Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Bị cáo xin nộp thêm tiền khắc phục hậu quả
(VNF) - Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), dự kiến mở từ ngày 25/3 và kết thúc vào ngày 21/4
Các bị cáo nộp thêm tiền khắc phục hậu quả
Tại phiên tòa ngày 26/3, bị cáo Trương Huệ Vân đề nghị Hội đồng xét xử xem xét bối cảnh phạm tội của mình. Bị cáo cho rằng thời điểm đó còn thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu rõ pháp luật và không có động cơ chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Vân khẳng định không nhận chỉ đạo từ ai nhưng cũng không phủ nhận trách nhiệm và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những văn bản đã ký.

Ngoài ra, bị cáo Vân cũng cho biết đã nộp thêm 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả trong giai đoạn phúc thẩm, nâng tổng số tiền đã nộp lên 5 tỷ đồng. Ngoài ra bị cáo còn có thêm tình tiết giảm nhẹ mới, xin để luật sư bào chữa trình bày.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Trương Huệ Vân giữ vai trò đồng phạm tích cực, tham gia phối hợp phát hành và phân phối trái phiếu của Công ty An Đông, giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 13.000 tỷ đồng của các bị hại.
Các bị cáo khác cũng xin Hội đồng Xét xử xem xét vai trò, bối cảnh phạm tội, trình bày thêm tình tiết giảm nhẹ mới như có nộp thêm tiền khắc phục hậu quả như bị cáo Ngô Thanh Nhã (em dâu Trương Mỹ Lan, Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn đầu tư VTP), Kwok Hakman Oliver (Tổng Giám đốc Công ty An Đông)...
Bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 17 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) cho rằng bản án trên là quá nghiêm khắc với bị cáo. Trình bày tại tòa, bị cáo Văn thừa nhận việc phát hành trái phiếu là không đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng tại thời điểm vụ án xảy ra, khung pháp lý về phát hành trái phiếu còn nhiều bất cập, lỏng lẻo, sau này mới có loạt nghị định sửa đổi.
Tại tòa phúc thẩm, cựu Tổng giám đốc SCB nói hiện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, 6 người con nhỏ nên không có khả năng bồi thường thiệt hại.
Tại buổi xét xử ngày 25/3, bị cáo Trương Huệ Vân xin kháng cáo bổ sung nội dung xin trả lại một số tài sản cá nhân bị thu giữ vì cho rằng không liên quan trong vụ án. Số tài sản bị cáo Vân xin lại là 1 đồng hồ và một số điện thoại, đều đã qua sử dụng.
Bị cáo Bùi Văn Dũng (tài xế riêng của Trương Mỹ Lan) xin rút kháng cáo giảm nhẹ hình phạt và xin nộp đơn kháng cáo với nội dung đề nghị Hội đồng Xét xử hủy phong tỏa tài khoản của bị cáo.
Xét xử phúc thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát
Vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm do có kháng cáo của Trương Mỹ Lan và 27 bị cáo, trong đó bị cáo Lan kháng cáo toàn bộ nội dung bản án liên quan trực tiếp về các tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' (30.869 tỷ đồng của 35.824 nhà đầu tư thứ cấp), 'Rửa tiền' (445.747 tỷ đồng) và 'Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới' (4,5 tỷ USD - tương đương 106.730 tỷ đồng).
Các bị cáo khác kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng án treo hoặc đề nghị xem xét lại một số hành vi. Riêng bị cáo Chu Lập Cơ (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Times Square, chồng của Trương Mỹ Lan) không nộp đơn kháng cáo.
Tòa cũng nhận được kháng cáo của 35 người bị hại và những đơn vị người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó, Ngân hàng SCB đề nghị tòa phúc thẩm xử lý các vật chứng liên quan đến ngân hàng, Công ty chứng khoán Tân Việt, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đô thị Sing Việt. Một số cá nhân khác đề nghị xem xét việc kê biên tài sản, thu hồi cổ phần và giải tỏa ngăn chặn giao dịch.
Phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra từ ngày 25/3 và dự kiến kết thúc vào ngày 21/4.
