Siêu dự án sông Hồng: Bộ ngành, địa phương 'gật đầu' những gì?

Đình Thắng - L.H.Việt - 09/05/2016 09:24 (GMT+7)

Khi tham gia ý kiến về Dự án giao thông thủy xuyên Á, kết hợp thủy điện trên sông Hồng, với vốn đầu tư 1,1 tỷ USD, không hiểu sao, hầu hết các bộ ngành, địa phương đều đồng ý về chủ trương thực hiện dự án. Tuy vậy, mỗi bộ ngành, địa phương cũng có ý kiến riêng.

Bộ nào cũng "đồng ý", nhưng…

Tại văn bản 361, ngày 3/2/2016, Bộ TN&MT thống nhất về sự cần thiết thực hiện dự án cải tạo sông Hồng do Cty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình) đề xuất. Tuy vậy, bộ này đề nghị: Cần có đánh giá chi tiết tác động của dự án tới tài nguyên nước trước khi xây dựng các công trình (đập dâng nước, âu tàu, cảng, thủy điện) trên sông Hồng. Bổ sung, làm rõ các tác động của dự án tới môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội trong vùng.

Theo Bộ TN&MT, tài nguyên trong phạm vi thực hiện dự án chủ yếu cát sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường, thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, nếu có hoạt động nạo vét liên quan đến thu hồi khoáng sản, chủ đầu tư phải được các địa phương đồng ý. Ngoài ra, chủ đầu tư cần bổ sung các biện pháp phòng, chống sạt lở bờ sông; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt; bổ sung quy hoạch sử dụng đất…

Tại văn bản 1646, ngày 26/2/2016, Bộ Công Thương cho rằng, đây là dự án đa mục tiêu, kết hợp giao thông, thủy điện, thực hiện theo hình thức BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh) phù hợp chủ trương xã hội hóa của nhà nước. Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương giao Cty Xuân Thiện tiếp tục nghiên cứu để đầu tư xây dựng.

Tuy vậy, bộ này đề nghị Báo cáo đề xuất dự án cần bổ sung nghiên cứu, đánh giá kỹ ảnh hưởng đến tài nguyên, khoáng sản, công trình hạ tầng... trên cơ sở hiện trạng và quy hoạch đã duyệt (trong đó có các dự án thủy điện trên các nhánh của sông Hồng). Đồng thời, đề xuất các cơ chế đặc thù cần thiết khác đảm bảo dự án khả thi.

Trường hợp dự án được đồng ý chủ trương đầu tư, Bộ Công Thương yêu cầu nhà đầu tư lập hồ sơ và trình bộ này xem xét bổ sung các nhà máy thủy điện vào quy hoạch thủy điện và phát triển điện. Trong đó, cần quan tâm đánh giá điều kiện địa chất, thủy văn, quy mô mực nước thượng - hạ lưu, các thông số thủy năng, phương án đấu nối điện, tiến độ dự kiến đưa vào vận hành và hiệu quả kinh tế của các nhà máy thủy điện.

Cho ý kiến về dự án cải tạo sông Hồng, Bộ Quốc phòng cũng thống nhất chủ trương đầu tư dự án. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh mà dự án hiện diện, như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai… 

Đánh giá dự án cải tạo sông Hồng phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư, nhưng Bộ NN&PTNT (văn bản 1341, ngày 24/2/2016) đề nghị Cty Xuân Thiện phải làm rõ tác động của dự án. Như tác động của dự án tới ngập lụt thượng lưu, khả năng thoát lũ, bồi lắng trước công trình, xói sau công trình; an toàn hệ thống đê điều, tiêu thoát nước, lấy nước của hệ thống công trình thủy lợi hai bên bờ sông; tác động đến mất cân bằng bùn cát vùng hạ du do lượng bùn cát giữ lại khi có công trình; tác động đến mất đất nông nghiệp, đất rừng, di dân tái định cư khi xây dựng công trình. Ngoài ra, dự án phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông.

