Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Năm 2006, sau khi nhận bằng tiến sỹ trở về Việt Nam, sẵn có kiến thức và kinh nghiệm về tự động hóa công nghệ hàng không, Nguyễn Văn Phong đã bắt đầu chuỗi hành trình khởi nghiệp của mình.
“Theo đuổi ngành tự động hóa từ rất sớm, nhưng sau khoảng thời gian tiến hành và thử nghiệm 3 ý tưởng về tự động hóa thất bại, tôi quyết định chọn ngành dịch vụ du lịch, trong đó, đầu tiên bắt đầu với tự động bán vé máy bay. Để hiểu rõ hơn về kinh doanh, tâm lý khách hàng cũng như nắm bắt cơ hội trong ngành, trong vòng 3 năm, tôi mở các phòng bán vé máy bay offline. Kinh nghiệm từ các phòng vé offline đã giúp tôi rất nhiều trong việc xây dựng Atadi sau này”, nhà sáng lập Công ty Atadi chia sẻ.
Nguyễn Văn Phong cho biết, dịch vụ bán vé máy bay đã có từ rất lâu, nhưng tỷ suất lợi nhuận ngày càng giảm. Bởi vậy, Phong muốn đưa tự động hóa vào dịch vụ này để giảm thiểu chi phí, đồng thời thực hiện mong muốn mọi người dân đều có thể mua vé máy bay một cách dễ dàng.
Công ty Atadi “chào đời” vào ngày 1/4/2013, giúp khách hàng có thể dễ dàng so sánh giá giữa hãng, sau đó đặt vé và thanh toán trực tiếp với hãng. Đến tháng 12/2013, sau một thời gian chuẩn bị hệ thống kỹ thuật, web và app bán vé máy bay trực tuyến Atadi chính thức được vận hành.
Văn Phong cho hay, cũng giống như bất kỳ doanh nghiệp khác, thời gian đầu, Atadi đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, đội ngũ luôn kiên trì với mục tiêu và thường xuyên điều chỉnh cách làm cho thích ứng với thị trường. Từ năm 2015, Công ty luôn đạt mức tăng trưởng tốt. Đến năm 2017, Atadi đã trở thành cái tên dẫn đầu ở thị trường vé máy bay giá rẻ, với doanh thu 250 tỷ đồng/năm, lợi nhuận gộp hơn 8 tỷ đồng. Không chỉ được đánh giá cao ở tính thuận tiện, Atadi còn gây được ấn tượng với khách hàng nhờ việc minh bạch các chi phí.
Không dừng lại ở mảng tự động bán vé máy bay, nhà sáng lập Atadi luôn hướng đến mục tiêu về một nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu ở thị trường nội địa. Sau vé máy bay, Atadi muốn đi vào mảng đặt phòng khách sạn trực tuyến và các dịch vụ du lịch kèm theo khác.
Với mục tiêu này, Nguyễn Văn Phong đã đi tìm kiếm nguồn vốn bằng việc gặp gỡ các nhà đầu tư, lên chương trình truyền hình kêu gọi vốn.
Cách đây không lâu, Phong nhận được cuộc gọi từ ông Lê Đắc Lâm, CEO của Vntrip, ngỏ lời muốn sáp nhập 2 đơn vị nhằm tạo thành công ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trực tuyến lớn nhất Việt Nam.
“Cơ hội đến thì phải nắm bắt, nhưng sẽ phải lựa chọn cơ hội được cho là tốt nhất. Trong số những cơ hội đến với Atadi, thì cơ hội hợp nhất với Vntrip được Atadi đánh giá là tốt nhất, phù hợp nhất trong thời điểm này”, nhà sáng lập Atadi cho hay.
Nắm bắt lấy cơ hội, vừa qua, Atadi chính thức về cùng một nhà với Vntrip. Mục tiêu của lần hợp tác này là trở thành công ty số 1 trong thị trường du lịch trực tuyến Việt Nam trong khoảng 2 - 3 năm sau khi sáp nhập, với hoạt động bao phủ từ vé máy bay, khách sạn, đến các dịch vụ ẩm thực, di chuyển…
Chia sẻ về khả năng cộng hưởng, Nguyễn Văn Phong cho biết, Atadi và Vntrip có 2 điểm chung. Thứ nhất, cả hai đều có tầm nhìn lớn hơn hiện tại. Hai bên không nhìn vào những thứ đang có, mà nhìn đến những mục tiêu trong tương lai. Rất tình cờ, 2 công ty có tầm nhìn và mục đích trùng với nhau, bản thân Vntrip không chỉ đừng lại ở mảng khách sạn, Atadi cũng không dừng lại ở mảng bán vé máy bay, mà hướng đến tầm nhìn là một nền tảng số 1 trong thị trường du lịch nội địa.
Thứ hai, Atadi và Vntrip đều cảm thấy, khi về với nhau, thế mạnh của 2 bên bổ trợ tốt cho nhau. Mỗi cuộc sáp nhập đều có những chiến lược riêng về mặt thương hiệu. Có những công ty sáp nhập vẫn duy trì 2 thương hiệu, có công ty hòa tan làm một thương hiệu. Với vụ sáp nhập của Atadi và Vntrip, Văn Phong xác định nhập thành một thương hiệu để nguồn lực marketing có thể làm tốt.
“Nhiều ý kiến cho rằng, việc sáp nhập sẽ bị mất thương hiệu, nhưng với tôi, khi sáp nhập, được cái gì mới là điều quan trọng nhất. Cả hai bên cùng xác định là đơn vị mới phải có tốc độ tăng trưởng lớn và mục tiêu hướng đến là một nền tảng du lịch trược tuyến hàng đầu. Vì vậy, khi về với nhau sẽ còn phải lao động cật lực hơn nữa để đạt được mục tiêu chung”, Nguyễn Văn Phong cho hay.
Trò chuyện ngắn với doanh nhân Nguyễn Văn Phong: - Trước Atadi, anh đã thử nghiệm mấy dự án? Doanh nhân Nguyễn Văn Phong: Trước Atadi, tôi đã làm 3 dự án về nhiều lĩnh vực để trải nghiệm. Đầu tiên là hệ thống máy đóng gạch tự động. Dự án thứ hai là điện gió mini dành cho hộ gia đình. Dự án thứ ba liên quan đến nền tảng cung cấp cơm văn phòng. - Ai là người đồng hành, cố vấn cho Atadi trên con đường khởi nghiệp? Không ai có thể đi vững trên một con đường, mà chắc chắn phải có sự hỗ trợ. Tôi là dân kỹ thuật, không được học hành nhiều về kinh doanh, nên rất hay hỏi bạn bè, chuyên gia. May mắn là tôi tham gia lớp TFI của Topica. Tại đó, tôi đã học hỏi, trao đổi với các cố vấn và anh em cùng khởi nghiệp. - Gia đình bạn bè có ủng hộ anh? Gia đình và bạn bè luôn ủng hộ và sát cánh cùng tôi, đặc biệt là người bạn đời. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.