Tại phiên tòa lần này, bị cáo Trương Mỹ Lan có 8 luật sư bào chữa. Đây là phiên xét xử phúc thẩm thứ 2 mà bị cáo Trương Mỹ Lan cùng nhiều bị cáo khác phải hầu tòa; là giai đoạn thứ hai của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB.
Trước đó, ngày 17/10/2024, Hội đồng xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan tù chung thân về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 12 năm về tội 'Rửa tiền', 8 năm về tội 'Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới'; tổng hình phạt là chung thân.
33 bị cáo còn lại bị Hội đồng Xét xử tuyên từ 2 năm tù đến 23 năm tù. Ở giai đoạn một của vụ án, Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình về tội 'Tham ô tài sản', 20 năm tù về tội 'Nhận hối lộ' và 16 năm tù về tội 'Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng'.
Thu thập hơn 34.000 đơn cung cấp thông tin từ các trái chủ
Trước phiên xét xử phúc thẩm, Cục Thi hành án dân sự TP HCM cho biết đã thu thập được hơn 34.000 đơn cung cấp thông tin từ các trái chủ là bị hại trong vụ án do cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng các đồng phạm thực hiện.
Cáo trạng cho thấy, bị cáo Trương Mỹ Lan thành lập Tập đoàn Vạn Thịnh Phát từ năm 1992, nắm giữ 60% cổ phần và là Chủ tịch Hội đồng quản trị từ khi thành lập đến nay. Khoảng tháng 8/2018, Ngân hàng SCB đang ở trong tình trạng bị các cơ quan quản lý thanh tra, kiểm tra; việc xin cấp tín dụng từ Ngân hàng SCB của công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gặp khó khăn, kèm theo nợ xấu kéo dài.
Do đó, Trương Mỹ Lan chủ trì, họp bàn với các bị cáo là nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và Công ty Cổ phần chứng khoán Tân Việt (Công ty chứng khoán Tân Việt) nhằm chọn các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát hành, tư vấn, chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ bất hợp pháp, huy động tiền từ người dân để trả nợ ngân hàng, đầu tư dự án và mục đích cá nhân khác.
Thực hiện chủ trương của Trương Mỹ Lan, từ năm 2018 đến năm 2020, các nhân sự chủ chốt tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty chứng khoán Tân Việt chọn 4 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát hành 25 mã trái phiếu 'khống', không có tài sản đảm bảo, với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu rồi chào bán bất hợp pháp, huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư, thu về số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng.
Số tiền trên không được sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu mà Lan và đồng phạm sử dụng vào mục đích khác như trả nợ vay ngân hàng, trả gốc, lãi trái phiếu, chi dự án, chuyển tiền ra nước ngoài, mục đích cá nhân, dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Tính đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền hơn 30.081 tỷ đồng của 35.824 bị hại.Ngoài ra, cáo trạng xác định từ năm 2012 đến 2022, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng 23 công ty (12 công ty tại Việt Nam và 11 công ty, tổ chức nước ngoài) để chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam. Trong đó, 21 công ty thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định (tổng cộng 1,5 tỷ USD, tương đương 35.360 tỷ đồng) và thực hiện 152 giao dịch nhận tiền từ nước ngoài về (tổng 3 tỷ USD, tương đương 71.360 tỷ đồng). Tổng số tiền Trương Mỹ Lan bị cáo buộc vận chuyển trái phép qua biên giới là 4,5 tỷ USD (khoảng 106.730 tỷ đồng).
Dựa trên các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ và lời khai của các bị cáo, đủ cơ sở xác định bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội. Trong đó có lừa đảo chiếm đoạt 30.081 tỷ đồng của 35.824 trái chủ thông qua việc phát hành trái phiếu khống, rửa tiền 445.747 tỷ đồng và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Hội đồng Xét xử buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải chịu trách nhiệm đối với số tiền 30.869 tỷ đồng của 35.824 nhà đầu tư.
