Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Công Thương làm rõ và báo cáo gấp về thông tin “lỗ hổng xin - cho trong phát triển năng lượng tái tạo”, trong đó có đề cập đến dự án điện mặt trời VSP Bình Thuận của Công ty Cổ phần Điện mặt trời VSP Bình Thuận II và dự án điện gió Biển Cổ Thạch ngoài khơi huyện Tuy Phong (theo đề xuất, đăng ký của Công ty Cổ phần Đầu tư HLP - HLP Invest).
Sau chỉ đạo của Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai yêu cầu Sở Công Thương tỉnh khẩn trương báo cáo nội dung phản ánh như trên.
Báo cáo lên Chủ tịch tỉnh tại Văn bản số 1290, Sở Công Thương tỉnh này cho biết về việc chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài (Trung Quốc) trong Công ty Cổ phần Điện mặt trời VSP Bình Thuận II (chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời VSP Bình Thuận II tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong), sở đã có Công văn số 2893 ngày 13/12/2018 gửi lên Sở Kế hoạch và Đầu tư góp ý.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, xem xét về việc chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp, còn Sở Công Thương là cơ quan tham gia ý kiến, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Do vậy, Sở Công Thương đề nghị UBND tỉnh xem xét ý kiến báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư về nội dung này.
Đối với dự án điện gió Biển Cổ Thạch, Sở Công Thương thông tin: ngày 23/8/2019, Văn phòng UBND tỉnh có Công văn số 4147 về việc thực hiện ý kiến của Cục Điện lực và năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương tại công văn số 1350/ĐL-NLTT ngày 9/8/2019, trong đó chuyển Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, tham mưu tỉnh có ý kiến về các nội dung liên quan về khảo sát, nghiên cứu và đầu tư xây dựng dự án theo đề nghị của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, Sở Công Thương cho biết không nhận được hồ sơ đề xuất khảo sát, nghiên cứu và đầu tư xây dựng dự án điện gió Biển Cổ Thạch của nhà đầu tư (gồm liên danh HLP Invest, Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Đông Sơn, Công ty Cổ phần Năng lượng Mirat, trong đó HLP Invest là đại diện liên danh).
Do đó, sở đã báo cáo UBND tỉnh tại công văn số 1913/SCT-QLĐ ngày 27/8/2020.
Tháng 9/2019, Sở Công Thương có công văn gửi đại diện liên danh HLP Invest, yêu cầu cung cấp hồ sơ đề xuất khảo sát, nghiên cứu và đầu tư xây dựng dự án điện gió Biển Cổ Thạch.
Một tháng sau đó, sở này nhận được văn bản của HLP Invest kèm theo hồ sơ đề xuất khảo sát, nghiên cứu và đầu tư xây dựng dự án điện gió. Sau buổi làm việc nghe nhà đầu tư báo cáo xin chủ trương khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch bổ sung và đầu tư xây dựng dự án, Sở Công Thương đã gửi ý kiến lên UBND tỉnh.
Trên cơ sở yêu cầu của Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở Công Thương và Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đánh giá năng lực của nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án, Sở đã có công văn đề nghị HLP Invest báo cáo và cung cấp thông tin, hồ sơ năng lực.
Tuy nhiên, đến nay HLP Invest chưa có báo cáo gửi Sở Công Thương và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Sở Công Thương Bình Thuận khẳng định dự án điện gió Biển Cổ Thạch vẫn đang trong giai đoạn xem xét đề xuất khảo sát, nghiên cứu và đầu tư xây dựng dự án của nhà đầu tư.
“UBND tỉnh Bình Thuận chưa có văn bản đồng ý cho Công ty Cổ phần Đầu tư HLP nghiên cứu, khảo sát cũng như chưa có văn bản gửi Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương về việc góp ý về hồ sơ đề xuất khảo sát, nghiên cứu và đầu tư xây dựng dự án điện gió Biển Cổ Thạch”, văn bản của Sở Công Thương nhấn mạnh.
Về nội dung chuyển nhượng dự án cho nước ngoài, tại Tờ trình số 1203 ngày 2/4/2019, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận khẳng định các cổ đông của Công ty Cổ phần Điện mặt trời VSP Bình Thuận II có đủ năng lực, nghiêm túc thực hiện dự án và đầu tư xây dựng công trình. Để thoái vốn đầu tư các dự án khác, các cổ đông của VSP Bình Thuận II đã đồng ý chuyển nhượng 100% cổ phần cho các cổ đông nước ngoài (Trung Quốc).
"Việc chuyển nhượng đang được tiến hành theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và đã được UBND tỉnh đồng ý tại văn bản số 709 ngày 28/2/2019", tờ trình nêu rõ.
