Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đầu tháng 4/2018, VN-Index bất ngờ "gãy trend tăng" và giảm một mạch từ đỉnh 1.200 điểm xuống mốc 940 điểm. Mặc dù sau đó dần hồi phục nhưng "năm lần bảy lượt", VN-Index chỉ ghi nhận một vài phiên ngắn ngủi chinh phục được mốc 1.000 điểm rồi lại giảm. Mốc 1.200 điểm thì còn rất xa vời trong kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Trước thời khắc tạo đỉnh, ngân hàng là một trong những nhóm cổ phiếu ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng nhất thị trường. Giới đầu tư tưởng chừng như cổ phiếu ngân hàng đang lấy lại vị thế "cổ phiếu vua" từng tạo dựng nhiều năm trước.
Và khi VN-Index "gãy", cổ phiếu vua cũng nhanh chóng tháo bỏ vương miện.
Từ mốc hơn 73.000 đồng/cổ phiếu (tính theo giá điều chỉnh) chốt phiên giao dịch ngày 3/4/2018, cổ phiếu VCB của Vietcombank đã giảm một mạch xuống 46.000 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch ngày 28/5/2018. Nghĩa là giảm tới 37% sau chưa đầy 2 tháng.
Cũng trong chưa đầy 2 tháng, cổ phiếu BID của BIDV đã mất trên 50% giá trị; cổ phiếu CTG của VietinBank mất trên 40% giá trị.
Hai ngân hàng top trên khác (có vốn chủ sở hữu đến hết ngày 30/6/2019 trên 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận mục tiêu năm 2019 cỡ khoảng 10.000 tỷ đồng) là MB và VPBank cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Thị giá cổ phiếu MBB của MB đã giảm trên 40% từ đỉnh; trong khi đó, cổ phiếu VPB của VPBank mất 37% giá trị.
"Ông lớn" ngân hàng còn lại là Techcombank thì niêm yết 2 tháng sau thời điểm VN-Index tạo đỉnh.
Mặc dù VN-Index thời gian qua diễn biến trồi sụt, dao động quanh ngưỡng 960 - 1.000 điểm nhưng nhiều cổ phiếu ở nhóm ngân hàng top trên đã lên đường tìm về đỉnh cũ, trong đó một số đã ghi nhận thành quả.
Điển hình nhất là trường hợp của Vietcombank. Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu VCB đã tăng một mạch, từ mức 53.600 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch ngày 2/1/2019 lên mức 81.000 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch ngày 29/7/2019, tương đương mức tăng trên 50%.
Chốt phiên giao dịch hôm nay (12/9), cổ phiếu VCB vẫn vững vàng ở mức giá cao hơn đỉnh cũ: 79.500 đồng/cổ phiếu.
Với cổ phiếu BID, diễn biến giá cũng đang theo chiều hướng tích cực. Thị giá BID chốt phiên hôm nay ở mức 38.650 đồng/cổ phiếu - tương đương mức giá hồi cuối tháng 4/2018, chỉ còn cách đỉnh cũ thiết lập hồi đầu tháng 4/2018 khoảng 6.400 đồng/cổ phiếu, tương đương khoảng 17%.
Cần nhắc lại, từ đỉnh, cổ phiếu BID đã mất tới trên 50% giá trị sau chưa đầy 2 tháng.
Dù chưa quá rõ ràng nhưng cổ phiếu MBB cũng đang hướng về đỉnh cũ khi rục rịch bứt phá khỏi vùng 20.000 - 23.000 đồng/cổ phiếu. Ngày 28/8 vừa qua, thị giá MBB đã đạt mức 23.350 đồng/cổ phiếu, suýt phá đỉnh một năm thiết lập ngày 4/10/2018 (23.360 đồng/cổ phiếu - tính theo giá điều chỉnh).
Chốt phiên hôm nay, cổ phiếu MBB giữ ở mức 23.100 đồng/cổ phiếu.
Xu hướng tăng giá của những cổ phiếu trên khó lòng đến từ thị trường chung, bởi VN-Index vẫn đang diễn biến không mấy tích cực, mà chủ yếu đến từ chuyển động trong hoạt động cốt lõi của ngân hàng.
Với Vietcombank là nền tảng kinh doanh vững chắc, tăng trưởng lợi nhuận đáng kinh ngạc (61% cho năm 2018 và 41% cho nửa đầu năm 2019) giúp ngân hàng này giữ vững ngôi vị quán quân lợi nhuận, vượt trội hoàn toàn so với phần còn lại. Trong khi đó, với BIDV là câu chuyện bán vốn cho đối tác ngoại, kỳ vọng xử lý nợ xấu tồn đọng đi đến hồi kết và nền tảng thị phần tín dụng lớn bậc nhất hệ thống.
Trong khi đó, động thúc đẩy giá cổ phiếu của MB là cả hai câu chuyện: bán vốn cho đối tác ngoại và tăng trưởng lợi nhuận.
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mục tiêu giai đoạn 2019 - 2024 của ngân hàng này lên đến 20%/năm, cao bậc nhất hệ thống ngân hàng. Cùng với đó là đòn bẩy từ việc bán vốn cho đối tác ngoại cũng như nới room ngoại (MB dự kiến bán 7,5% vốn điều lệ cho đối tác ngoại trong năm 2019).
Ngoài ra, định giá ở mức thấp với P/E chỉ khoảng 7 lần, trong khi trung bình ngành trên 12 lần, cũng là điểm khiến cổ phiếu MBB hấp dẫn giới đầu tư.
Với VPBank, cổ phiếu VPB của ngân hàng này vẫn chưa cho thấy tín hiệu phục hồi rõ ràng, dù cũng đã có cải thiện nhất định trong 3 tháng qua. Trong một động thái mới đây, đại hội đồng cổ đông VPBank đã thông qua phương án mua lại tối đa 10% lượng cổ phiếu đáng lưu hành để làm cổ phiếu quỹ.
Theo ban lãnh đạo ngân hàng này, thị giá VPB hiện tại không phản ánh đúng giá trị thực tế cũng như tiềm năng phát triển của VPBank. Việc mua cổ phiếu quỹ là để giảm bớt số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhằm tăng tỷ lệ sinh lời trên mỗi cổ phiếu cho nhà đầu tư, cũng như được hiểu là một thương vụ đầu tư của ngân hàng vào một tài sản có giá trị và có khả năng sinh lời cao trong tương lai.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.