Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Với tỷ lệ gần như tuyệt đối, Đại hội cổ đông TISCO vừa chấp thuận yêu cầu của cổ đông là Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) về việc rút 1.000 tỷ đồng khỏi vốn điều lệ công ty. Đại hội cũng giao Hội đồng quản trị phối hợp với SCIC thực hiện các thủ tục rút vốn theo đúng quy định, trình tự pháp luật. Sau khi thực hiện, vốn điều lệ của TISCO giảm còn 1.840 tỷ đồng.
Lượng vốn nêu trên do SCIC góp trong đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ năm 2015 để triển khai giai đoạn 2 dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên, song lại đang được doanh nghiệp gửi tại Vietcombank với lãi suất 5,3-5,5% một năm. Nhờ đó, mỗi tháng TISCO thu về khoảng 4,5 tỷ đồng để thanh toán các hạng mục đầu tư dở dang cho giai đoạn mở rộng nhà máy.
Việc thực hiện rút 1.000 tỷ đồng của SCIC ra khỏi vốn điều lệ của TISCO là kết quả từ chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Chính phủ về xử lý các tồn tại, yếu kém của một số doanh nghiệp ngành Công Thương, trong đó có dự án mở rộng TISCO giai đoạn 2. Khi có yêu cầu này, lãnh đạo Gang thép Thái Nguyên đã đề nghị SCIC rút vốn nhưng không làm giảm vốn điều lệ (đang là 2.840 tỷ đồng). Tuy nhiên đề nghị này đã không được lãnh đạo Chính phủ chấp thuận.
Báo cáo tài chính hợp nhất 2016 của TISCO cho biết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh lên mức 8.578 tỷ đồng. Nhờ đó công ty thu về khoản lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3,5 lần so với 2015, tức khoảng 206 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với báo cáo chưa được kiểm toán mà doanh nghiệp công bố trước đó, mức lãi giảm khoảng 2,4 tỷ đồng.
Tổng tài sản của công ty ở mức 11.147 tỷ đồng, tăng 149 tỷ so với cuối năm 2015; nợ phải trả dù giảm nhẹ so với hồi đầu năm, song vẫn ở mức 8.362 tỷ đồng. Công ty có nhóm nợ xấu khó thu hồi gần 655 tỷ đồng, trong đó hơn 201 tỷ đồng là tiền lãi chậm trả tương ứng với khoản nợ khó đòi của các đối tác như Công ty TNHH Lưỡng Thổ 102 tỷ, Công ty TNHH Thương mại & Du lịch Trung Dũng 251 tỷ…
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên được thành lập năm 1959, thuộc sở hữu Nhà nước, trong đó Tổng công ty Thép nắm 42,11%, còn lại là SCIC có 35,21%. Công ty có công suất sản xuất thép cán hiện tại đạt 650.000 tấn một năm, hệ thống phân phối sản phẩm với 5 chi nhánh đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, văn phòng bán hàng tại TP HCM.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.