Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Các loại nước ngọt phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm: có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền đóng gói trừ nước trái cây, nước rau quả 100% tự nhiên, sữa. Mức thuế suất áp dụng là 10%, bắt đầu từ năm 2019.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc sử dụng đồ uống có đường sẽ khiến cơ thể tăng cân, béo phì, ảnh hưởng xấu đến cơ thể bao gồm tim mạch và tiểu đường.
Dẫn số liệu thống kê, Bộ cho biết tại Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số.
Để định hướng và hạn chế tiêu dùng các loại nước ngọt, Bộ cho biết các nước trong khu vực đã thu thuế tiêu thụ đặcbiệt đối với mặt hàng này. Chẳng hạn như Thái Lan quy định nước ngọt có ga không cồn chịu thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai; Lào thu thuế 5% đối với nước ngọt có ga không cồn và 10% đối với nước tăng lực; Campuchia cũng thu 10% với nước ngọt. Ngoài ra, ba nước ASEAN khác là Myanmar, Philippines và Indonesia cũng dự kiến sẽ thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
Bộ cũng cho biết các nước châu Âu còn áp dụng mức thuế cao hơn, cụ thể như Pháp thu thuế tuyệt đối 0,72 EUR/lít, Phần Lan thu 0,75 EUR/lít, Hungari 0,04 EUR/lít, Hà Lan 0,09 USD/lít…
Đối với mặt hàng thuốc lá, Bộ Tài chính cho biết đang cân nhắc 2 phương án. Phương án một là áp thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp hỗn hợp (cả thuế suất tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối). Theo quy định, lộ trình thuế đối với thuốc lá sẽ là 70% (2016), 75% (2019). Đồng thời bổ sung thêm mức tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu và 1.500 đồng/điếu xì gà, áp dụng từ 1/1/2020.
Phương án hai là tăng thuế suất theo lộ trình, từ năm 2020, mức thuế sẽ tăng từ 75% lên 80%. Từ năm 2021, mức thuế sẽ tăng lên 85%.
Nêu quan điểm của mình, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, phương thức kết hợp thuế suất theo tỷ lệ và thuế tuyệt đối được nhiều nước phát triển (khoảng 48 nước). Qua đó, đại diện ngành tài chính đề xuất quy định theo phương án 1.
Đối với thuế giá trị gia tăng, Bộ Tài chính cũng đưa ra 2 phương án tăng thuế. Phương án 1, tăng thuế từ 10% lên 12% (kể từ ngày 1/1/2019). Phương án 2, đề nghị tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021.
Bên cạnh đó, với lý do áp dụng thuế suất 5% sẽ không bảo đảm bình đẳng giữa các lĩnh vực, ngành nghề, Bộ Tài chính đề nghị chuyển nhiều nhóm hàng hoá, dịch vụ sang áp thuế giá trị gia tăng 10%, trong đó có nước sạch, một số loại máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế, giáo dục. Những nhóm còn lại đề nghị tăng thuế giá trị gia tăng lên 6%.
Bên cạnh việc đề xuất tăng thuế như trên, tại Luật thuế thu nhâp doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng và tương thích với Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ số 04/2017/QH14 mới được Quốc hội ban hành.
Cụ thể doanh nghiệp siêu nhỏ (là doanh nghiệp có tổng doanh thu năm dưới 3 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 15%; doanh nghiệp vừa và nhỏ (là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người; đồng thời đáp ứng điều kiện có tổng doanh thu năm từ 3 - 50 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 17%.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đề xuất 3 nội dung sửa đổi nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, 3 nội dung sửa đổi nhằm thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế; 1 nội dung sửa đổi về ưu đãi thuế theo Nghị quyết số 07-NQ/TW, Nghị quyết số 25/2016/QH14.
Ngoài ra, tại nội dung sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân, Bộ cũng sẽ sửa đổi 8 nội dung. Trong đó có 3 nội dung sửa đổi nhằm tháo gỡ khó khăn cho cá nhân; 1 nội dung sửa đổi nhằm mở rộng cơ sở thu; 2 nội dung sửa đổi để cải cách thủ tục hành chính và 2 nội dung sửa đổi nhằm thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.