SCG phát triển nhiều sản phẩm xanh tại Việt Nam

Hoàng Minh - Thứ tư, 04/06/2025 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Tập đoàn Thái Lan SCG vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với nhiều tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi rõ nét sau giai đoạn biến động thương mại toàn cầu. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong chiến lược phát triển bền vững và mở rộng thị trường của tập đoàn.

Tập đoàn Thái Lan SCG vừa cho biết, đầu năm 2025, các công ty thành viên của SCG đã triển khai những giải pháp sáng tạo, góp phần giảm tác động môi trường và tối ưu chi phí vận hành.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân đã ra mắt dòng sản phẩm chai trọng lượng nhẹ có thể tái chế, được ứng dụng công nghệ MuCell nhằm giảm lượng nhựa sử dụng và tối ưu chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH Xi măng – Vật liệu xây dựng SCG Việt Nam đã giới thiệu bao bì mới cho dòng sản phẩm xi măng carbon thấp tại thị trường miền Trung, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, liên doanh SCGJWD tiếp tục mở rộng mô hình Logistics Xanh với xe tải điện (EV), hệ thống kho ứng dụng năng lượng mặt trời và trung tâm điều phối hoạt động 24/7, góp phần cải thiện hiệu quả năng lượng.

SCG cũng hợp tác với Tập đoàn Nam Long – một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam – cung cấp các giải pháp mái nhà xanh cho các dự án đô thị quy mô lớn.

Với trọng tâm hướng đến môi trường, xã hội và khả năng phục hồi kinh tế, SCG không ngừng lan tỏa giá trị tích cực thông qua các sáng kiến đổi mới, đóng góp cộng đồng và xây dựng các mối quan hệ hợp tác bền vững, tiếp tục đặt nền tảng cho chiến lược “Tăng trưởng Xanh Toàn diện” tại Việt Nam và trong khu vực" - Đại diện SCG cho biết.

Theo báo cáo tài chính quý I/2025, Tập đoàn SCG ghi nhận sự cải thiện so với quý 4/2024, với lợi nhuận EBITDA đạt 9,78 nghìn tỷ đồng (380 triệu USD) và lợi nhuận ròng 834 tỷ đồng (32 triệu USD).

Đại diện SCG, Ông Thammasak Sethaudom, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SCG cho biết, kết quả này đến từ nhiều biện pháp tăng cường nền tảng tài chính. Tập đoàn đã và đang triển khai đồng bộ 4 chiến lược trọng tâm gồm: giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu; mở rộng các dòng sản phẩm HVA và sản phẩm xanh; thâm nhập thị trường mới; và phát huy tối đa lợi thế từ các cơ sở sản xuất trải rộng trong khu vực ASEAN.

Trong quý 1/2025, doanh thu từ hoạt động tại ASEAN (ngoài Thái Lan) đạt 17,97 nghìn tỷ đồng (698 triệu USD). Riêng tại Việt Nam, doanh thu từ bán hàng trong quý 1/2025 đạt 7,77 nghìn tỷ đồng (301 triệu USD),

Tính đến hết tháng 3/2025, tổng tài sản của tập đoàn SCG đạt 642,48 nghìn tỷ đồng (25,01 tỷ USD), trong đó tài sản tại ASEAN (không gồm Thái Lan) là 294,37 nghìn tỷ đồng (11,46 tỷ USD), chiếm 46% tổng tài sản hợp nhất của SCG.

Đại gia Thái Lan SCG ngày càng thu nhiều tiền tại Việt Nam

Đại gia Thái Lan SCG ngày càng thu nhiều tiền tại Việt Nam

Doanh thu tại thị trường Việt Nam đóng góp tới 40% tổng doanh thu của SCG tại các nước ASEAN (trừ Thái Lan).

Những 'ông lớn' Thái Lan với khoản đầu tư tỷ USD vào Việt Nam

Những 'ông lớn' Thái Lan với khoản đầu tư tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến tháng 6/2024, Thái Lan là một trong 9 quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký lũy kế trên 14 tỷ USD.

