Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi
(VNF) - Tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường sự hỗ trợ của Trung ương cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do mưa lũ và sạt lở.
Các lĩnh vực liên quan đến bất động sản nói chung là thành phần đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc, chiếm 28% GDP vào năm 2021, đã giảm so với mức đỉnh gần đây là 35% vào năm 2016.
Theo Moody's, tỷ trọng GDP Trung Quốc được chia nhỏ thành 7% đóng góp trực tiếp từ ngành bất động sản và 21% đóng góp gián tiếp từ các lĩnh vực liên quan đến bất động sản, bao gồm xây dựng và thông qua các lĩnh vực dọc theo chuỗi cung ứng như máy móc và thiết bị.
Theo ông Frederic Neumann, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Kinh tế Châu Á tại HSBC, xây dựng bất động sản đã trở thành động lực của nền kinh tế Trung Quốc trong hơn 2 thập kỷ qua.
Tuy nhiên, năm 2021 là thời điểm không mấy vui vẻ với ngành bất động sản Trung Quốc và cả các ngành liên quan. “Con nợ trái phiếu lớn nhất thế giới” Evergrande với khoản nợ 300 tỷ USD đã vỡ nợ, kéo theo đó là những hệ luỵ mang tính rủi ro lan ra toàn ngành bất động sản và cả nền kinh tế Trung Quốc.
Trong quý cuối cùng của năm 2021, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề hơn khi sự bất ổn trong lĩnh vực này làm “rung chuyển” tâm lý người mua vốn đã yếu, trong khi nguồn cung nhà ở chưa bán được tại 100 thành phố lớn nhất của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, theo báo cáo hồi tháng 11.
Không chỉ vậy, nhu cầu mua nhà dự kiến sẽ giảm hơn nữa vào năm 2022, ảnh hưởng đến các nhà sản xuất sản phẩm gia dụng ở hạ nguồn.
Trong số những ngành nghề chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng bất động sản, ngành sản xuất thép là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trước cuộc khủng khoảng bất động sản, các nhà sản xuất thép nằm trong số những doanh nghiệp hoạt động tốt nhất của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc trong ba quý đầu năm 2021, với 28 nhà máy niêm yết lớn của Trung Quốc thu về hơn 106 tỷ NDT (16,61 tỷ USD) lợi nhuận ròng, tăng 174% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 129% so với thời kỳ trước đại dịch Covid-19 vào năm 2019.
Nhưng giờ đây, đi cùng với sự yếu kém của lĩnh vực nhà đất, thời kỳ bùng nổ trong lĩnh vực thép cũng đã qua.
Theo Reuters, kể từ đầu năm 2021 – thời điểm giá thép Trung Quốc ở mức cao kỷ lục, giá thép đã giảm đáng kể và giá cổ phiếu của các công ty sản xuất thép cũng bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là sự liên quan mật thiết giữa lĩnh vực sản xuất thép với ngành bất động sản.
Được biết, một nửa sản lượng kim loại Trung Quốc được cung cấp cho các hoạt động xây dựng. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ trái phiếu của các “đầu tàu” bất động sản đã khiến cho nhu cầu mua bán vật liệu xây dựng liên quan như thép, xi măng, thuỷ tinh và thiết bị gia dụng giảm mạnh, dẫn tới giá thép và giá cổ phiếu thép cũng “đi lùi”.
Sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản đã làm sản lượng thép thô hàng tháng của Trung Quốc giảm hơn 20% kể từ tháng 9.
Tính từ đầu năm cho tới giữ tháng 9/2021, chỉ số cổ phiếu thép CSI (.CSI930606) đã tăng khoảng 90%, trước khi giảm 27% từ giữa tháng 9, trong khi giá thép cây và thép cuộn giảm lần lượt 24% và 31% so với mức cao lịch sử.
Khi các nhà sản xuất thép “lao dốc”, các nguyên liệu đầu vào quan trọng được sử dụng trong sản xuất thép cũng giảm, với giá quặng sắt kỳ hạn của Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm hơn 45% so với mức kỷ lục hồi tháng 5.
Lợi nhuận gộp đối với thép thanh đã bắt đầu có xu hướng giảm so với mức đỉnh vào cuối tháng 9 vừa qua.
Những dấu hiệu nêu trên là minh chứng rõ ràng cho thấy sự nhạy cảm mạnh mẽ của ngành thép đối với dòng chảy trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất Trung Quốc.
Xét thấy lĩnh vực bất động sản sẽ không thể phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, kết hợp với những lo ngại rủi ro tới từ nền kinh tế vốn đang có dấu hiệu chững lại của Trung Quốc, chính quyền quốc gia này giờ đây đã quyết định theo dõi chặt chẽ ngành sản xuất thép, nhằm tránh những hệ luỵ có thể làm mất động lực phát triển kinh tế đất nước.
Xem thêm >> Điều gì khiến đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mạnh 'chưa từng thấy'?
(VNF) - Tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường sự hỗ trợ của Trung ương cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do mưa lũ và sạt lở.
(VNF) - Sau bão Yagi, người dân Hải Phòng xót xa trước cảnh loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ tốc mái, hoang tàn. Hàng loạt tuyến đường ngập lụt, cây xanh gãy đổ khắp ngả.
(VNF) – Các chuyên gia cho rằng việc số liệu kinh tế vĩ mô trong nước phát đi tín hiệu tích cực cộng với triển vọng FED giảm lãi suất sẽ là lực đẩy cho giá cổ phiếu.
(VNF) - Sau bão Yagi nhiều nhà xưởng, kho lưu trữ hàng hoá bị sập, tốc mái, bay tôn,... tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ, KCN Deep C.
(VNF) - Một ngày sau khi bị bão Yagi quét qua, người dân Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) không còn nhận ra thành phố sầm uất nơi mình sinh sống bởi cảnh hoang tàn, đổ nát.
(VNF) - Tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8, tuy nhiên, theo chuyên gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15% trong nửa cuối năm là điều không dễ.
(VNF) - Cơn bão YAGI đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh khiến trung tâm lưu trữ - phân phối hàng hoá của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà trở nên tan hoang.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.
(VNF) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh Thái Bình ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.
(VNF) - Dồn lực cho mẫu Suzuki XL7 hybrid ở phân khúc MPV đa dụng, trong khi bỏ tại nhiều phân khúc khác khiến Suzuki đang tự “co hẹp” sự hiện diện trên thị trường.
(VNF) - Sau nhiều năm triển khai, dự án khách sạn gần 3.000 tỷ đang trong tình trạng "kín cổng cao tường" và không có dấu hiệu triển khai xây dựng.