'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công trình nhà ga hành khách được xem là 'trái tim' của sân bay Long Thành giai đoạn 1. Đây cũng là gói thầu có giá trị lớn với tính chất kỹ thuật phức tạp nhất hiện nay, với giá trị hơn 35.000 tỷ đồng, thời gian thi công 39 tháng.
Gói thầu xây dựng nhà ga hành khách có giá trị lớn và có tính chất kỹ thuật phức tạp nhất hiện nay, lấy hình ảnh hoa sen làm ý tưởng chính và được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, áp dụng vào mái, phối cảnh từ góc nhìn mặt chính nhà ga, nội thất khu vực sảnh làm thủ tục, được bố trí theo dạng tập trung gồm khu vực trung tâm và 3 cánh.
Nhà ga được thiết kế gồm 1 tầng trệt và 3 tầng lầu, tổng diện tích sàn hơn 376.000 m2, chiều cao đỉnh mái 45,55m, bố trí 40 vị trí đỗ gần cho các máy bay code C, E, F. Nhà ga khi hoàn thành sẽ có công suất phục vụ 25 triệu lượt hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Để triển khai nhà ga hành khách, trước đó gói thầu móng cọc nhà ga đã hoàn tất, còn gói thầu san nền và thoát nước trên mặt bằng hơn 1.800ha của dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 cũng được tăng tốc để hoàn thiện. Theo hợp đồng, gói thầu này kéo dài 38 tháng nhưng dự kiến về đích sớm hơn 4 tháng, tức là sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023.
Điểm nhấn kiến trúc là ô lấy sáng và ô thông tầng trung tâm nhà ga, nơi bố trí thác nước nhân tạo và cảnh quan sân vườn. Nhà ga được xây trên khu đất rộng 150ha, thiết kế hai luồng đi và đến tách biệt, gồm một tầng trệt và 3 lầu. Trong đó tổng diện tích sàn gần 376.500m2, chiều cao đỉnh mái 45,55m, bố trí 40 vị trí đỗ gần cho các máy bay code C, E, F.
Gói thầu thứ hai (số 4.6) xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay với giá trị đầu tư 7.300 tỷ đồng, thời gian thi công 700 ngày; ngoài ra còn có các hạng mục công trình phụ trợ như hệ thống hàng rào an ninh khu bay, bốt gác để đảm bảo công tác an ninh.
Công trình đường băng cất hạ cánh có thời gian thi công dự kiến là gần hai năm. Đường cất hạ cánh có chiều dài 4.000m, rộng 45m; hệ thống hai đường lăn song song, 6 đường lăn thoát nhanh, các đường lăn nối, diện tích khoảng 69,3ha; 4 sân đỗ tàu bay và các sân đỗ phương tiện phục vụ mặt đất với diện tích khoảng 12,4ha.
Theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, nhà ga sân bay Long Thành được thiết kế xây dựng và áp dụng các công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực hàng không, lựa chọn chủng loại vật liệu theo xu hướng áp dụng cho các nhà ga hàng không hiện đại trên thế giới, bảo đảm độ bền, tính thẩm mỹ và đặc tính của nhà ga hàng không.
Đồng thời, còn sử dụng các loại vật liệu bao che bảo đảm tiết kiệm năng lượng cho nhà ga và thân thiện với môi trường.
Toàn dự án sân bay Long Thành ảnh hưởng gần 7.000 hộ dân, trong đó hơn 4.500 hộ cần tái định cư. Sau 6 năm triển khai, cơ quan chức năng xét tái định cư cho 4.239 hộ dân, đến nay 4.211 hộ được phê duyệt tại khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.
Trước đó, ngày 29/1/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ trực tiếp kiểm tra công trường dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Ngay sau chuyến đi thị sát và nhiều cuộc họp liên tục, ngày 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục có công điện chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Ngày 13/7, Văn phòng Chính phủ phát ra văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính về triển khai gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Mới đây, ngày 5/8, phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng đưa ra tối hậu thư, Bộ Giao thông Vận tải khởi công bằng được nhà ga sân bay Long Thành trong tháng 8.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia và mang tầm cỡ hàng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương với tổng vốn đầu tư khoảng 336.630 tỷ đồng, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm và chia làm ba giai đoạn.
Giai đoạn 1 xây 1 đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách/năm. Dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2025.
Dự kiến sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, sân bay Long Thành sẽ đạt công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm và trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai và hướng tới trở thành một trong những cảng hàng không trung chuyển nhộn nhịp trong khu vực.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.