Ngân hàng rao bán khoản nợ xấu hơn 360 tỷ của 2 doanh nghiệp thép
(VNF) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa rao bán khoản nợ xấu hơn 360 tỷ đồng của 2 doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép.
Phát biểu tại sự kiện “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò hệ thống ngân hàng trong trung tâm tài chính”, ThS. Lưu Ánh Nguyệt - Phó Trưởng Ban Phát triển Thị trường Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách Kinh tế - Tài chính, Bộ Tài chính nhấn mạnh: “Trung tâm tài chính quốc tế là thành phố/khu vực có vai trò then chốt trong cung cấp dịch vụ tài chính quốc tế (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…). Trung tâm tài chính quốc tế hoạt động dựa trên nền tảng pháp lý minh bạch, hạ tầng phát triển, môi trường chính trị ổn định”.
Theo bà Nguyệt, trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là động lực cho nền kinh tế, mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của một quốc gia. Với khả năng kết nối dòng vốn trong và ngoài nước, trung tâm tài chính đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư, tạo đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Sự hiện diện của một trung tâm tài chính năng động còn nâng tầm năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới.
Ông Richard D. McClellan - Chuyên gia kinh tế, cố vấn độc lập chuyên về chính sách kinh tế, phát triển khu vực tài chính và chiến lược đầu tư, nhận định: “Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong 40 năm đổi mới, chủ yếu nhờ vào các hiệp định thương mại tự do và sự tăng trưởng kinh tế ổn định.
Tuy nhiên, mô hình kinh tế hiện tại, tập trung vào xuất khẩu và chế biến chế tạo, không còn đủ để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế cao hơn, Việt Nam cần đẩy mạnh đổi mới khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư vào công nghệ và nguồn nhân lực, cũng như thực hiện các cải cách quan trọng để đa dạng hóa nền kinh tế và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn”.
Theo ông Richard D. McClellan, việc chậm trễ trong việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế sẽ khiến Việt Nam đánh mất cơ hội quý giá. Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong khu vực như Jakarta, Kuala Lumpur và Bangkok, cùng với nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, đòi hỏi Việt Nam phải hành động nhanh chóng. Các tiêu chuẩn toàn cầu ngày càng khắt khe từ FATF/OECD, cùng với thời gian cần thiết cho quá trình cải cách cho thấy sự cấp bách và cần thiết triển khai ngay lập tức.
“Việc chậm trễ xây dựng trung tâm tài chính quốc tế không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư trong tương lai mà còn đe dọa nền tảng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Đại diện BIDV nhấn mạnh, việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế mang đến nhiều cơ hội bứt phá cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trước hết, đây là cơ hội để thu hút dòng vốn quốc tế và tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp hơn, giúp ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng và đầu tư. Đồng thời, các ngân hàng thương mại có thể mở rộng thị trường hoạt động, tham gia sâu vào chuỗi giá trị tài chính toàn cầu và từng bước nâng cấp hệ sinh thái dịch vụ, tiệm cận với các trung tâm tài chính lớn như Singapore hay Hong Kong.
Ngoài ra, việc chuẩn hóa hoạt động theo thông lệ quốc tế trong một môi trường tài chính minh bạch và chuyên nghiệp sẽ giúp ngân hàng nâng cao uy tín, cải thiện xếp hạng tín nhiệm và tăng khả năng huy động vốn trên thị trường quốc tế. Trung tâm tài chính còn là nền tảng thúc đẩy các ngân hàng thương mại tăng tốc chuyển đổi số và định hình mô hình ngân hàng số hiện đại, từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng và năng lực cạnh tranh trong kỷ nguyên số.
Lộ trình phát triển trung tâm tài chính quốc tế của Việt Nam được chia thành ba giai đoạn rõ ràng: giai đoạn 1 (2025 - 2030) tập trung vào thiết lập quản trị thí điểm và các biện pháp khuyến khích; giai đoạn 2 (2030-2035) nâng cấp khung pháp lý và mở rộng quy mô công nghệ tài chính; và giai đoạn 3 (sau năm 2035) hội nhập toàn cầu, phát triển tòa án trung tâm tài chính quốc tế và dẫn đầu trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số.
Tuy nhiên, theo ông Richard D. McClellan, việc Việt Nam nằm trong danh sách xám của Lực lượng Đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) là một thách thức lớn. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp phòng chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT) để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Giải quyết triệt để vấn đề này là yếu tố then chốt để đảm bảo sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế và sự thành công của trung tâm tài chính quốc tế.
