, nếu không có gì đột xuất thì Việt Nam hoàn toàn có thể kiểm soát CPI năm 2019 xoay quanh mức 3,5%.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo điều hành giá cho biết, mặt bằng giá cả thị trường trong 9 tháng đầu năm 2019 biến động theo hướng tăng tương đối cao vào tháng 2, giảm nhẹ trong tháng 3 và tháng 6 và tăng dần trở lại từ tháng 7 đến tháng 9.
Trong quý III/2019, CPI so với tháng trước đều tăng: Tháng 7 tăng 0,18%, tháng 8 tăng 0,28%, tháng 9 ước tăng từ 0,4% - 0,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng CPI trong quý này vẫn thấp hơn dự báo, từ đó tiếp tục tạo thêm dư địa cho việc điều hành lạm phát giá cả theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, CPI bình quân 9 tháng năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 tăng khoảng 2,52%.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Trưởng nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá cho biết, các nguyên nhân chủ yếu làm tăng CPI trong quý III/2019 là do một số mặt hàng tăng giá theo quy luật hàng năm. Đó là giá một số nhóm hàng tiêu dùng trong dịp nghỉ hè, dịp nghỉ lễ 2/9 và Trung thu. Thời tiết vào mùa nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt làm tăng giá điện, nước lũy tiến.
Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung cấp thịt lợn giảm làm cho giá thịt lợn tăng. Giá dịch vụ y tế điều chỉnh theo mức tăng thêm của lương cơ bản, giá một số vật liệu xây dựng (sắt, thép, xi măng) và giá nhân công xây dựng tăng do nhu cầu xây dựng và chi phí đầu vào tăng.
Ở chiều ngược lại cũng có các nguyên nhân chủ yếu làm giảm áp lực lên mặt bằng giá. Đó là giá lương thực giảm do nguồn cung trong nước dồi dào và nhu cầu nhập khẩu gạo trên thế giới giảm. Giá xăng dầu và giá gas trong nước có xu hướng giảm trong quý III/2019.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến trong tháng 10/2019 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với 2 phương án về giá dịch vụ BOT.
Phương án 1 được đưa ra là tăng giá trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 bởi theo hợp đồng đã ký, trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có 49 dự án phải tăng phí theo lộ trình (tăng từ 9 - 18%/3 năm). Bộ Giao thông Vận tải sẽ đàm phán với các nhà đầu tư và ngân hàng tài trợ để xem xét tăng phí trong giai đoạn này.
Riêng trong năm 2019 chỉ đàm phán tăng phí đối với các dự án có sự sụt giảm doanh thu lớn để hạn chế các hệ lụy xấu về các khoản vay. Dự kiến khoảng 10 dự án có doanh thu dưới 80% so với phương án tài chính ban đầu.
Phương án 2 là giữ nguyên mức giá như hiện tại, chỉ thực hiện việc tăng theo hợp đồng từ năm 2022. Theo phương án này, 49 dự án có lộ trình tăng giá trong giai đoạn từ 2018 đến 2021 sẽ bắt đầu tăng phí từ năm 2022. Tính toán cho thấy, sẽ có khoảng 9 dự án bị phá vỡ phương án tài chính không có khả năng thu hồi vốn. Khi đó, nhà nước phải bố trí khoảng 3.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho các dự án này đảm bảo tính khả thi của phương án tài chính dự án.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi tác động giảm nguồn cung nên từ tháng 6/2019, giá thịt lợn bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại và từ cuối tháng 8 đến nay giá thịt lợn đã tăng mạnh.
Hiện nay, lượng lợn thịt tại các hộ, cơ sở chăn nuôi không nhiều do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi cũng như tâm lý lo ngại chưa tái đàn ở nhiều vùng chăn nuôi. Trong khi đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra phức tạp nên Trung Quốc dừng nhập khẩu thịt lợn của Mỹ và đang có xu hướng chuyển qua thu mua lợn của Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo từ nay đến cuối năm, nguồn cung thịt lợn trong nước có thể thiếu hụt, diễn biến giá cả khó lường và có thể tăng mạnh vào dịp Tết cuối năm.
Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá thịt lợn trong thời gian tới vẫn trong tầm kiểm soát nhờ thịt lợn sẽ được thay thế bằng các sản phẩm gia cầm và thịt gia súc ăn cỏ. Bên cạnh đó, nguồn cung của các cơ sở chăn nuôi lớn chưa bị ảnh hưởng và đàn lợn nái vẫn được bảo vệ tốt...
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, với các kịch bản dự báo cho thấy CPI năm 2019 sẽ tăng thấp hơn năm 2018. Dự báo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, lạm phát cơ bản diễn biến ổn định trong quý IV, kết thúc năm 2019 sẽ trong khoảng từ 1,9% - 2%.
Nguyên nhân hiệu ứng cơ số do lạm phát cơ bản những tháng đầu năm 2018 ở mức thấp, cầu trong nền kinh tế vẫn được cải thiện với việc GDP năm 2018 tăng 7,08% và GDP 9 tháng ở mức cao. Bên cạnh đó, do tác động vòng 2 từ xu hướng tăng giá của các mặt hàng lương thực, thực phẩm, điều chỉnh giá điện, giá nhiên liệu thời gian qua.
Ban Chỉ đạo điều hành giá nhận định, với diễn biến CPI quý III/2019 tiếp tục tăng thấp hơn dự báo và để CPI bình quân cả năm trong giới hạn mục tiêu cho phép, trong ba tháng còn lại giả định nếu CPI tháng sau tăng cao hơn tháng trước với cùng một tỷ lệ thì CPI ước sẽ tăng đều 3,1%/tháng. Trường hợp này trong thực tế khó xảy ra bởi điều kiện giá cả những tháng cuối năm không có biến động quá bất thường.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, CPI bình quân 9 tháng đầu năm nay tăng 2,52% là thấp nhất trong 3 năm gần đây. Lưu ý những yếu tố tác động đến CPI quý IV, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ động điều hành sản xuất và phân phối các nguồn hàng trong điều kiện cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn như hiện nay; đồng thời có giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt, phối hợp với các chính sách vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát cơ bản ở mức từ 1,9 - 2%.
Trong điều kiện dư địa lạm phát đang thuận lợi cho việc tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý cần chủ động tính toán, lựa chọn mức độ và thời điểm phù hợp và kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá cho ý kiến chỉ đạo.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo niềm tin trong nhân dân; thực hiện công khai, minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng. Đối với mặt hàng thịt lợn, các ngành chức năng lưu ý việc gom hàng đưa sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có kịch bản chi tiết về sản xuất, dịch bệnh, đánh giá theo từng tháng cung cầu của mặt hàng và phối hợp với Bộ Công Thương đảm bảo nguồn cung hợp lý, tránh tăng đột xuất.
(VNF) - Không lâu sau khi bị UBCKNN xử phạt, Chứng khoán Everest nhận đơn xin thôi việc từ một lãnh đạo cấp cao.
(VNF) - Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (mã: VDS) mới công bố thông tin về việc phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng.
(VNF) - Tuần qua, khối ngoại bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với tổng giá trị lên tới 4.300 tỷ đồng. Dù vậy, VCI lại là điểm sáng hiếm hoi khi thu hút dòng tiền ngoại hơn 376 tỷ đồng.
(VNF) - Giao dịch của hai cá nhân này diễn ra ngay trong bối cảnh cổ phiếu MSH vừa có nhịp tăng mạnh và bật lên đỉnh lịch sử.
(VNF) - Cục Thuế cho biết, từ 24/3 đến 25/3 sẽ tổ chức hỗ trợ trực tuyến doanh nghiệp, người nộp thuế (NNT) quyết toán thuế trên Cổng Thông tin điện tử và ngày 27/3 livestream trên fanpage Cục Thuế
(VNF) - Kẻ gian đã giả danh cơ quan thuế, yêu cầu doanh nghiệp, người nộp thuế (NNT) đến cập nhật thông tin giảm thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế thu nhập cá nhân để lừa đảo, theo Đội thuế Quận Bình Thạnh.
(VNF) - Trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/2022 đến ngày 9/12/2022, bà Thảo và ông Tâm đã sử dụng 164 tài khoản để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu PDR giữa các tài khoản với nhau nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá.
(VNF) - Thị trường TPDN 2 tháng đầu năm ảm đạm khi nhóm ngân hàng chưa có nhu cầu huy động vốn còn các tổ chức phát hành thuộc nhóm phi tài chính lại đang thận trọng hơn sau khi Thông tư 76/2024 và Luật Chứng khoán sửa đổi (2024) có hiệu lực.