Vụ Trương Mỹ Lan: Hàng nghìn trái chủ sắp được nhận lại tiền
- Tòa phúc thẩm giữ y án tử hình Trương Mỹ Lan 03/12/2024 01:05
- Trương Mỹ Lan nói lời sau cùng: Xin áp dụng cơ chế đặc biệt để khắc phục hậu quả 26/11/2024 03:39
- Trương Mỹ Lan cần đền bù 280.000 tỷ mới xem xét giảm án tử hình 25/11/2024 02:45
Đề xuất tăng lương chuyên gia lên 80 triệu đồng/tháng
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất mức lương theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn trong nước tăng lên 80 triệu đồng/tháng, cao gấp đôi so với quy định hiện hành.
Tổng Bí thư nói về số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới
(VNF) - Tổng Bí thư cho biết, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng cơ bản tán thành định hướng số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV.
Chủ tịch Quốc hội: Giảm khoảng 50% số tỉnh, bỏ 696 đơn vị cấp huyện
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến giảm 50% số tỉnh, thành; bỏ 696 đơn vị hành chính cấp huyện nếu sửa xong Hiến pháp.
Ba anh em Trịnh Văn Quyết nộp thêm 360 tỷ đồng khắc phục hậu quả
(VNF) - Ngày 25/3, ba tháng sau lần hoãn đầu tiên, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên phúc thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán. Ngay trước phiên tòa, ba anh em bị cáo Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga nộp thêm 360 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
Chuyển 85% nhiệm vụ cấp huyện xuống xã sau sáp nhập
(VNF) - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho cấp cơ sở thực hiện.
'Ông Trịnh Văn Quyết cùng lúc mắc nhiều bệnh, nguy cơ tử vong cao'
(VNF) - Theo hội đồng xét xử, bệnh viện xác nhận ông Trịnh Văn Quyết cùng lúc mắc nhiều bệnh, phải thở máy và nguy cơ tử vong cao nên không thể ra tòa.
'Việt Nam chưa thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu'
(VNF) - Mặc dù đang có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng ông Jack Nguyễn, Giám đốc Điều hành InCorp Vietnam cho rằng, Việt Nam hiện vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ba anh em ông Trịnh Văn Quyết nộp 800 tỷ đồng khắc phục hậu quả
(VNF) - Sáng 25/3, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở lại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án liên quan đến cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết. Phiên tòa được tổ chức sau khi ông Quyết và nhiều bị cáo trong vụ án có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài trong nhiều ngày.
Lấy ý kiến nhân dân sửa Hiến pháp trong tháng 5
(VNF) - Quốc hội đang chuẩn bị các bước để sửa đổi Hiến pháp năm 2013, với kế hoạch lấy ý kiến nhân dân trong tháng 5 đến tháng 6.
Từ MV Bắc Bling nghĩ về xây dựng thương hiệu địa phương
(VNF) - Chỉ sau vài ngày ra mắt, MV “Bắc Bling” của nữ ca sĩ Hòa Minzy đã tạo nên một cơn sốt trên các nền tảng âm nhạc và mạng xã hội, ghi dấu ấn với hàng loạt thành tích ấn tượng. MV không chỉ khiến người dân Bắc Ninh cảm thấy tự hào, nhiều khán giả ở các vùng miền khắp tổ quốc cũng chia sẻ họ bỗng yêu mảnh đất, con người Kinh Bắc, muốn được đến thăm vùng đất này.
Mercedes tinh gọn bộ máy: Loại bỏ gần 30.000 nhân sự, tiết kiệm 5,4 tỷ USD
(VNF) - Mặc dù mức đền bù cao, nhưng việc tinh gọn bộ máy sẽ giúp Mercedes-Benz tiết kiệm tới 5,4 tỷ USD vào năm 2027.
Nỗi lo bong bóng tài sản: Điểm năm lạm phát tăng mạnh, kỷ lục 774,7%
(VNF) - Trong lịch sử kinh tế Việt Nam, lạm phát đã 4 lần lên cao đỉnh điểm với 2 đến 3 chữ số, kỷ lục là giai đoạn 1986 lên đến 774,7%.
