Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tại diễn đàn tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đại diện Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân khiến cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước dậm chân tại chỗ.
Trong đó, ông Trần Nguyên Nam đặc biệt nhấn mạnh đến sự chồng chéo của quy định pháp luật, kế hoạch thoái vốn không thực sự gắn với yêu cầu thị trường và khoảng cách giữa quy định hiện hành về bán vốn nhà nước và thông lệ quốc tế.
“Nhìn chung, pháp luật còn quy định chồng chéo tại nhiều văn bản thay vì tại một văn bản duy nhất, cho dù chỉ ở cấp thông tư. Bên cạnh đó, các quy định hiện hành chủ yếu mới chỉ dừng ở các quy định khung, mang tính nguyên tắc nên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp nhà nước thường xuyên phải hỏi ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý các vấn đề phát sinh”, ông Nam nói.
Theo ông Nam, cách thức tổ chức đấu giá cổ phần như hiện nay đang thể hiện một khoảng cách khá xa giữa quy định về bán vốn tại Việt Nam và thông lệ quốc tế. Cụ thể, ông Nam chỉ ra 3 điểm mấu chốt.
Thứ nhất, pháp luật chưa dự tính tới khoảng thời gian cần thiết để nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục soát xét đặc biệt (due dilligence) trước khi ra quyết định đầu tư;
Thứ hai, việc ký kết các thỏa thuận cổ đông (SA) hay hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (SPA) cũng không được quy định như một bước cần có của quy trình bán vốn.
Thứ ba, với quy trình bán vốn và mức chi phí như hiện nay, trong phần lớn các trường hợp (trừ khi thực hiện IPO doanh nghiệp nhà nước) sẽ rất khó có cơ hội để các tổ chức tư vấn đầu tư quốc tế (international investment banker) có thể tham gia hỗ trợ cho khách hàng.
Trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng việc chậm cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước so với quy hoạch nằm ở những vướng mắc liên quan đến đất đai.
Tại diễn đàn lần này, đại diện SCIC cho rằng việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp để bán vốn có thể dẫn đến một số bất cập.
Cụ thể, ông ông Trần Nguyên Nam cho rằng đối với các doanh nghiệp đã niêm yết, giá cổ phiếu tham chiếu đương nhiên đã phản ánh kết quả kinh doanh, tiềm năng phát triển và lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có lợi thế về đất đai và giá trị về quyền sở hữu trí tuệ (nếu có). Do đó quy định về yêu cầu tính toán riêng lẻ một số giá trị lợi thế cụ thể (chẳng hạn như giá trị quyền sử dụng đất) không thực sự có nhiều ý nghĩa đối với đa số các phương pháp định giá và chỉ thích hợp sử dụng đối với phương pháp tài sản.
Hơn nữa, theo ông Nam, dù doanh nghiệp có một số lợi thế nhất định về đất đai nhưng kết quả kinh doanh yếu thua lỗ kéo dài, mâu thuẫn nội bộ, tranh chấp giữa các nhóm cổ đông; tỷ lệ sở hữu của nhà nước thấp... thì vẫn không thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, dẫn đến bán vốn nhiều lần không thành công.
Ngoài ra, ông Nam cho rằng việc tồn tại một khoảng trống về các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phải bán đi bán lại nhiều lần.
“Để xác định giá khởi điểm bán cổ phần tại doanh nghiệp, có thể sử dụng các phương pháp định giá khác nhau. Các phương pháp này dựa trên những giả định và công thức tính toán khác nhau nên kết quả định giá thường không giống nhau, thậm chí chênh lệch lớn.
"Do sự thiếu vắng các quy định pháp lý cụ thể về việc lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong thoái vốn nhà nước nên đã tạo ra những rủi ro pháp lý rất lớn cho người ra quyết định thoái vốn.
"Trong phần lớn các trường hợp, để đảm bảo an toàn pháp lý, phương pháp định giá cho kết quả cao nhất sẽ được lựa chọn – mặc dù căn cứ vào tình hình tài chính và thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này có thể cho ra những kết quả bất hợp lý, không bán được cổ phần dẫn đến tình trạng bán đi bán lại nhiều lần”, ông Trần Nguyên Nam nói.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.