Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thúc giục châu Âu tăng cường trừng phạt Nga
Trong bài phát biểu đầy cảm xúc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) mới đây, ông Zelenskyy kêu gọi phương Tây thắt chặt các biện pháp trừng phạt lên Nga và tăng cường hỗ trợ cho Kyiv để đảm bảo rằng Moscow sẽ không thành công trong cuộc chiến của mình.
Ông cho rằng sự do dự của phương Tây trong việc hỗ trợ Ukraine và lo ngại về sự leo thang trong cuộc chiến với Nga đang làm tổn hại thời gian, sinh mạng và có thể kéo dài cuộc chiến thêm nhiều năm.
Thời gian gần đây, phương Tây dường như đang dao động trong việc hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh tranh cãi chính trị ở Washington và Brussels về các khoản hỗ trợ cho Ukraine ngày càng thường xuyên diễn ra.
Ông Zelenskyy nói rằng người châu Âu cần hiểu rằng các kế hoạch của Tổng thống Nga Vladimir Putin vượt xa cuộc chiến ở Ukraine.
Ông cho rằng các biện pháp trừng phạt đối với Moscow cần phải được thực thi đúng đắn và việc thiếu các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực hạt nhân của Nga là một minh chứng cho sự yếu kém của phương Tây.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương cũng có chung quan điểm với nhà lãnh đạo Ukraine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho hay: “Ukraine cần nguồn tài chính có thể dự đoán được trong suốt năm 2024 và hơn thế nữa. Họ cần nguồn cung cấp vũ khí đầy đủ và bền vững để bảo vệ Ukraine và giành lại lãnh thổ hợp pháp của mình”.
Cũng phát biểu tại Davos, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hỗ trợ cho Ukraine không phải là từ thiện mà là đầu tư vào an ninh của chính liên minh.
“Chúng ta chỉ cần đứng về phía Ukraine. Ở một giai đoạn nào đó, Nga sẽ hiểu rằng họ đang phải trả một cái giá quá cao và ngồi xuống và đồng ý về một loại hòa bình công bằng nào đó - nhưng chúng tôi cần sát cánh cùng Ukraine”, ông nói.
Năng lượng hạt nhân Nga giữ vị thế hàng đầu
Kể từ khi chiến sự bùng phát, phương Tây đã áp hơn 17.000 lệnh trừng phạt lên Nga, nhắm vào những mặt hàng năng lượng chủ chốt như dầu, khí đốt, than đá. Tuy nhiên, ngành năng lượng hạt nhân của Nga do tập đoàn năng lượng hạt nhân Nga Rosatom quản lý vẫn chưa phải đối mặt với các lệnh cấm vận.
Mới đây, phát biểu trên kênh truyền hình Russia-24 về kết quả hoạt động của ngành hạt nhân Nga trong năm 2023 và kế hoạch cho năm tiếp theo, Tổng Giám đốc Rosatom, ông Alexey Likhachev, tuyên bố Rosatom vẫn tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu toàn cầu.
“Chúng tôi một lần nữa đạt được các kỷ lục về tổng doanh thu, doanh thu từ nước ngoài, về các sản phẩm mới”, ông Likhachev nhấn mạnh.
Tổng Giám đốc Likhachev lưu ý rằng tuyến đường biển phía Bắc đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhà máy điện hạt nhân thế hệ 3+ hiện đại nhất - Nhà máy điện hạt nhân Belarus, đã được bàn giao cho khách hàng.
Nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu nước Nga chia sẻ trong thời gian tới Nga sẽ chú trọng thực hiện chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin về việc nâng mức độ sử dụng năng lượng hạt nhân trong nước từ mức 20% hiện nay lên mức 25%.
Ở động thái liên quan, hãng tin RIA Novosti của Nga mới đây trích dẫn dữ liệu từ cơ quan thống kê Mỹ cho thấy Mỹ đã nhập khẩu lượng uranium của Nga trị giá hơn 1 tỷ USD trong giai đoàn từ tháng 1 đến tháng 11/2023. Chỉ riêng trong tháng 11 năm ngoái, xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga sang Mỹ đã lên tới 96 triệu USD.
Mặc dù con số này là không đáng kể so với những tổn thất mà Moscow phải đối mặt trong các lệnh trừng phạt lên dầu khí, tuy nhiên, nó vẫn là một nguồn thu nhập nước ngoài quan trọng của "ông lớn" năng lượng Nga Rosatom, công ty có tổng doanh thu nước ngoài năm ngoái khoảng 8 tỷ USD.
Xem thêm >> Sợ Mỹ trừng phạt, ngân hàng Trung Quốc thắt chặt bơm vốn cho khách Nga
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.