Tập đoàn Thái Lan sẽ mua lại 70% cổ phần Nhựa Duy Tân

Tập đoàn Thái Lan sẽ mua lại 70% cổ phần Nhựa Duy Tân

Tập đoàn Thái Lan SCG tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam thông qua việc mua bán sáp nhập khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân.

Ý kiến ( )
'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero

'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero

(VNF) - Theo chuyên gia Bùi Thị Mến, trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chính sách thuế – đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp – cần được tái cấu trúc để trở thành công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch.

Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế

Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế

(VNF) - Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và phát thải thấp là xu thế tất yếu toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại COP26 với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong lộ trình này, tài chính xanh đóng vai trò then chốt, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân – nguồn lực được kỳ vọng chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư xanh.

Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới

Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới

(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.

368 tỷ USD cho Net-Zero: Nguồn tiền từ đâu để Việt Nam hiện thực hóa tham vọng

368 tỷ USD cho Net-Zero: Nguồn tiền từ đâu để Việt Nam hiện thực hóa tham vọng

(VNF) - Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero) đã trở thành cam kết quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tài chính xanh được xem là yếu tố then chốt nhằm huy động và định hướng dòng vốn vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.

'Bóng dáng' tỷ phú giàu thứ 2 Châu Á tại dự án điện gió 1.758 tỷ ở Quảng Trị

'Bóng dáng' tỷ phú giàu thứ 2 Châu Á tại dự án điện gió 1.758 tỷ ở Quảng Trị

(VNF) - Có 4 nhà đầu tư tên tuổi lớn trong lĩnh vực năng lượng đã đăng ký thực hiện dự án Nhà máy Điện gió Quảng Trị Win 1, trong đó có liên danh của ông chủ Tập đoàn Adani (Ấn Độ) – người giàu thứ 2 châu Á và thứ 24 của thế giới đăng ký thực hiện.

Chậm chân trên thị trường carbon, nguy cơ bị loại khỏi nhiều chuỗi cung ứng

Chậm chân trên thị trường carbon, nguy cơ bị loại khỏi nhiều chuỗi cung ứng

(VNF) - Theo TS Lê Hải Hưng, nếu không chuẩn bị sớm để tham gia vào thị trường carbon, Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội. Trước tiên là cơ hội xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia đã áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM). Chậm chân hơn nữa, Việt Nam có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng xuất khẩu cho thị trường có quy định này”, ông Hưng cảnh báo.

Thiếu danh mục phân loại xanh: Không có chuẩn chung, vốn xanh phát triển manh mún

Thiếu danh mục phân loại xanh: Không có chuẩn chung, vốn xanh phát triển manh mún

(VNF) - Thống đốc NHNN từng thừa nhận, việc thúc đẩy dòng vốn vào lĩnh vực xanh còn nhiều trở ngại, trong đó đáng kể nhất là việc các tổ chức tín dụng gặp khó do chưa có hướng dẫn cụ thể về phân loại xanh. Việc chậm ban hành danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia đang cản trở dòng vốn đầu tư vào các dự án xanh, bền vững. Liên quan đến vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tùng Anh – Giám đốc Dịch vụ Tài chính bền vững, FiinRatings.

Chuyển đổi xanh: Càng chậm trễ càng tốn kém, nguy cơ mất thị trường

Chuyển đổi xanh: Càng chậm trễ càng tốn kém, nguy cơ mất thị trường

(VNF) - Nếu chậm trễ chuyển đổi xanh, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí tuân thủ tăng cao khi các quy định quốc tế chính thức có hiệu lực. Rủi ro mất thị trường là hiện hữu nếu doanh nghiệp không kịp thích ứng với các yêu cầu về CBAM, ESG hay các quy định chống biến đổi khí hậu từ đối tác toàn cầu.

Tàu du lịch bị dừng hoạt động vì khách dùng chai nhựa 1 lần trên Vịnh Hạ Long

Tàu du lịch bị dừng hoạt động vì khách dùng chai nhựa 1 lần trên Vịnh Hạ Long

(VNF) - Ban quản lý vịnh Hạ Long vừa tạm dừng hợp đồng về neo đậu, hoạt động tại các cảng, bến, vùng nước trên vịnh Hạ Long đối với tàu du lịch Thịnh An 88, QN-8618.