Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4, VietnamFinance có cuộc trao đổi với trung tá Nguyễn Cương Hoàng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp công nghệ cao (VHT) về con đường đến với những sáng chế của đơn vị này.
- Trong năm 2020, do ảnh hưởng Covid 19, hầu hết các doanh nghiệp, ngay cả các doanh nghiệp trong Tập đoàn Viettel cũng bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, VHT lại có tăng trưởng khá ấn tượng về doanh thu cũng như về lợi nhuận và những thành tích đặc biệt về đăng ký bảo hộ sáng chế… Bằng cách nào, VHT có được những "quả ngọt" này thưa ông?
- Trung tá Nguyễn Cương Hoàng: Một trong những điều quan trọng nhất đã giúp VHT ứng phó với "năm Covid 2020" là quá trình chuẩn bị rất lâu dài. VHT thành lập đến tháng 1/2021 là tròn 10 năm. Tức là chúng tôi đã có 10 năm chuẩn bị, để phát triển đến như hiện tại. Chuẩn bị phát triển về mặt con người, về mặt công nghệ, về cơ sở hạ tầng…
Toàn bộ những con người, những hạ tầng, những công nghệ như thế tạo nên nền tảng cho ngành nghiên cứu sản xuất, nghiên cứu phát triển của Viettel nói chung và VHT nói riêng.
Trong năm 2020 vừa qua, mặc dù khó khăn về đại dịch, chúng tôi cùng với sự quyết tâm, từ nội lực của mình thì chúng tôi đã vượt qua được, hoàn thành chỉ tiêu doanh thu 101%, đặc biệt đối với lĩnh vực sáng chế (sở hữu trí tuệ).
Sở hữu trí tuệ tức là cùng một cái linh kiện, nhưng đội ngũ kĩ sư đã dồn trí tuệ của họ vào để tạo ra một giá trị cạnh tranh tốt hơn của đối thủ, sản phẩm của mình có công nghệ cao hơn, có khả năng bán được giá thành tốt hơn. Những công nghệ cốt lõi như vậy được thể hiện bằng những sở hữu trí tuệ để đăng ký để cho đối thủ không copy được, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.
Dần dần, sau một khoảng thời gian thì người ta sẽ xem xét, chấp nhận. Đến hiện tại, VHT có 28 bằng sáng chế trong nước và có 4 bằng sáng chế được bảo hộ ở Mỹ. Hàng năm thì con số sở hữu trí tuệ của VHT dần dần sẽ tăng lên.
Sức mạnh của các đơn vị nghiên cứu thể hiện ở chính những cái sở hữu trí tuệ này. Ví dụ các tập đoàn hàng đầu thì người ta có hàng chục nghìn, còn mình sinh sau đẻ muộn nên con số này thể hiện năng lực nghiên cứu, sức mạnh nghiên cứu.
- Không nhiều doanh nghiệp trong nước thực sự quan tâm đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhưng VHT lại đặt vấn đề này từ rất sớm. Đây có phải là một trong những ưu tiên lớn nhất của VHT hay không? VHT đã gặp phải những khó khăn gì trong việc đăng ký cũng như là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã đạt được không?
Bất cứ một công ty nào, tổ chức nào muốn phát triển công nghệ riêng của mình, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về mặt công nghệ riêng thì bắt buộc phải chú ý ngay từ sớm về sở hữu trí tuệ. Nếu không thì một lúc nào đấy có thể mình ra sản phẩm thì đối thủ copy, có khi đối thủ còn lấy chính cái công nghệ đấy họ đăng ký sở hữu trí tuệ thì là mình còn mất cả công nghệ, mất lợi thế cạnh tranh.
Ngay từ đầu, lãnh đạo Viettel đã rất hiểu vấn đề này và xác định rõ quan điểm rằng một tổ chức muốn đứng được ở trên thị trường công nghệ cao thì bắt buộc phải có sở hữu trí tuệ. Chính những cái đấy là động lực cho Viettel và VHT đăng ký sở hữu trí tuệ.
Từ việc có nhận thức về sở hữu trí tuệ từ sớm, kèm theo đó, chúng tôi có những hình thức để khuyến khích cán bộ công nhân viên, các kĩ sư làm sao biến các công nghệ lõi thành các sở hữu trí tuệ để đăng ký ở trong nước và quốc tế. Anh em kĩ sư cũng rất là bận, nên để khuyến khích thì cần có rất nhiều hình thức khen thưởng.
Do đó, số lượng hàng năm của chúng tôi tăng cao hơn và dần dần Viettel là đơn vị có số lượng sáng chế đăng ký nhiều nhất ở trong nước. Pháp nhân ở nước ngoài thì không nói nhưng ở trong nước thì Viettel có khi là đơn vị duy nhất có sở hữu trí tuệ được đăng ký tại Mỹ.
Đó là những động lực, những khích lệ cho Viettel cũng như cho anh em kĩ sư tích cực hơn. Tất nhiên, trong quá trình đăng ký cũng có rất nhiều vấn đề.
Ví dụ như đăng ký ở nước ngoài, nhiều lúc mình làm những cái đầu tiên, mình cũng chưa hiểu hết những thông lệ, chưa biết viết như thế nào cho đúng, viết như nào để tránh các xung đột với các sở hữu trí tuệ khác hiện có.
Lúc này, mình phải hợp tác với các công ty luật để có thể đưa ra ngoài được. Còn trong nước thì cũng có nhiều công ty có nhận thức về sở hữu trí tuệ nên cũng đăng ký lên cục sở hữu trí tuệ rất là nhiều, việc xét duyệt cũng mất nhiều thời gian cho nên VHT cũng cần phải hợp tác với bên cục để làm rõ hơn, để giải thích, để thúc đẩy quá trình xét duyệt.
