'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo với Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp mới đây, Tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) Nguyễn Chí Thành cho biết, trong gần 14 năm qua, SCIC đã triển khai có hiệu quả việc củng cố và hoàn thiện mô hình hoạt động, thực hiện các đề án tái cơ cấu được cấp thẩm quyền phê duyệt, SCIC đã đạt được kết quả nổi bật như vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển, các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu đều tăng trưởng liên tục, năm sau cao hơn năm trước.
Lũy kế từ khi thành lập đến 31/12/2019 vốn chủ sở hữu của SCIC đạt trên 51.911 tỷ đồng; tổng tài sản theo báo cáo tài chính 55.828 tỷ đồng; tổng tài sản theo giá thị trường đạt 146.512 tỷ đồng (khoảng 6,2 tỷ USD). So với thời điểm thành lập, doanh thu của SCIC tăng gấp 46,8 lần; lợi nhuận sau thuế tăng gấp 37,1 lần; vốn chủ sở hữu tăng gấp 14,2 lần; tổng tài sản tăng gấp 10,5 lần.
Về giá trị giải ngân đầu tư của SCIC, tính đến 31/12/2019, SCIC đã giải ngân trên 28.450 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư. Trong đó, đầu tư hiện hữu (đầu tư mua cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu tại các doanh nghiệp tiếp nhận) gần 14.556 tỷ đồng. Đầu tư mới khoảng 12.860 tỷ đồng, trong đó góp vốn thành lập doanh nghiệp, đầu tư dự án và đầu tư cổ phiếu tại các doanh nghiệp khác hơn 6.000 tỷ đồng; đầu tư mua trái phiếu 6.850 tỷ đồng; đầu tư theo chỉ định của Chính phủ 1.036 tỷ đồng.
Theo ông Thành, nhiều khoản đầu tư hiện hữu đã đem lại hiệu quả rất cao cho nhà nước như đầu tư để mua cổ phần phát hành thêm của Vinaconex với số tiền 1.600 tỷ đã đem lại doanh thu trên 4.600 tỷ, lợi nhuận trên 3.000 tỷ đồng sau khi SCIC thực hiện thoái toàn bộ vốn tại doanh nghiệp này vào cuối năm 2018; đầu tư hiện hữu vào Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk với giá trị 6.700 tỷ đồng, trong đó, đã bán gần 9% số cổ phần trong các năm 2016-2017, thu về 20.280 tỷ đồng; và giá trị thị trường số cổ phần còn lại trong danh mục là 54.354 tỷ đồng; đầu tư hiện hữu vào Nhựa Bình Minh với giá trị 96,3 tỷ đồng, đã thoái toàn bộ và thu về 929 tỷ đồng, hiệu quả gấp 10 lần.
Về tổng giá trị giải ngân cho hoạt động đầu tư mới của SCIC, ông Nguyễn Chí Thành cho biết đạt lũy kế 12.860 tỷ đồng, hiệu quả thu về đạt gần 7.600 tỷ đồng. Trong đó, chênh lệch giữa giá trị thị trường/giá vốn trên 4.200 tỷ đồng; cổ tức, lợi tức thu về tương ứng khoảng gần 3.400 tỷ.
Một số khoản đầu tư mới đã thoái vốn và đạt hiệu quả tốt có thể kể đến như CMC Telecom, Thủy điện Thác Bà, Gemadept… Một số khoản đầu tư có hiệu quả cao hiện vẫn còn trong danh mục như Ngân hàng Quân đội, Công ty Tư vấn đầu tư và đầu tư Việt Nam.
Nhìn chung, hoạt động đầu tư của SCIC đã được triển khai từng bước, theo hướng thận trọng, đảm bảo định hướng của Chính phủ và tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào SXKD tại doanh nghiệp; đạt hiệu quả tích cực, giúp bảo toàn giá trị và tăng trưởng vốn nhà nước. SCIC đã bảo toàn và phát triển vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư đạt khá cao so với các tổng công ty, tập đoàn nhà nước. tỷ suất lợi nhuận trên toàn danh mục đầu tư (ROE) trong giai đoạn 2006-2019 đạt 13%.
"Tổng số vốn đầu tư mới đạt trên 28.000 tỷ trên quy mô tổng tài sản 146.000 tỷ đồng (trên 6,2 tỷ USD, bao gồm cả tiền mặt). Do đó, có thể nhận thấy vai trò của SCIC với tư cách nhà đầu tư của Chính phủ chưa rõ nét, chưa có tác động lan tỏa trong nền kinh tế như kỳ vọng đặt ra khi thành lập SCIC”, Tổng giám đốc Nguyễn Chí Thành nhìn nhận.
Về định hướng chiến lược phát triển của SCIC, ông Thành cho hay với mục tiêu trở thành “nhà đầu tư của Chính phủ”, hoạt động đầu tư đã, đang và sẽ là một trong hai lĩnh vực hoạt động kinh doanh cốt lõi, quyết định thành công của mô hình SCIC. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn từ 2020 trở đi, sau khi danh mục doanh nghiệp bàn giao về SCIC được dự báo sẽ giảm dần cả về số lượng và giá trị, đòi hỏi SCIC phải chuyển trọng tâm nhiệm vụ sang hoạt động đầu tư kinh doanh vốn.
Từ kinh nghiệm đã đúc rút sau 14 năm hoạt động và kinh nghiệm của Temasek (Singapore), SCIC sẽ đóng vai trò là nhà đầu tư tài chính, kết hợp sức mạnh tài chính với kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực quản lý, vận hành các dự án đầu tư của các đối tác.
Quy mô đầu tư của SCIC dự kiến đến năm 2025, tổng tài sản của SCIC đạt khoảng 81.800 tỷ đồng theo giá trị sổ sách. Trong giai đoạn 2020-2025, trên cơ sở mô hình tài chính được tính toán dựa vào quy mô vốn tiếp nhận; bán vốn không bao gồm 10 doanh nghiệp; nhu cầu tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp hiện hữu và dòng tiền tài chính như cổ tức, trái tức, vốn điều lệ SCIC tăng thêm, dự kiến mỗi năm SCIC có thể giải ngân từ 13.000-16.000 tỷ đồng…
Tại cuộc họp, SCIC cũng đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách như định hướng, nguyên tắc, lĩnh vực, quy mô đầu tư; về phê duyệt chiến lược phát triển SCIC giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030; về thoái vốn đối với các khoản đầu tư mới; đánh giá tổng danh mục đầu tư; nâng cao năng lực tài chính của SCIC như tăng vốn điều lệ; sửa đổi quyết định 1232 để SCIC phối hợp với các bộ ngành triển khai thực hiện; cơ chế thu hút chuyên gia… Đặc biệt, SCIC cũng kiến nghị chuyển đổi mô hình sang Quỹ đầu tư Chính phủ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.