Phục hồi doanh số bằng mọi giá: Đẩy bancassurance vào khủng hoảng mới

Xuân Thạch - 04/09/2024 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Kỳ vọng bancassurance sẽ tăng trưởng trở lại nhưng trước thực trạng nhiều bất cập tại kênh này đang tiếp diễn, các chuyên gia cho rằng, cần phải có cách làm bài bản và kiên trì để không thêm một lần đẩy bancassurance vào khủng hoảng

Bất cập của bancassurance vẫn còn tiếp diễn

Theo anh Hoàng Đức Huy (32 tuổi) ở Tây Hồ, Hà Nội, vợ chồng anh mới mua căn chung cư bên Ecopark và có vay ngân hàng 600 triệu đồng. Khi làm hợp đồng vay vốn, anh được nhân viên ngân hàng gợi ý tham gia gói bảo hiểm để được chính sách lãi vay tốt.

“Nhân viên chỉ gợi ý, chứ không có tình trạng “ép” phải mua bảo hiểm thì mới được giải ngân khoản vay”, anh Hùng nói thêm.

Nhân viên một NHTM tại Hà Nội cho biết, sau khi Luật tổ chức tín dụng 2024 được áp dụng từ 1/7/2024, hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng cũng được siết chặt. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tình trạng “bán bia, kèm lạc” tại một số ngân hàng vẫn tiếp diễn. Cụ thể, thay vì người đứng tên khoản vay là vợ hoặc chồng tham gia bảo hiểm, thì nay được “bán kèm” cho người nhà như bố mẹ, anh chị em ruột.

“Người đứng trên hợp đồng vay vốn thì tuyệt đối không đứng tên hợp đồng bảo hiểm, kể cả một số hợp đồng vừa rồi đã tham gia nhưng sẽ huỷ, hướng đến phương án mua cho người nhà”, vị nhân viên này khẳng định.

Bất cập tại kênh Bancassurance được cho là vẫn có dấu hiệu tiếp diễn

Chị L.M.Hà (29 tuổi), tư vấn viên một công ty bảo hiểm tại Ngân hàng TMCP cũng thừa nhận rằng, dưới áp lực của chỉ tiêu doanh số bảo hiểm, vẫn có tình trạng một số khoản vay được nhân viên ngân hàng gợi ý tham gia bảo hiểm cho người nhà. Tuy nhiên theo chị Hà, việc này cũng là do thoả thuận giữa người vay và nhân viên ngân hàng.

Ông Trần Nguyên Đán, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội Luật gia Việt Nam cho biết, trong nửa đầu năm 2024, vẫn có những phản hồi về các trường hợp để giải ngân khoản vay, cần tham gia gói bảo hiểm. Nguyên nhân của hiện tượng này là các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư được công ty bảo hiểm chi hoa hồng rất cao, có hãng bảo hiểm trả đến hơn 100% cho phía đối tác, chính vì vậy mà vì lợi ích, các ngân hàng bán “bất chấp”.

“Theo Luật TCTD 2024 là không được gắn kèm, nhưng ngân hàng vẫn là bên “mạnh thế”, và thế mạnh của họ là nguồn tiền, nên đâu đó vẫn ở cửa trên”, ông Đán quan ngại.

Đồng thời, theo ông Đán, chính các ngân hàng cũng đang áp lực, phải hướng đến giải pháp trước mắt là phục hồi doanh thu, để đáp ứng được những giao kèo đã ký trước đó với các nhà bảo hiểm. Các ngân hàng đã nhận chi phí trả trước của DNBH, bây giờ không đạt thì NH phải trả lại cho DNBH.

“Lúc bấy giờ nhân viên NH lại có cách mới, họ yêu cầu người nhà mua, chứ không phải người đứng hợp đồng vay. Đây là “lách luật””, ông Đán khẳng định với VietnamFinance.

Áp lực phục hồi doanh số khiến một số nhà băng vẫn bán "bất chấp"

Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Thanh Hà nêu, sau khi Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính ra chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động này, gần đây có tình trạng nhiều khách hàng lại phản ánh bị nhân viên ngân hàng mời chào mua bảo hiểm thì mới được vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Cụ thể, trường hợp khách không mua bảo hiểm đi kèm, lãi suất của khoản vay sẽ cao hơn 1-2%/năm so với việc đồng ý mua bảo hiểm.

