Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hãng tin Kyodo ngày 18/3 dẫn thông báo của Đại học Phúc lợi Xã hội Tokyo cho biết nhà trường đã mất liên lạc với khoảng 700/2.600 du học sinh nước ngoài kể từ tháng 4 năm ngoái.
Những sinh viên này tới từ Việt Nam, Nepal, Trung Quốc và một số nước khác. Được biết thị thực của một số sinh viên đã hết hạn và hiện đang trong tình trạng cư trú bất hợp pháp.
Những du học sinh này đã bị xóa khỏi sổ đăng ký chương trình đại học của trường, theo văn phòng quan hệ công chúng của trường tại Nagoya.
Cũng theo Đại học Phúc lợi Xã hội Tokyo, trường ghi nhận 264 vụ mất tích tương tự như vậy trong năm 2016 và 493 vụ vào năm 2017. Trong nhiều trường hợp, sinh viên không liên lạc sau khi nghỉ học nhiều lần và sau đó cũng ngừng đóng học phí.
Theo Bộ Tư pháp Nhật Bản, trong năm 2017, hàng chục sinh viên nước ngoài đăng ký học tại trường Đại học Phúc lợi Xã hội Tokyo đã bị phát hiện cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản ngay cả khi thị thực hết hạn.
Hiện trường đang phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản và Bộ Văn hoá để điều tra tình hình thực tế và sẽ làm mọi cách để hạn chế tình trạng tương tự xảy ra.
Mới đây, Văn phòng Công tố quận Cao Hùng (Đài Loan) ngày 5/3 đã truy bố 4 người, trong đó có 2 người Việt, về nhiều tội danh trong vụ 148 người Việt “mất tích” khi đến Đài Loan bằng thị thực du lịch hồi cuối năm ngoái.
Theo cáo trạng, một nghi phạm tên Mai, là nhân viên của một hãng lữ hành ở Hà Nội, đã tuyển dụng 20 người sang Đài Loan lao động với lệ phí làm visa là 1.000 - 3.000 USD mỗi người và sắp xếp cho họ thành một nhóm du khách theo chương trình visa Quan Hồng.
Sau khi nhận được visa điện tử của các khách hàng, Mai đưa nhóm 19 người đến thành phố Cao Hùng vào ngày 21/12, trong khi người còn lại đã đáp chuyến bay đến thành phố Đài Trung từ ngày 15/12. Tất cả đều được báo cáo mất tích sau khi rời khỏi các sân bay ở Đài Loan.
Vợ chồng Mai bị truy tố các tội danh làm giả giấy tờ, che giấu người phạm pháp và vi phạm luật lao động.
Giới chức Đài Loan cũng truy tố một công dân tên Cheng sinh sống tại Việt Nam và một nghi phạm người Việt họ Nguyễn, nhân viên của công ty lữ hành ở Hà Nội. Hai người này bị cáo buộc tuyển dụng 33 lao động và sắp xếp đưa họ đến Đài Loan vào ngày 23/12 với mức phí 1.000 - 2.500 USD một người.
Cheng bị truy tố tội làm giả giấy tờ và che giấu người phạm pháp, trong khi Nguyen bị cáo buộc các tội danh tương tự và vi phạm luật chống buôn người.
Một cuộc điều tra về hai nhóm du khách khác trong vụ việc năm ngoái đang được tiến hành. Theo dữ liệu của Cục Di trú Đài Loan, tính đến ngày 19/2, có 92 người trong số các du khách Việt mất tích, gồm 57 nam và 35 nữ, đã bị bắt hoặc ra đầu thú.
Xem thêm >> 'Kiệt quệ' sau lệnh trừng phạt của Mỹ, tỷ phú Nga đâm đơn kiện
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.