Cũng thống nhất về chủ trương và hình thức đầu tư dự án, Bộ Xây dựng lưu ý: Việc xây dựng đập dâng nước và âu tàu kết hợp nhà máy thủy điện tác động nhiều đến môi trường, dòng chảy, hệ sinh thái sông Hồng, thủy lợi, tiêu thoát lũ... Vì vậy, cần đề ra các phương án giải quyết những phát sinh thực tế, đảm bảo quyền lợi các địa phương trong phạm vi dự án và quyền lợi nhà đầu tư. Cần hài hòa lợi ích phát điện và lợi ích giao thông vận tải thủy, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng lưu ý tới quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình (Chính phủ vừa phê duyệt tháng 2/2016). Theo đó, khu vực lòng sông và bãi sông nằm giữa hai đê phải đảm bảo không gian thoát lũ; việc sử dụng bãi sông phải đảm bảo không gây cản lũ, không ảnh hưởng đến dòng chảy hoặc bị nguy hiểm, tổn thất về người và tài sản khi có lũ lớn. Do vậy, dự án cần giải pháp thiết kế phù hợp với quy định này.


Các bộ yêu cầu nhà đầu tư làm rõ những tác động môi trường của dự án cải tạo sông Hồng (Trong ảnh: Lưu vực sông Hồng đoạn chảy qua TP Hà Nội). 

EVN: Chưa đủ cơ sở góp ý về sự cần thiết đầu tư

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cũng đồng ý chủ trương nghiên cứu đầu tư, khai thác tiềm năng sông Hồng. Nhưng EVN cho rằng, dự án chưa có trong các quy hoạch liên quan, như: Quy hoạch hệ thống bậc thang phát triển điện, quy hoạch tiêu thoát lũ, quy hoạch sử dụng nước… Vì vậy, chủ đầu tư cần trình để các bộ ngành xem xét khả năng bổ sung, điều chỉnh quy hoạch.

Với 6 nhà máy thủy điện dọc tuyến sông Hồng, theo EVN, hồ sơ đề xuất dự án của Cty Xuân Thiện chưa phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, địa chất, thủy văn, đấu nối lưới điện; đánh giá về đảm bảo dòng chảy tối thiểu và nhu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du. Do vậy, EVN chưa đủ cơ sở xem xét góp ý về sự cần thiết đầu tư 6 nhà máy thủy điện, quy mô công suất, sản lượng phát điện và hiệu quả kinh tế - tài chính của các nhà máy thủy điện.

Các địa phương đồng tình

Trong văn bản góp ý về dự án cải tạo sông Hồng, các địa phương bị ảnh hưởng đều cơ bản đồng ý với chủ trương đầu tư dự án. Tuy nhiên, UBND tỉnh Lào Cai cho rằng, nhà đầu tư phải xác định rõ vị trí các đập dâng nước trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát kỹ địa chất, mức độ ảnh hưởng khi dâng nước, khả năng thoát lũ để đảm bảo an toàn, hiệu quả và đánh giá tác động môi trường.

Ngoài vấn đề môi trường, an toàn, UBND tỉnh Yên Bái đề nghị thêm: Chủ đầu tư phải có phương án giải quyết những phát sinh, hài hòa quyền lợi cho các nhà đầu tư dọc sông Hồng, như các điểm mỏ cát, sỏi dọc sông đã được tỉnh cấp giấy phép khai thác.

Theo Theo Tiền phong
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chủ tịch Trung Nam Group được hủy tạm hoãn xuất cảnh

Chủ tịch Trung Nam Group được hủy tạm hoãn xuất cảnh

(VNF) - Ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group), được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sau khi nộp hơn 21 tỷ đồng tiền nợ thuế.

'Sớm sửa Luật Thuế TNCN, không thể cứng nhắc chờ đến 2026'

'Sớm sửa Luật Thuế TNCN, không thể cứng nhắc chờ đến 2026'

(VNF) - TS Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế Ứng dụng cho rằng, cần ưu tiên sớm sửa Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) để thay đổi mức giảm trừ gia cảnh, hỗ trợ cho đời sống của người dân khi cách tính thuế đã không còn phù hợp và lạc hậu.

