'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Công Hồng, trong đầu tư bất động sản, ngoài việc kiếm tiền, doanh nghiệp còn phải có tâm nguyện giúp xã hội phát triển.
Ông Hồng cho biết trước khi làm dự án Ecopark quy mô 500ha, ông và ông chủ Ecopark Lương Xuân Hà chưa phát triển dự án nào đến 1m2.
“Chúng tôi có tham vọng nếu đã làm thì làm cho tới và muốn làm cho tới cần có không gian đủ rộng để vẽ bức tranh dự án, để hiện thực hóa ước mơ”, ông nói và cho biết “đó là suy nghĩ rất đơn sơ ban đầu mà chúng tôi quyết định làm dự án Ecopark”.
Theo ông Hồng, đối với một dự án, bước quan trọng nhất là chọn vị trí. Triết lý, mục tiêu phát triển của mỗi nhà đầu tư khác nhau nên sẽ có những cách chọn vị trí khác nhau.
Tiếp đó là quy hoạch, ông cho biết có những nhà đầu tư, nhà tư vấn vẽ không được dự án Ecopark.
“Như vậy, trong câu chuyện quy hoạch, điều đầu tiên phải chọn được nhà tư vấn đúng. Nếu hai bên không cùng mục tiêu, không cùng định hướng thì không thể tìm được tiếng nói chung. Tư vấn giỏi nhưng vẽ không đúng ý cũng không thể đầu tư được”, vị lãnh đạo Ecopark nói và nhận định “đây là vấn đề mấu chốt, quyết định”.
Tiếp tục đánh giá về vai trò của đơn vị tư vấn, ông cho rằng nhà tư vấn quy hoạch sẽ giúp chủ đầu tư định hình sự phát triển dự án như thế nào vì họ có năng lực chuyên môn, học thuật và thực hành.
Bên cạnh đó, nhà tư vấn giỏi còn phải là những đơn vị có bản lĩnh và lương tâm. Tuy nhiên, tư vấn chiều lòng nhà đầu tư, không có phản biện và tính toán cũng không ổn.
“Nhà tư vấn tốt cần có khả năng cùng xây dựng tầm nhìn, có khả năng đưa ra quy hoạch với các phân khu, phân kỳ tốt, tạo ra các điểm nhấn, sự tích hợp cho dự án. Xây dựng đô thị đáng sống cần những nhà tư vấn tốt mới giúp được chủ đầu tư”, ông Hồng phân tích.
Về kế hoạch phát triển và làm thế nào để tạo ra được đô thị thông minh và đáng sống, lãnh đạo Ecoprak nhấn mạnh: “Làm đô thị đáng sống là phải có người ở, nếu họ không đến ở thì làm đô thị đó để làm gì? Và như thế, doanh nghiệp phải trả lời câu hỏi làm thế nào để họ đến ở”.
Ông Hồng cho hay, làm khu đô thị đáng sống phải đáp ứng được quy hoạch, hạ tầng. Đối với hạ tầng kỹ thuật, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải làm, nếu chỉ làm chống đối thì đó là một nhà đầu tư tệ.
Lấy ví dụ cụ thể, ông cho biết từng đi tham quan nhiều dự án ở các địa phương, các dự án này đều có tình trạng dùng hàng ngàn héc-ta để phân lô bán nền nhưng đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đều không có, đó là sự lãng phí.
“Do đó, câu chuyện hạ tầng xã hội phải đi trước. Đặt mình ở vị trí là khách hàng để thấy những nhu cầu cơ bản cho một nơi đáng sống đó là nhu cầu về trường học, y tế, dịch vụ…”, ông nói.
Đặc biệt, cũng theo lãnh đạo Ecorpark, một khu đô thị đẳng cấp nhưng nếu không có cư dân sẽ không trở thành một khu đô thị đáng sống. “Thử hình dung một thành phố, một khu đô thị nhưng lại không có dân cư, không có dịch vụ… thì đó không phải là thành phố. Do đó, câu chuyện đa dạng sản phẩm, để thỏa mãn nhu cầu thị trường là điều đặc biệt phải quan tâm”, ông nhìn nhận.
Muốn trở thành nơi đáng sống, ông Hồng nhấn mạnh cần tạo sự khác biệt mà nơi đó con người phải gần gũi với thiên nhiên, môi trường.
“Để đạt được điều này không chỉ là tiêu chí quy hoạch, tỷ lệ quy hoạch mà hãy quan tâm tới không gian xanh, không gian mở, phát triển đô thị lõi nhưng vẫn phải có không gian mở, để tạo sự gần gũi với thiên nhiên”, Phó tổng giám đốc Ecopark bày tỏ.
Ở góc độ là đơn vị tư vấn quy hoạch quốc tế, ông Nguyễn Đỗ Dũng, Tổng giám đốc enCity cho rằng: “Nếu như kiến tạo một đô thị mới đã là một bài toán khó thì kiến tạo khu đô thị mới đáng sống lại càng khó hơn”.
Nhìn vào thực trạng bức tranh đô thị Việt Nam, ông Dũng chỉ rõ hiện tại nhiều nơi hạ tầng đã xong nhưng không có người ở, hiệu quả sử dụng đất sụt giảm, hình thành nên những khu đô thị bỏ hoang, phí phạm nguồn lực xã hội.
Hay khi quy hoạch bị phá vỡ, dân số gia tăng vượt quá sức tải của hạ tầng, gây ra các hệ quả cho xã hội như tắc đường, ngập lụt và thiếu tiện ích xã hội. Tình trạng này diễn ra ở cả những khu đô thị được cho là đáng sống ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Trước thực trạng về các khu đô thị Việt Nam, ông Dũng nhận định: “Đây là một bài toán khó của nhiều quốc gia trên cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Vậy khi phát triển một khu đô thị mới thì có những thách thức nào?”
Theo ông Dũng, có 6 thách thức cho đối với việc phát triển một khu đô thị mới gồm: làm sao để có thể thu hút cư dân và xây dựng một cộng đồng sống tốt; làm sao có thể thu hẹp khoảng cách với thành phố trung tâm; đa dạng hoạt động kinh tế; sự linh hoạt với các biến động của thị trường; xây dựng mô hình vận hành; gia tăng giá trị đất đai theo thời gian.
Cùng với thách thức, Tổng giám đốc enCity cũng cho rằng sự thành công của đô thị thông minh và đáng sống cần có 9 chiến lược mới. Cụ thể là địa điểm chiến lược; kết nối vùng; phân khu và phân kỳ; đa dạng sản phẩm; tạo hệ sinh thái; tập trung tiện ích; môi trường thân thiện; vận hành bền vững; gắn kết cộng đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.