Tất nhiên những cái đấy chỉ là những cái phụ thôi, còn cái chính vẫn phải là những động lực tự thân của Viettel, của anh em kĩ sư. Mình có tri thức đấy rồi nhưng mình phải đưa tri thức đấy ra thành những bản quyền, sở hữu trí tuệ.
- Thị trường Mỹ là nơi các điều kiện để xét duyệt sở hữu trí tuệ tương đối khó khăn và nghiêm ngặt, VHT đã làm thế nào để có thể đạt được 4 bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ?
Thật ra, khó khăn ban đâu là do mình chưa hiểu được quy trình, chưa hiểu cách thức làm thì nó chỉ khó khăn một hai cái đầu. Cái đầu thì rất là khó, nên năm ngoái Viettel được thì rất là mừng.
Tại vì là lần đầu tiên mình làm, mình cũng chưa hiểu về quy trình, quy định nên có rất nhiều vướng mắc, mình cùng với các công ty luật phải cùng ngồi, cùng giải thích, làm rõ các cái điểm mà người ta phản biện về thì cái đầu thì rất là khó, nhưng mà sau thì chúng tôi cũng nhận ra cuối cùng rằng nội lực của mình là cái quyết định.
Cả quá trình tích lũy của mình 10 năm rồi, bây giờ VHT có những sản phẩm "đẳng cấp thế giới" ở trong nhiều lĩnh vực như là trong lĩnh vực quân sự, các máy thông tin, các thiết bị rada, các mô phỏng... hoàn toàn có thể cạnh tranh với các tập đoàn hàng đầu thế giới. Mình đã cạnh tranh được về mặt công nghệ thì chắc chắn trong đấy có rất nhiều công nghệ lõi, các thuật toán mà mình hoàn toàn có thể mang ra đăng ký sở hữu trí tuệ được.
Với tôi, khó khăn về mặt thủ tục nó chỉ là khó khăn bước đầu thôi, còn cuối cùng nếu mình có nội lực, có tri thức, có các công nghệ lõi thì vấn đề chỉ là chính sách để thúc đẩy, khuyến khích để mình đưa ra các đăng kí hàng năm.
- Vì sao VHT chỉ làm đăng ký sở hữu trí tuệ ở Mỹ mà không làm ở châu Âu hay các nước khác thưa ông?
Chúng tôi nhắm đến các thị trường mà mình sẽ kinh doanh. Chẳng hạn khi kinh doanh ở thị trường nào thì ẽ bắt đầu đăng kí bảo hộ ở thị trường đấy.
Hiện tại, cột mốc đầu tiên cần chinh phục là Mỹ, nếu đã được ở Mỹ rồi thì ở các thị trường khác sẽ đơn giản hơn nhiều vì ở Mỹ là thị trường khó nhất rồi.
- Việc được cấp quyền sở hữu trí tuệ mới chỉ là một mặt của vấn đề, nhưng việc bảo vệ quyền đấy như thế nào thì lại là chuyện khác, nhất là tại Việt Nam, khi mà tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ còn tương đối phố biến. Vậy theo ông, các quyền sở hữu trí tuệ đã được cấp thì việc bảo vệ có khó khăn gì không?
Hiện tại thì VHT và Viettel chưa gặp phải vấn đề xung đột quyền sở hữu trí tuệ trong nước. Nguyên nhân thứ nhất là vì các mặt hàng của chúng tôi đều tương đối đặc thù. Thứ hai là những sản phẩm của chúng tôi hiện tại ở thị trường trong nước có thể nói là chưa có đối thủ.
Chúng tôi chuẩn bị như hiện tại là để ra nước ngoài. Các bằng sáng chế chính là hành trang để sau này cạnh tranh thì có "vũ khí" để bảo vệ mình. Còn trong nước thì chúng tôi chưa gặp vấn đề trên.
- Trong năm 2021 này, VHT có định hướng phát triển như thế nào thưa ông?
Đối với mảng sản phẩm về mạng lưới, VHT sẽ tiếp bám theo sự phát triển của mạng viễn thông và IOT. Với 4G thì chúng tôi bắt đầu hơi chậm, 2014 chúng tôi bắt đầu đã là giữa vòng đời nên là chúng tôi phát triển hơi chậm. Còn đố với 5G thì chúng tôi có thể nói là đi đồng hành cùng thế giới.
Theo mục tiêu, đến tháng 6/2021, chúng tôi sẽ thương mại hóa thiết bị 5G đầu tiên và tiếp theo là toàn bộ mạng lưới 5G đầy đủ. Ví dụ như các thiết bị Macro, mạng lõi 5G… mục tiêu là tiến tới sẽ trang bị 100% cho mạng 5G của Viettel và các đối tác khác trong nước.
Đối với các thiết bị phục vụ cho chuyển đổi số, năm nay chúng tôi đẩy mạnh vào dòng sản phẩm phục vụ an ninh, an toàn, sức khỏe. Đẩy mạnh vào phát triển những thiết bị như camera thông minh, đưa các giải pháp về hộ gia đình thông minh cho giám sát an ninh cho các hộ gia đình, cho các toàn nhà, cho các thanh phố thông minh.
Bên cạnh đó, VHT cũng sẽ đẩy mạnh phát triển các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khỏe từ xa, các thiết bị y tế phục vụ chiến lược dài hạn là mỗi người dân và mỗi gia đình có một trợ lý ảo thông minh.
Ngoài ra, năm nay chúng tôi sẽ ra mắt 2 sản phẩm về IC đầu tiên có thể thương mại hóa của Việt Nam, trực tiếp làm cho công nghệ hiện đại nhất là công nghệ 5G, các sản phẩm cao tần và xử lý số tốc độ cao.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.