Chủ tịch Chứng khoán Everest bị phạt tiền, cấm giao dịch 2 tháng

Chủ tịch Chứng khoán Everest bị phạt tiền, cấm giao dịch 2 tháng

(VNF) - Ông Nguyễn Hải Châu - Chủ tịch Công ty chứng khoán Everest - bị phạt hơn 75 triệu đồng, cấm giao dịch chứng khoán 2 tháng vì mua hơn 1 triệu cổ phiếu Everest ngoài khoảng thời gian công bố thông tin.

Nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Mỹ: Phải nghỉ học vì mang thai và hành trình sở hữu 21 tỷ USD

Nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Mỹ: Phải nghỉ học vì mang thai và hành trình sở hữu 21 tỷ USD

(VNF) - Bà Diane Hendricks, 77 tuổi, là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ với khối tài sản gần 21 tỷ USD. Được mệnh danh là "nữ doanh nhân thành công nhất lịch sử nước Mỹ", bà Diane đã được Forbes vinh danh tới 8 lần trong những danh sách tỷ phú tự thân, tính cả năm 2024.

Ngân hàng tăng cường kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền ảo

Ngân hàng tăng cường kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền ảo

(VNF) - Nhiều ngân hàng thương mại đã có biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo và khuyến cáo khách hàng không thực hiện các giao dịch tiền ảo.

Loạt xe ô tô Trung Quốc chuẩn bị ra mắt thị trường Việt Nam

Loạt xe ô tô Trung Quốc chuẩn bị ra mắt thị trường Việt Nam

(VNF) - Dù sức mua thị trường ô tô trong nước vẫn đang có dấu hiệu khá trầm lắng nhưng nhiều thương hiệu xe Trung Quốc vẫn lên kế hoạch ra mắt các mẫu xe mới.

Trung tâm tích hợp dữ liệu: Nền tảng cho 'chính quyền số và đô thị thông minh'

Trung tâm tích hợp dữ liệu: Nền tảng cho 'chính quyền số và đô thị thông minh'

(VNF) - Theo ông Phạm Hồng Quảng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam, việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu sẽ đảm bảo năng lực triển khai chính quyền số và đô thị thông minh tại tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, việc này đóng vai trò nền tảng, kết nối các hệ thống thông tin giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn Quảng Nam.

Giải ngân đầu tư công tại TP.HCM: Mục tiêu 4.000 tỷ/tuần, thực hiện 300 tỷ/tuần

Giải ngân đầu tư công tại TP.HCM: Mục tiêu 4.000 tỷ/tuần, thực hiện 300 tỷ/tuần

(VNF) - Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 của TP. HCM cho thấy, mục tiêu đến hết quý I/2024 giải ngân đầu tư công đạt từ 10-12% và đến hết quý II thì đạt 30% nhưng đến nay kết quả rất thấp.

Tasco: Năm 2024, dự thu gần 1 tỷ USD từ bán ô tô

Tasco: Năm 2024, dự thu gần 1 tỷ USD từ bán ô tô

(VNF) - Theo dự kiến của Tasco (HUT), năm 2024, mảng kinh doanh ô tô đem về khoảng 23.000 tỷ, doanh thu bảo hiểm 300 tỷ, VETC hơn 500 tỷ, mảng BOT 650 tỷ.

Nghệ An: Tìm nhà đầu tư bỏ 342 tỷ xây khu dân cư rộng 4,2 ha

Nghệ An: Tìm nhà đầu tư bỏ 342 tỷ xây khu dân cư rộng 4,2 ha

(VNF) - Sau khi được lựa chọn, nhà đầu tư sẽ xây dựng toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch đã được phê duyệt và các khu biệt thư, nhà ở xã hội trên khu đất với tổng diện tích khoảng 4,2ha.

San gạt núi đồi làm bãi tập kết than khổng lồ sát biên giới Việt - Lào

San gạt núi đồi làm bãi tập kết than khổng lồ sát biên giới Việt - Lào

(VNF) - Gần đây, Công ty TNHH Nam Tiến đang huy động máy móc, nhân lực san gạt một khu vực rộng lớn giữa vùng núi rừng. Khu đất thuộc địa phận xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị (cách cửa khẩu La Lay khoảng 4,4km) làm bãi tập kết than đá từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu La Lay.