Về năng lực tài chính của HLP Invest, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết theo báo cáo của nhà đầu tư này, vốn chủ sở hữu tới cuối năm 2018 là 1.347 tỷ đồng
Sở này cho rằng theo quy định thì dự án điện gió Biển Cổ Thạch đang trong giai đoạn xin khảo sát, đo gió, bổ sung quy hoạch, không quy định chứng minh năng lực tài chính. Tuy nhiên công ty cũng đã chứng minh vốn chủ sở hữu cơ bản đảm bảo triển khai dự án.
Trên các cơ sở đó, sở đề nghị UBND tỉnh đồng ý về chủ trương cho phép HLP Invest khảo sát, đo gió, lập hồ sơ bổ sung quy hoạch dự án khu cánh đồng gió biển Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh và thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho biết UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu sở rà soát lại khu vực đăng ký khảo sát, đo gió và lập hồ sơ đầu tư dự án của HLP Invest có trùng với khu vực đăng ký khảo sát, đo gió, lập dự án của nhóm nhà đầu tư do Công ty Cổ phần Năng lượng Dầu khí Châu Á làm đại diện mà UBND tỉnh đã đồng ý cho triển khai.
Mặt khác, đây là dự án điện gió trên biển, chưa có quy định cụ thể, nên việc khảo sát, đo gió và lập dự án phải xin ý kiến các bộ, ngành trung ương, do đó sở phải rà soát, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các trình tự thủ tục theo quy định.
Trước đó, vào trung tuần tháng 6/2019, liên danh HLP Invest - Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Đông Sơn - Công ty Cổ phần Năng lượng Mirat Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc khảo sát đầu tư dự án cánh đồng gió Biển Cổ Thạch.
Dự án này có diện tích khảo sát 30.264ha, nằm ngoài đường chân triều và cách đường chân triều không quá 20km về phía biển. Tổng công suất dự án 2.000MW với 200 turbine; tổng mức đầu tư lên tới 4,4 tỷ USD.
Trên cơ sở phiếu chuyển của Thủ tướng, Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công thương) ngày 9/8/2019 có công văn gửi UBND tỉnh Bình Thuận, cho biết quan điểm Điện gió Biển Cổ Thạch là dự án quy mô lớn có nhiều đặc thù liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, năng lượng, môi trường, vận tải, an ninh, quốc phòng.
Cơ quan này đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận có ý kiến đối với dự án để xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Do là dự án có quy mô rất lớn, phức tạp, các cơ quan chức năng của Bình Thuận đã tiến hành nhiều cuộc họp để thảo luận. Một số ý kiến đưa ra với nhà đầu tư như dự án chồng lấn với khu bảo tồn biển Hòn Cau; ranh giới vị trí toạ độ từ điểm C08 đến C09 của giai đoạn 1 dự án nằm trong phạm vi vùng nước cảng biển Bình Thuận, ranh giới vị trí toạ độ từ điểm C01 đến điểm C02 của giai đoạn 2 dự án nằm chồng lấn với phạm vi hoạt động của tuyến vận tải ven biển SB....
Ngoài ra, dự án có quy mô 30.264ha chưa có trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Bình Thuận đã được Chính phủ xét duyệt. Về quy hoạch không gian biển, quy hoạch này hiện nay Thủ tướng đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập và trình Chỉnh phủ xem xét, Quốc hội phê duyệt, Bình Thuận không có thông tin và không có cơ sở để góp ý với nội dung này.
Đáng chú ý, mặc dù gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2019, nhưng không lâu sau đó liên danh nhà đầu tư "đứt gánh", khi hai thành viên là Thương mại Đông Sơn và Năng lượng Mirat được xác định là không có khả năng và năng lực để tham gia dự án. Chủ đầu tư lúc này chỉ còn lại duy nhất HLP Invest.
HLP Invest được thành lập tháng 9/2017, có vốn điều lệ chỉ 3 tỷ đồng, đăng ký hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện. 7 cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Mạnh Cường (38%), ông Trương Việt Hùng (35%), ông Trần Văn Hải (10%), bà Đỗ Thu Trang (7%), ông Nguyễn Như Nam (3%), ông Bùi Xuân Huy (3%), bà Phạm Thị Đông (2%) và bà Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2%).
Theo cập nhật tại đăng ký kinh doanh thay đổi gần đây nhất (15/10/2018), HLP Invest chỉ có vốn điều lệ 90 tỷ đồng. Đặc biệt, ông Nguyễn Mạnh Cường (Tổng giám đốc HLP Invest) cũng là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Điện mặt trời VSP Bình Thuận II, đồng thời là người sáng lập tại công ty.
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.