Phương Tây ‘nhắn nhủ' Ukraine: Việc đoạt 300 tỷ USD của Nga không phải là thuốc chữa bách bệnh

Quang Đăng - 18/01/2024 12:01 (GMT+7)

(VNF) - Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos 2024, các quan chức phương Tây cho hay họ sẵn sàng chấp thuận ý tưởng tịch thu 300 tỷ USD tài sản của Nga để hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, họ cũng nhắn nhủ rằng “ngay cả khi điều đó có thể thực hiện được thì cũng không phải là thuốc chữa bách bệnh cho Kiev”.

Sau khi Tổng thống Vladimir Putin đưa quân vào Ukraine vào năm 2022, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã cấm giao dịch với ngân hàng trung ương và bộ tài chính Nga, phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản có chủ quyền của Nga ở phương Tây.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo tham dự cuộc họp Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos 2024.

Các nước thuộc nhóm 7 nước công nghiệp tiên tiến (G7) đang thảo luận về khả năng tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga, mặc dù một số thành viên G7 lo ngại về tiền lệ, cơ chế và tác động tiềm tàng của việc thực hiện bước đi như vậy đối với tài sản của ngân hàng trung ương.

Đại diện đặc biệt của Mỹ về phục hồi kinh tế Ukraine, Penny Pritzker, cho biết tại Davos, Thụy Sĩ ngày 15/1 rằng có “hy vọng rất lớn” về việc tịch thu tài sản của Nga có thể giúp tài trợ cho hoạt động tái thiết Ukraine, nhưng Mỹ sẽ cần sự hợp tác của châu Âu để biến điều đó thành hiện thực.

“Điều cần đảm bảo trước tiên là có nhiều luật sư tham gia vào quyết định này. Nếu một quyết định được đưa ra thì cuối cùng nó sẽ phải mang tính tập thể. Thật sai lầm khi nghĩ rằng đây sẽ là một loại thuốc chữa bách bệnh. Đã có nỗ lực thực sự đang diễn ra nhưng chúng tôi chưa thể sớm đưa ra kết luận", bà Pritzker cho biết thêm.

Nga, quốc gia không có đại diện tại Davos, trước đó đã cảnh báo rằng việc tịch thu những tài sản đó sẽ đi ngược lại các nguyên tắc của thị trường tự do và Điện Kremlin đã cảnh báo sẽ tịch thu tài sản của Mỹ, châu Âu và các tài sản khác để đáp trả động thái như vậy.

Cần cơ chế rõ ràng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen từ lâu đã bày tỏ lo ngại về việc thiếu thẩm quyền pháp lý để Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York. Tuy nhiên, thời gian gần đây bà đã chấp nhận yêu cầu của các nhà lãnh đạo G7 để xem xét các phương án tịch thu dựa trên luật pháp quốc tế.

Phương Tây cho tới nay đã phong tỏa 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga.

Hồi tuần trước, bà cho biết rằng không có quyết định nào được đưa ra đối với các nỗ lực của G7 do vẫn có những lo ngại về tác động của việc dự trữ bằng USD hoặc euro.

Một mối lo ngại khác của một số quan chức cấp cao phương Tây là việc tịch thu tài sản của Nga đầu tư vào trái phiếu chính phủ bằng đồng euro, USD và bảng Anh có thể làm suy yếu sự sẵn sàng của các ngân hàng trung ương trong việc dự trữ tài sản lẫn nhau.

Phần lớn tài sản, về cơ bản là chứng khoán mà Ngân hàng Trung ương Nga đã đầu tư, đang bị đóng băng tại Euroclear, một trung tâm lưu ký có trụ sở tại Brussels.

Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo nói với Reuters rằng ông không phản đối việc tịch thu tài sản bị phong tỏa nhưng cần có cơ chế rõ ràng.

“Chúng tôi không phản đối việc tịch thu tài sản. Nhưng chúng tôi cần phải làm việc theo một cơ chế. Ví dụ, chúng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để gây quỹ cho Ukraine”, Thủ tướng Bỉ cho hay.

Ông De Croo cũng cho biết thêm rằng Bỉ sẵn sàng thảo luận thêm và sẵn sàng tham gia vào giải pháp tìm kiếm cơ sở pháp lý cho những khoản chuyển tiền đó sang Ukraine mà không gây bất ổn cho hệ thống tài chính toàn cầu.

“Nếu có bất kỳ khoản doanh thu chịu thuế nào, chúng tôi sẽ cô lập nó để nó có thể gửi đến Ukraine”, nhà lãnh đạo Bỉ chia sẻ với Reuters. Ông cho biết tổng thuế đánh vào tài sản bị đóng băng của Nga là khoảng 1,3 tỷ euro vào năm 2023 và vào năm 2024 sẽ là khoảng 1,7 tỷ euro.

Xem thêm >> Ukraine chỉ trích phương Tây 'yếu kém', lệ thuộc năng lượng hạt nhân Nga

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

(VNF) - Ngày 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng. Tại đây, đã có 12 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép đầu tư vào Lâm Đồng với tổng số vốn 125 tỷ đồng (tương đường hơn 5 tỷ USD).

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

(VNF) - Công an tỉnh Đồng Nai cho hay đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến dự án Khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái thác Giang Điền.

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

(VNF) - Tuần giao dịch tiếp theo sẽ là tuần giao dịch cuối cùng của quý II/2024 và trên bàn của giới chủ doanh nghiệp đã có gần như đầy đủ kết quả kinh doanh quý II.

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

(VNF) - “Sóng gió”, “cú sốc”, “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” là những cụm từ mà người ta thường dùng để ví von về thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian qua. Sau thời gian đầy “thương tích”, liệu thị trường bảo hiểm nhân thọ có thể lấy lại phong độ trong bối cảnh khó khăn chồng chất.

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

(VNF) - Lãi suất huy động tăng nhanh trong khi lãi suất vay mua nhà thấp nhất 10 năm qua; tiền vẫn đổ vào ngân hàng; tăng trưởng tín dụng vẫn chậm... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.

 'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

(VNF) - Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình qua đời, ông David Dương bị FBI khám nhà, Tổng giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh, ông Ngô Khải Hoàn làm Chủ tịch HĐQT VEAM… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

(VNF) - Trước tâm lý mua vàng đầu cơ, tích trữ, chuyên gia của VEPR đề xuất Ngân hàng Nhà nước cấp phép phát hành chứng chỉ vàng. Các chứng chỉ này có thể được sử dụng để giao dịch trên sở giao dịch vàng quốc gia, thay vì cách giao dịch vàng vật chất kém hiệu quả.

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

(VNF) - Ông Phạm Văn Tam (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Asanzo) bị khởi tố vì đã chỉ đạo tổng giám đốc thực hiện nhiều hợp đồng bán sản phẩm và trốn thuế.

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

(VNF) - Theo chuyên gia, trong quá trình chuyển đổi xanh, nếu có chính sách tốt, doanh nghiệp có thể tự biết cách xoay sở, huy động vốn và lúc đó nguồn vốn đầu vào sẽ rất nhiều.

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới không còn lãng mạn 7 - 8% như chúng ta nghĩ, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi. Do đó, cần bỏ bớt tư tưởng tăng trưởng cứ phải trên 7 - 8% vì vĩnh viễn điều đó không quay trở lại.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.