(VNF) - Với 78,44 triệu người dùng Internet và nền kinh tế số dự kiến đạt 49 tỷ USD vào năm 2025, Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của thị trường kiếm tiền trực tuyến (MMO). 20.000 người Việt đã kiếm được 1.500 tỷ đồng từ mạng xã hội, chứng minh tiềm năng to lớn của lĩnh vực này.
(VNF) - Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón nhận khoảng 1,5 tỷ USD từ các quỹ ETF toàn cầu nếu có thể nâng hạng vào tháng 9/2025.
(VNF) - Vừa mở cửa phiên giao dịch 21/3, cổ phiếu ORS đã bị bán tháo với khối lượng lên tới hàng chục triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã giúp mã này tạm thoát cảnh 'múa bên trăng'.
(VNF) - Nhiều giáo viên của trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An "bất ngờ" bị tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho thu nhập từ phụ cấp ưu đãi với số tiền bị trừ là 352 triệu đồng, trong tổng số 430 triệu nộp vào thuế TNCN
(VNF) - Công ty Xây dựng New Tech chủ dự án chung cư thương mại tại Quận 7, TP.HCM, dự kiến cơ cấu lại nợ quá hạn thông qua hình thức phát hành trái phiếu.
(VNF) - Cổ phiếu ORS nằm sàn, trong khi TPB "đỏ lửa". Với nhà "bank tím", Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 năm nay có lẽ không có niềm vui.
(VNF) - Trong cơ cấu doanh thu, kế hoạch cho mảng bất động sản có sự đột biến khi Becamex IJC đặt mục tiêu doanh thu mảng này tăng 207% lên 990 tỷ đồng.
(VNF) - Bộ Tài chính đã trình dự thảo Nghị quyết thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hoá, đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ.
(VNF) - Áp lực bán ròng không chỉ khiến vốn hóa FPT lao dốc mà còn tác động mạnh đến hiệu suất của các "cá mập". Mã này hiện chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong danh mục của nhiều quỹ đầu tư.
(VNF) - Bị bán mạnh, cổ phiếu TPB giảm mạnh nhất nhóm VN30, đồng thời cũng là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất tới thị trường chung.
(VNF) - Sáng 20/3/2025, Công ty cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (HNX: VFS) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ năm 2025, thông qua các nội dung quan trọng, nổi bật là kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lập kỷ lục lợi nhuận, quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phái sinh và việc tái khởi động kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ.
(VNF) - Sự xuất hiện của sàn giao dịch tiền số có thể mở ra kênh huy động vốn mới, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn đối với thị trường tài chính truyền thống.
(VNF) - Cổ phiếu ORS ghi nhận mức thanh khoản cao đột biến trong phiên sáng nay, khớp lệnh hơn 23 triệu đơn vị, cao gấp 2,8 lần mức trung bình 3 tháng.
(VNF) - Pha đảo chiều ngoạn mục trong ngày thị trường chung đỏ lửa đã giúp cổ phiếu VIC tiếp tục xác nhận xu hướng đi lên. Tăng 32% từ vùng đáy dài hạn, tỷ suất sinh lời của mã này thậm chí cao hơn cả việc nắm giữ vàng.
(VNF) - Bên cạnh việc nộp phạt, Telcom còn bị buộc hủy bỏ các thông tin đã công bố liên quan đến việc chào bán chứng khoán riêng lẻ.
(VNF) - Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang cho hay, mục tiêu của công ty là tập trung phát triển thị phần và xây dựng khách hàng. Đây là "chìa khoá" để DNSE kiếm lợi nhuận, cũng như mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông.
(VNF) - Hai con gái của Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn cùng lúc đăng ký bán ra tổng cộng 95 triệu cổ phiếu ngân hàng này, tương ứng với gần 4% vốn điều lệ.
(VNF) - Không lâu sau khi bị UBCKNN xử phạt, Chứng khoán Everest nhận đơn xin thôi việc từ một lãnh đạo cấp cao.
Hầm chui HC1 tại nút giao An Phú (TP Thủ Đức) đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến thông xe trước 30/4, kỳ vọng giảm ùn tắc tại cửa ngõ TP.HCM.