“Việc tuân thủ các tiêu chuẩn của FATF là yếu tố sống còn cho sự thành công của một trung tâm tài chính quốc tế. Sự nghi ngại từ các ngân hàng và quỹ đầu tư toàn cầu, thể hiện qua việc hạn chế tham gia hoặc yêu cầu thẩm định kỹ lưỡng, có thể cản trở dòng vốn đầu tư vào trung tâm tài chính quốc tế. Nhận thức về sự lỏng lẻo trong quy định và giám sát sẽ làm suy yếu lòng tin vào các mô hình thử nghiệm của trung tâm tài chính quốc tế, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hiệu quả hoạt động”, ông nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này khuyến nghị, NHNN cần đóng vai trò dẫn dắt trong việc thiết lập lộ trình tuân thủ các khuyến nghị của FATF, đảm bảo rằng các quy định về sandbox phù hợp với các tiêu chuẩn chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT) ngay từ giai đoạn đầu. Việc NHNN chủ động truyền đạt rõ ràng tiến trình tuân thủ đến thị trường quốc tế là rất quan trọng để xây dựng lòng tin và thu hút đầu tư.
“NHNN cần thiết kế các cơ chế di chuyển vốn minh bạch và an toàn, có thể triển khai theo từng giai đoạn, đồng thời đảm bảo giám sát chặt chẽ các hoạt động AML/CFT để tránh rủi ro bị đưa vào danh sách xám của FATF. Việc xây dựng khung pháp lý cho tài chính kỹ thuật số, bao gồm cả các quy định về sandbox cho công nghệ tài chính, tài sản mã hóa và tiền điện tử, cũng như áp dụng các tiêu chuẩn thận trọng phù hợp với Basel III, là cần thiết để tạo môi trường hoạt động an toàn và hiệu quả cho trung tâm tài chính”, ông nói.
Trong khi đó, đại diện BIDV cũng cho rằng, quá trình hình thành trung tâm tài chính sẽ đặt ra nhiều thách thức lớn đối với các ngân hàng Việt Nam. Trước hết là áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với các định chế tài chính quốc tế vốn có tiềm lực mạnh và mạng lưới toàn cầu rộng khắp. Cùng với đó, khoảng trống về hạ tầng dữ liệu, công nghệ và khả năng tích hợp số khiến nhiều ngân hàng nội địa khó bắt kịp xu hướng hiện đại hóa, số hóa toàn diện.
Nguy cơ “quốc tế hóa áp lực” nhưng chưa đủ “quốc tế hóa năng lực” cũng đang hiện hữu, khi ngân hàng Việt phải vận hành trong môi trường quốc tế với các tiêu chuẩn khắt khe mà năng lực nội tại chưa thực sự tương xứng, đại diện BIDV nói.
Để thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đại diện BIDV khuyến nghị Quốc hội và Chính phủ cần sớm ban hành nghị quyết chuyên đề với định hướng dài hạn và cơ chế đặc thù. Đồng thời, cần học hỏi kinh nghiệm quốc tế (như mô hình GIFT City - Ấn Độ), tham vấn rộng rãi ý kiến chuyên gia, và triển khai các dịch vụ phù hợp, tận dụng lợi thế nhân lực, hạ tầng chi phí thấp cùng tầm nhìn phát triển trung - dài hạn.
Trong khi đó, NHNN cần xây dựng không gian pháp lý thử nghiệm (sandbox) cho ngân hàng số, tài sản số, tài chính xanh, thanh toán quốc tế; đồng thời áp dụng cơ chế thí điểm linh hoạt và đối thoại chính sách định kỳ.
Đối với các ngân hàng thương mại, để bứt phá, các ngân hàng cần chủ động hội nhập, nâng cao năng lực, cung cấp dịch vụ tài chính cạnh tranh cho trung tâm tài chính quốc tế, tận dụng lợi thế chi phí thấp. Đồng thời, mở rộng hợp tác quốc tế, kết nối mạng lưới toàn cầu và tham gia kiến tạo thể chế, dẫn dắt thử nghiệm các mô hình tài chính mới, đại diện BIDV nhấn mạnh.
(VNF) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa rao bán khoản nợ xấu hơn 360 tỷ đồng của 2 doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép.
(VNF) - Ngày 22/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HoSE: SHB) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 với nhiều nội dung quan trọng.
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng, thị trường ngoại hối và tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn, thay vì chịu áp lực bật tăng nhanh và mạnh như thời gian gần đây
(VNF) - Ngân hàng Quân đội (MB) và Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã đồng loạt hé lộ kế hoạch muốn thoái vốn khỏi các công ty tài chính do mình sở hữu, lần lượt là Mcredit và TNEX Finance.
(VNF) - Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa ra mắt thẻ tín dụng VIB Business Card, một giải pháp tài chính được thiết kế dành cho doanh nghiệp Việt Nam. Với hai lựa chọn ưu đãi vượt trội – miễn phí thường niên trọn đời kèm thời gian miễn lãi đến 57 ngày hoặc hoàn tiền không giới hạn cho mọi chi tiêu.
(VNF) - Theo kế hoạch tăng trưởng tài sản năm nay, Techcombank và VPBank dự kiến là những ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam cán mốc tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng.