Đà Nẵng - Quảng Nam: Kề vai tiến vào kỷ nguyên mới
(VNF) - Sau khi được tách thành hai đơn vị hành chính riêng, Đà Nẵng và Quảng Nam đã trải qua chặng đường phát triển ngoạn mục, nhưng rồi dư địa phát triển đang dần cạn. Để tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vùng đất Quảng – Đà cần kề vai bên nhau.
'Tâm tư' của DN gửi ngân hàng để giúp tăng tín dụng bền vững
(VNF) - Tăng trưởng tín dụng cao nhưng đảm bảo an toàn không chỉ là nhu cầu của mỗi ngân hàng. Chính các DN đầu tư sản xuất kinh doanh thực cũng mong muốn là khách hàng tốt và lâu dài với ngân hàng. Một quan hệ bền vững sẽ cần nỗ lực cả 2 bên.
Diễn biến đáng chú ý tại tuyến cao tốc do Vingroup - Techcombank đề xuất
(VNF) - UBND tỉnh Bình Phước đề nghị điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Đây là dự án do liên danh Vingroup - Techcombank đề xuất.
Cách tính lương hưu theo luật mới: Những điểm mới cần biết
(VNF) - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến nhiều điểm mới trong cách tính lương hưu, đặc biệt là việc giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được nhận lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm.
'Đôi cánh' cho Đà Nẵng vươn tầm trong kỷ nguyên mới
(VNF) - Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính khu vực được xem như “đôi cánh” giúp Đà Nẵng bứt phá cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.
Thu hút 3 tỷ USD vốn FDI, động lực giúp Quảng Ninh phát triển bền vững
(VNF) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đồng thời triển khai các giải pháp mạnh mẽ cho năm 2025 để tiếp tục phát huy lợi thế này, thúc đẩy sự phát triển bền vững và đồng bộ của các ngành công nghiệp, năng lượng, và dịch vụ.
'Sử dụng trụ sở cơ quan sau sáp nhập để phục vụ y tế, giáo dục'
(VNF) - Cùng với việc sáp nhập xã, phường, bỏ cấp huyện, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý có thể sử dụng các trụ sở cơ quan để phục vụ y tế, giáo dục…
Tổng Bí thư: Ưu tiên, khuyến khích để có sản phẩm dữ liệu 'Made in Việt Nam'
(VNF) - Sáng 22/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất, nhiệm kỳ I (2025 - 2030). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chỉ đạo đại hội.
Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong 6 lĩnh vực
(VNF) - Thủ tướng đưa ra yêu cầu với các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước để góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước.
Bà Hồ Thị Hoàng Yến làm Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre
(VNF) - Bộ Chính trị chuẩn y bà Hồ Thị Hoàng Yến giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2020 - 2025 sau gần hai năm làm quyền Bí thư Tỉnh ủy.
Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Động lực từ cắt giảm 30% thủ tục hành chính
(VNF) - Các chuyên gia kinh tế đánh giá việc cắt giảm 30% thủ tục hành chính sẽ tạo ra động lực lớn cho doanh nghiệp. Thực hiện thành công việc cắt giảm 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ giúp môi trường kinh doanh thông thoáng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó, có những hỗ trợ và tạo động lực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong điều kiện thuận lợi.
Giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
(VNF) - Chính phủ đã ban hành nghị quyết giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, từ ngày hôm nay (21/3/2025).
Đề xuất tăng lương chuyên gia lên 80 triệu đồng/tháng
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất mức lương theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn trong nước tăng lên 80 triệu đồng/tháng, cao gấp đôi so với quy định hiện hành.
Cảnh ngổn ngang trên tuyến Vành đai 2.5 chậm tiến độ hơn một thập kỷ
(VNF) - Đường Vành đai 2.5 là một trong những tuyến đường quy hoạch quan trọng của Hà Nội, nằm giữa Vành đai 2 và Vành đai 3, có vai trò kết nối các khu vực nội đô với nhau, giảm tải giao thông và thúc đẩy phát triển đô thị.