Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sáng 25/12, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. HCM đã tuyên án vụ "Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng (NH) Xây dựng Việt Nam (VNCB) do có kháng cáo của ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 17 đồng phạm.
Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã bác toàn bộ kháng cáo của 13 bị cáo, bác kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao tại TP. HCM; chấp nhận kháng cáo của 2 bị cáo Lê Đài và Trần Hiệp, sửa án sơ thẩm đối với 2 bị cáo này; chấp nhận kháng cáo của BIDV.
Hội đồng xét xử quyết định giữ y án 20 năm tù đối với ông Phạm Công Danh, tổng hợp với bản án trước đó là 30 năm, hình phạt chung là 30 năm tù. Bị cáo Phan Thành Mai (cựu Tổng giám đốc VNCB) y án 10 năm tù, tổng hợp với bản án trước 22 năm, hình phạt chung là 30 năm tù....
Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tuyên buộc ông Danh bồi thường cho ngân hàng CB hơn 200 tỷ đồng liên quan hành vi cố ý làm trái, dùng tiền gửi của ngân hàng bảo lãnh vay cho các công ty của Danh vay tại Sacombank; bồi thường 502 tỷ đồng liên quan hành vi cố ý làm trái dùng tiền gửi của ngân hàng bảo lãnh cho các công ty vay tiền tại TPBank; bồi thường 41 tỷ đồng liên quan tới việc dùng tiền của ngân hàng bảo lãnh cho các khoản vay tại BIDV.
Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm cũng bác kháng cáo của CB và kiến nghị của Viện kiểm sát liên quan khoản tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ. Cụ thể, phía CB cho rằng ông Danh đã trực tiếp điều hành, sử dụng nên phải tự chịu trách nhiệm về việc mất vốn. Từ đó, CB không đồng ý việc trả lại số tiền này như cấp sơ thẩm đã tuyên trước đó.
Viện kiểm sát cũng cho rằng 4.500 tỷ đồng được Phạm Công Danh dùng tên một số cá nhân chuyển về VNCB nhằm tăng vốn điều lệ cho VNCB nhưng nguồn gốc số tiền này là từ hành vi sai phạm. Số tiền này không phải là đối tượng giải quyết của vụ án và không phải vật chứng của vụ án như án sơ thẩm nhận định nên không có cơ sở thu hồi hay trả lại cho Phạm Công Danh.
Tuy nhiên, cấp phúc thẩm cho rằng ông Phạm Công Danh đã nộp 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho CB, không có cơ sở chứng minh ông này chi tiêu cá nhân số tiền này nên phải trả lại để khắc phục hậu quả. Hội đồng xét xử xác định đây là tài sản của Phạm Công Danh nên buộc CB phải trả lại cho Phạm công Danh.
Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của BIDV, sửa một phần bản án. Theo Hội đồng xét xử, ông Phạm Công Danh sử dụng 1.633 tỷ đồng từ hành vi phạm tội trong vụ án để tất toán các khoản nợ 1.176 tỷ đồng tại BIDV chi nhánh Sở giao dịch 2 và gần 458 tỷ đồng tại BIDV chi nhánh Hải Vân. Giao dịch này được cho là đúng quy định của pháp luật, những khoản tiền này đã hòa vào dòng tiền chung của BIDV.
Theo tòa phúc thẩm, việc Sacombank, TPBank và BIDV thu hồi hơn 8.166 tỷ đồng tiền nợ của VNCB là phù hợp với quy định của pháp luật. "Số tiền vật chứng cần thu hồi trả cho CB phải là tiền Danh đã sử dụng, chứ không phải tiền 3 ngân hàng thu hồi nợ. Do đó, không có căn cứ buộc các ngân hàng phải hoàn trả", bản án phúc thẩm nêu.
Trước đó, tại phiên sơ thẩm, Hội đồng xét xử tuyên buộc thu hồi hàng ngàn tỷ đồng từ nhiều nguồn khác nhau được xác định là tang vật vụ án gồm hơn 1.633 tỷ đồng của BIDV, hơn 200 tỷ đồng của Sacombank, 3,1 tỷ đồng của TPBank, hơn 194 tỷ đồng của ông Trần Quí Thanh, 600 tỷ đồng của bà Hứa Thị Phấn…. Tuy nhiên, sau đó BIDV đã có kháng cáo đối với bản án này.
Ngoài ra, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã bác kháng cáo của ông Trần Quý Thanh (tập đoàn Tân Hiệp Phát), giữ nguyên án sơ thẩm buộc thu hồi 194 tỷ đồng từ ông này để khắc phục hậu quả cho ngân hàng CB. Riêng kháng cáo của phía bà Hứa Thị Phấn không đúng quy định nên không được xem xét.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.