“Mức hoa hồng chiết khấu cao và trong khi chỉ tiêu giao cho nhân viên ngân hàng có phần doanh số đến từ bảo hiểm, khiến cho vẫn tồn tại việc “ép” mua bảo hiểm”, Luật sư Hà nói thêm.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng, dù nhà nước đã ban hành Luật mới, kèm theo các thông tư và nghị định hướng dẫn, nhưng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn chưa sát sao, các chế tài xử phạt chưa đủ sức nặng, dẫn đến việc các ngân hàng đâu đó vẫn còn tình trạng “ép” khách hàng vay tham gia bảo hiểm. Các chuyên gia quan ngại rằng, nếu không có cách làm khác, và sự tuân thủ của các TCTD, rất có thể khủng hoảng bancassuarance sẽ lại tiếp tục xảy ra trong tương lai.

Không thể phục hồi doanh số bằng mọi giá

Trao đổi với VietnamFinancne, TS Lê Bá Chí Nhân cho rằng, không nên phục hồi bancassurance bằng mọi giá, cần phải có lộ trình và thời gian rõ ràng, hiện người tiêu dùng đã quá mất niềm tin vào kênh này, ảnh hưởng chung đến cả ngành bảo hiểm. Việc phục hồi phải hướng đến bền vững, có đường dài, không nên vì mục tiêu trước mắt mà để xảy ra tình trạng “bổn cũ soạn lại”.

Đầu tiên, Luật đã có, đã quy định đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước(NHNN) phải có những thông tư, nghị định hướng dẫn chi tiết, cụ thể để các tổ chức tín dụng triển khai. Song song với đó, cần phải thanh tra, giám sát chặt chẽ, ví dụ ngân hàng làm sai, theo Luật phạt ngân hàng nhưng người dân đã tham gia rồi, vậy trách nhiệm của ngân hàng tiếp theo ra sao, cần phải làm rõ vấn đề này.

Thứ hai, cần có chế tài xử phạt chặt chẽ, tăng nặng hơn, ngoài việc phạt tiền. Ông Nhân nêu, theo Luật quy định doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị phạt 80-100 triệu đồng nếu cung cấp không đúng các thông tin cho khách hàng. Luật đã quy định thì phải tuân thủ, nhưng cần phải có thêm cơ chế tăng nặng nếu vi phạm lần 2,3.

“Ví dụ, lần một phạt tiền, lần 2 phạt tiền, nhưng nếu lần 3 tái phạm và trong thời gian 1 năm, có thể đưa ra chế tài rút giấy phép bán bảo hiểm của tổ chức đó. Chế tài phải đủ sức răn đe”, ông Nhân nhấn mạnh.

Đồng thời, cần ràng buộc tỷ lệ duy trì hợp đồng (K2) và coi đây là một trong các tiêu chuẩn của việc hợp tác khai thác bảo hiểm qua kênh ngân hàng.

Ông Lê Bá Chí Nhân cũng nêu thêm quan điểm, bancassurance phải đúng bản chất là kênh đa dạng hoá việc phân phối sản phẩm bảo hiểm, khách hàng có thêm nhiều lựa chọn cho mình, chứ không nên là kênh gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng một cách “bất chấp”.

Bancassurance "đúng" sẽ mang lại lợi ích cho cả 4 bên: người dân, ngân hàng, DNBH, và nhà nước

Theo PGS TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, đây là kênh rất phát triển trên thế giới, nhưng về VN thì lại “biến tướng” trở thành một kênh bắt buộc, tạo ra sự méo mó, và gây nên cái nhìn nhận rất tiêu cực, đặc biệt là người đi vay.

Để kênh bancassurace phát triển được bền vững, các ngân hàng và DNBH phải đi theo hướng khác, bán những thứ khách hàng cần, chứ không phải như trước kia là bán những thứ mình có và “ép” khách hàng phải mua.

Đầu tiên, cần phải đưa ra được các sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng của ngân hàng, ví dụ nhu cầu của những khách hàng vay tiền thường chỉ gắn với bảo hiểm trong thời gian ngắn, từ 3-5 năm, có thể đóng tiền 1 năm nhưng quyền lợi bảo vệ trong 3 năm, và quyền lợi của sản phẩm có thể hướng đến như tử vong, bệnh hiểm nghèo…Hiện có một vài doanh nghiệp bảo hiểm đã triển khai sản phẩm này khoảng gần một năm nay.

