Sáp nhập Bình Định – Gia Lai: Tỉnh quy mô lớn, từ duyên hải lên Tây Nguyên
Khánh Hồng -
13/05/2025 07:30 (GMT+7)
(VNF) - Việc sáp nhập Bình Định và Gia Lai nhằm hình thành một tỉnh mới quy mô lớn, kết hợp lợi thế vùng duyên hải và Tây Nguyên, mở rộng không gian phát triển và tạo động lực mới cho liên kết vùng
UBND tỉnh Bình Định vừa có tờ trình gửi Chính phủ về Đề án sáp nhập tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thành lập tỉnh mới trên cơ sở hợp nhất hai địa phương.
Theo đề án, sau sáp nhập, tỉnh mới sẽ mang tên Gia Lai, với trung tâm hành chính đặt tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định hiện nay). Tỉnh mới sẽ có quy mô dân số khoảng 3,5 triệu người, diện tích hơn 21.576 km², gồm 135 đơn vị hành chính cấp xã (110 xã và 25 phường).
Kết hợp lợi thế vùng duyên hải và Tây Nguyên
Tỉnh Gia Lai hiện có vai trò chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong vùng Tây Nguyên. Là trung tâm của tiểu vùng Bắc Tây Nguyên, tỉnh đang hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng xanh, chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn dựa trên cách mạng công nghiệp 4.0, gắn với chuyển đổi số và kinh tế thị trường hiện đại.
Gia Lai cũng tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái, hiện đại, nông nghiệp hữu cơ có thương hiệu, với TP Pleiku là trung tâm hành chính – chính trị.
Việc sáp nhập Bình Định và Gia Lai sẽ tạo lực mới cho liên kết vùng.
Trong khi đó, tỉnh Bình Định giữ vai trò quan trọng tại khu vực duyên hải miền Trung, là điểm kết nối vùng Tây Nguyên với Bắc Trung bộ và cả nước. Nằm trên hành lang kinh tế Bờ Y – Pleiku – Quy Nhơn, Bình Định sở hữu hệ thống hạ tầng giao thông đa dạng gồm đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không. Đây là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất của Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.
Bình Định đang phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng và môi trường, đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ và du lịch của vùng duyên hải Trung bộ – Tây Nguyên; là trung tâm kinh tế biển, logistics và du lịch quốc gia, quốc tế, với hệ thống hạ tầng hiện đại, đô thị thông minh, kết nối vùng, quốc gia và quốc tế. TP. Quy Nhơn cũng được định hướng trở thành trung tâm văn hóa phía Nam của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.
Tạo dư địa phát triển và không gian kinh tế mới
Theo UBND tỉnh Bình Định, việc sáp nhập hai tỉnh sẽ mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội rộng lớn, tạo ra sự cộng hưởng và bổ trợ lẫn nhau về nguồn lực. Bình Định có thế mạnh về công nghiệp, dịch vụ, cảng biển, phát triển đô thị, đào tạo và y tế; trong khi Gia Lai nổi bật với tiềm năng về tài nguyên sinh thái, nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch.
Việc kết hợp các lợi thế này được kỳ vọng sẽ tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, tạo động lực phát triển toàn diện, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông sản, dịch vụ, du lịch, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng thu hút đầu tư.
Hai tỉnh hiện đã có hệ thống kết nối giao thông thuận lợi thông qua Quốc lộ 19 và Dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku. Sau khi sáp nhập, việc đầu tư phát triển hạ tầng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, tăng cường gắn kết giữa Tây Nguyên với duyên hải miền Trung và hành lang kinh tế Đông – Tây, qua đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển bền vững vùng.
Đề án cũng nhấn mạnh rằng không gian mở rộng sẽ giúp tỉnh mới chủ động hơn trong việc sắp xếp nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành mũi nhọn và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Đồng thời, sự liên kết vùng sẽ được tăng cường, tạo điều kiện để phát triển các chuỗi giá trị liên kết, kết nối thị trường, thu hút đầu tư và phối hợp giải quyết các vấn đề liên vùng như hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
(VNF) - Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Thái Bình nghiên cứu, xây dựng kế hoạch lấn biển để phát triển khu kinh tế và làm ngay tuyến đường quy mô 10 làn từ khu vực TP. Hưng Yên tới khu vực TP. Thái Bình.
(VNF) - Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang chủ động đẩy mạnh hợp tác thương mại với phía Mỹ. Từ việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa đến đầu tư, mở rộng hoạt động tại thị trường Mỹ, hợp tác kinh tế song phương đang có chuyển biến thực chất và toàn diện hơn.