(VNF) - Giá USD tại các ngân hàng hôm nay (14/4) đảo chiều đi lên sau 2 phiên lao dốc vào cuối tuần trước, lấy lại mốc 26.000 đồng/USD. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm lại được điều chỉnh giảm mạnh.
(VNF) - Xuất khẩu là động lực quan trọng của kinh tế Việt Nam, nhưng giá trị thực tế của nó phụ thuộc vào khả năng tạo giá trị gia tăng nội địa và nguồn thu ngân sách từ thuế. Để khu vực FDI thực sự trở thành động lực bền vững, Việt Nam cần thúc đẩy nội địa hóa, điều chỉnh chính sách thuế, và đầu tư vào các ngành giá trị cao.
(VNF) - Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ, và tính bền vững không còn là một lựa chọn mà đã trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển. Hòa cùng xu hướng đó, Eximbank đang từng bước xây dựng “ngân hàng xanh” – một mô hình hoạt động hiện đại, số hóa, hướng đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
(VNF) - Tiền gửi khách hàng tại ngân hàng đến cuối tháng 12/2024 lập kỷ lục mới. Trong khi đó, lãi vay hiện vẫn cao, các ưu đãi còn khó tiếp cận, một số doanh nghiệp phản ánh đang phải chịu lãi suất tới 11%/năm. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, các ngân hàng yếu kém từng bị kiểm soát đặc biệt và mua lại với giá 0 đồng nhưng sau một thời gian vẫn không thể phục hồi, càng hoạt động càng thua lỗ. Cần để chính thị trường quyết định số phận các ngân hàng không còn hiệu quả.
(VNF) - Nhiều ngân hàng đã hé lộ kết quả kinh doanh quý đầu năm khởi sắc với lợi nhuận tới cả nghìn tỷ đồng. Bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng trong quý đầu năm cho thấy nhiều tín hiệu tích cực, nhất là tín dụng.
(VNF) - Tính đến cuối quý I/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. HCM đạt 3,99 triệu tỷ đồng, tăng 1,39% so với cuối năm 2024 và tăng 11,82% so với cùng kỳ.
(VNF) - “Tài chính thông minh” - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh phổ thông toàn quốc sẽ triển khai từ tháng 5/2025, dự kiến thu hút hơn 5 triệu học sinh tham gia ngay trong năm đầu tiên.
(VNF) - Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, việc triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng và các chính sách hỗ trợ là rất cấp bách, ngành ngân hàng thống nhất chỉ bàn làm, không bàn lùi.
(VNF) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) trao tặng 100.000 cây quế cho bà con xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sau hơn 3 tháng phát động gây quỹ.
(VNF) - Giá USD tại các ngân hàng hôm nay (11/4) tiếp đà giảm mạnh từ hôm qua, rời xa mốc 26.000 đồng/USD. Qua 2 phiên, giá USD tại nhiều nhà băng đã "bốc hơi" hơn 300 đồng.
(VNF) - Có ngân hàng tại Việt Nam năm 2024 trả cho nhân viên bình quân hơn 70 triệu đồng/tháng. Với giá vàng nhẫn hiện nay thì mức thu nhập mua được gần 7 chỉ vàng.
(VNF) - Lỗ lũy kế của MBV (Oceanbank) giảm gần 4.000 tỷ đồng sau chưa đầy 3 tháng về với MB, trong khi đó quy mô tài sản, tiền gửi tăng mạnh.
(VNF) - Tỷ giá VND/USD gần đây tăng mạnh và liên tục lập đỉnh mới. Theo giới phân tích, tỷ giá sẽ biến động nhiều hơn trong ngắn hạn, áp lực với tỷ giá vẫn hiện hữu trước những ẩn số khó lường.
(VNF) - Sau nhiều phiên tăng mạnh, lên sát 26.200 đồng/USD, giá USD tại kênh ngân hàng hôm nay (10/4) quay đầu giảm mạnh, tới 200-300 đồng, giá bán ra tại nhiều nhà băng đã xuống dưới 26.000 đồng/USD.
(VNF) - Tính riêng tại khu vực TP.HCM, tổng dư nợ tín dụng bất động sản 2 tháng đầu năm đạt 1.098 nghìn tỷ đồng, tăng 1,15% so với cuối năm 2024.
(VNF) - Điểm nhấn trong mùa ĐHĐCĐ năm nay của các ngân hàng xoay quanh câu chuyện tăng vốn. Bên cạnh mục tiêu tiến tới tiêu chuẩn Basel III, tăng vốn còn là động lực để các ngân hàng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra.
(VNF) - Nhằm ổn định cơ cấu cổ đông, phù hợp với định hướng phát triển dài hạn của Eximbank, đồng thời, để giữ và duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư, Eximbank đề xuất tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 6% vốn điều lệ từng thời kỳ.
(VNF) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa rao bán khoản nợ xấu hơn 360 tỷ đồng của 2 doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép.
(VNF) - Dự kiến 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh là Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng sẽ thông tuyến chính trước dịp lễ 30/4 và 1/5.