Đồng thời, cần phải có chương trình khuyến mại, giảm phí bảo hiểm trong những năm đầu, để khách hàng có thể dùng thử sản phẩm và tạo tính lan toả cho kênh bacassurance này, không tăng trưởng doanh thu bằng mọi giá.

Thứ hai, trách nhiệm của nhân viên tư vấn bảo hiểm, ví dụ như sự việc SCB, nhân viên của NH tư vấn bán bảo hiểm như sổ tiết kiệm, đánh tráo khái niệm, khách hàng tin tưởng vào nhân viên mà tham gia. Nhưng sự việc xảy ra như vậy thì trách nhiệm như thế nào, chưa thấy có bất cứ ai phải chịu trách nhiệm, cần phải làm rõ trách nhiệm cho ai và đền bù như thế nào, nếu xảy ra vi phạm.

“Để tránh xảy ra tranh chấp và đùn đẩy trách nhiệm sau này, cần phải ghi âm rõ ràng tất cả các nội dung tư vấn, đặc biệt là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bởi giá trị hợp đồng rất lớn”, ông Huân nói thêm.

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân cho biết thêm, bancassurance là một kênh rất tốt, phát triển trên thế giới, tạo ra được doanh thu và lợi nhuận tốt cho các định chế tài chính, cũng như lợi ích cho các khách hàng, cơ hội khách hàng được tiếp cận được nhiều sản phẩm, có nhiều lựa chọn. Nếu như các tổ chức tín dụng triển khai “đúng”, và cung cấp nhưng sản phẩm mà khách hàng cần, thì chắc chắn về lâu về dài, khách hàng sẽ không quay lưng với bảo hiểm.

“Triển khai chuẩn mực kênh này, thì lợi ích sẽ là của 4 bên: người dân, ngân hàng, DNBH, và nhà nước, cụ thể phía nhà nước là bảo đảm vấn đề an sinh xã hội, an ninh tài chính trong tương lai”, PGS.TS Huân nhấn mạnh.

Bancassurance: 'Xóa bài làm lại', muốn phục hồi phải làm đúng

Bancassurance: 'Xóa bài làm lại', muốn phục hồi phải làm đúng

Tài chính tiêu dùng
(VNF) - Đợt khủng hoảng bancassurance năm 2023 khiến cho các “ông lớn” bảo hiểm và ngân hàng không chỉ mất nghìn tỷ doanh thu và còn ảnh hưởng niềm tin dài hạn. Hàng loạt chính sách mới được áp dụng để giúp bancassurance phục hồi. Tuy nhiên, quá trình này sẽ mất nhiều thời gian và trước hết cần phải làm đúng
Cùng chuyên mục
Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu

Lần theo bước chân  khối ngoại trên TTCK Việt Nam

Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam

(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

CEO Nvidia: Thà 'tra tấn nhân viên để họ trở nên vĩ đại' còn hơn sa thải

(VNF) - CEO "gã khổng lồ" ngành chip Nvidia, ông Jensen Huang, mới đây đã bày tỏ quan điểm về việc đào tạo nhân viên. Theo đó, vị tỷ phú này lựa chọn đẩy những nhân viên của mình tới giới hạn cuối cùng để thấy họ bứt phá, thay vì lựa chọn sa thải.

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

An Phát Holdings: Đằng sau sự rút lui Chủ tịch Phạm Ánh Dương

(VNF) - Cùng với việc Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings cũng thông báo hạ chỉ tiêu kinh doanh năm nay. Sắp tới, Tập đoàn sẽ thay đổi ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu APH đã có phản ứng "dữ dội".

HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG

HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG

(VNF) - Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam” từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động tài trợ thương mại, hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chân dung Selena Gomez, nữ ca sĩ vừa thành tỷ phú ở tuổi 32

Chân dung Selena Gomez, nữ ca sĩ vừa thành tỷ phú ở tuổi 32

(VNF) - Sau Taylor Swift, Selena Gomez là nữ ca sĩ tiếp theo chính thức gia nhập hàng ngũ tỷ phú với giá trị tài sản ròng đạt 1,3 tỷ USD theo Bloomberg Billionaires Index.