(VNF) - Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu xây dựng Luật phát triển kinh tế tư nhân và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm thể chế hoá đầy đủ các chủ trương nêu tại Nghị quyết số 68.
(VNF) - Trước thực trạng giá bán nhà ở xã hội tăng cao, Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung quy định giá trần trong dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng - cơ quan soạn thảo cho rằng đề xuất này cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng.
(VNF) - Sau một năm thua lỗ kỷ lục, F88 đã ghi nhận lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng, chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán. Hệ thống này hiện cầm cố gần 200.000 phương tiện và dành hơn 40% doanh thu để trả lương cho nhân sự.
(VNF) - Sau đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025, số lượng xã, phường, thị trấn trên cả nước sẽ giảm từ hơn 10.000 xuống còn hơn 3.300. Đây được xem là bước đi mạnh mẽ nhất từ trước đến nay trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính ở cấp cơ sở.
(VNF) - Theo Bộ Nội vụ, trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều biến động và thu ngân sách nhà nước dự báo gặp khó khăn, năm 2025 chưa có cơ sở để tiếp tục điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu phải có chính sách vượt trội để thuyết phục được các nhà đầu tư tại Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu… tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Quy hoạch phải minh bạch, không thể để nhiệm kỳ nào lên cũng thay đổi theo ý riêng, phục vụ lợi ích cục bộ.
(VNF) - Dự án nạo vét, cải tạo môi trường xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm trên địa bàn quận Bình Thạnh và Gò Vấp, có tổng mức đầu tư của dự án khoảng 17.229 tỷ đồng.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các cấp lãnh đạo phải hoạt động tích cực, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, 'lao tâm khổ tứ' như với công việc của chính mình.
(VNF) - Nhắc đến các vụ sữa giả, thuốc, thực phẩm chức năng giả, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh nếu không có các tiêu chuẩn, quy chuẩn thì rất khó quản lý.
(VNF) - Bộ Công an yêu cầu tỉnh Long An cung cấp hồ sơ 36 dự án trồng, chăm sóc cây xanh và chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh để phục vụ điều tra. Trong đó, có dự án liên quan Công ty TNHH cây xanh Công Minh.
Thủ tướng đề nghị quyết tâm, quyết liệt triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, bảo đảm các điều kiện để khởi công dự án vào ngày 19/12 năm nay.
(VNF) - Sau khi thực hiện sáp nhập các tỉnh, thành, Bộ Nội vụ cho biết dự kiến sẽ có 4.226 trụ sở công dôi dư, 33.956 trụ sở công sẽ tiếp tục được sử dụng.
(VNF) - Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ đề án về việc kiện toàn tổ chức bộ máy và sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức tại 34 tỉnh, thành sau khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
(VNF) - Các vụ việc quảng cáo sai sự thật về lòng xe điếu và những dẫn chứng điển hình trong vụ việc Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục bị xử lý được đại biểu Quốc hội nhắc đến khi thảo luận sửa Luật Quảng cáo.
(VNF) - Việt Nam là một trong số khoảng 20 quốc gia mà Mỹ đặc biệt chú trọng đàm phán thuế quan nhằm giảm thâm hụt thương mại và làm mẫu cho các cuộc đàm phán tương lai. Các quốc gia khác trong nhóm này bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á như Malaysia và Campuchia.
(VNF) - Trả lời kiến nghị Liên danh VNPT – Viettel liên quan đến gói thầu tại Sân bay Long Thành, AVC cho biết, không thuộc phạm vi trách nhiệm giải quyết kiến nghị của minh.
(VNF) - Giá điện tăng từ ngày mai. Giá bán lẻ điện bình quân mới là hơn 2.200 đồng/kWh, mức tiền điện cao nhất người dân phải chi thêm là 65.050 đồng/hộ/tháng.
(VNF) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% từ ngày mai 10/5. Đáng chú ý, kể từ đầu năm 2023, đây đã là lần thứ tư tăng giá điện.
(VNF) - Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Thái Bình nghiên cứu, xây dựng kế hoạch lấn biển để phát triển khu kinh tế và làm ngay tuyến đường quy mô 10 làn từ khu vực TP. Hưng Yên tới khu vực TP. Thái Bình.
(VNF) - Mua lại quyền vận hành và cổ phần của gần 130 cảng biển trên khắp thế giới, sức mạnh cảng biển của Trung Quốc đang ở vị thế "không thể so sánh".