'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trả lời trong cuộc phỏng vấn mới đây, Tổng thống Síp Nikos Christodoulidis khẳng định rằng khu vực đông Địa Trung Hải có thể đáp ứng khoảng 15%-16% nhu cầu khí đốt của EU trong 25 năm tới.
Theo ông Christodoulidis, đểm yếu lớn nhất của châu Âu hiện nay là sự lệ thuộc vào khí đốt của Nga. “Tuy khu vực đông Địa Trung Hải chắc chắn không thể thay thế hoàn toàn khí đốt tự nhiên của Nga, nhưng chắc chắn có thể giảm thiểu sự phụ thuộc của EU", Tổng thống Síp khẳng định.
Nhà lãnh đạo quốc đảo Síp lưu ý thêm rằng EU đã đầu tư vào Địa Trung Hải song “chúng tôi trông đợi nhiều hỗ trợ kĩ thuật và tài chính hơn để có thể khai thác tiềm năng của khu vực này".
Phát biểu của Tổng thống Christodoulidis được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Síp bị chỉ trích liên quan tới Nga. Có 13 tổ chức và cá nhân của Síp bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ và Vương quốc Anh vì bị cáo buộc phục vụ các doanh nhân Nga trong diện bị trừng phạt.
Đảo quốc nhỏ bé ở Địa Trung Hải là một quốc gia mới trong lĩnh vực khí đốt, với việc phát hiện ra khí đốt ở mỏ ngoài khơi Aphrodite năm 2011, ước tính chứa khoảng 1.300 tỷ m3 khí.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng trước trên Bloomberg, Bộ trưởng Năng lượng Síp Natasa Pilides cho biết châu Âu là khách hàng tiềm năng cho nguồn khí đốt vẫn chưa được khai thác của nước này.
Chính phủ Síp cho biết việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã tạo động lực cho nước này tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế, đặc biệt là sau khi EU xác nhận rằng khí đốt tự nhiên sẽ vẫn là nhiên liệu cầu nối cho đến năm 2049 như một phần của quá trình chuyển đổi xanh
Bà Pilides tin tưởng rằng nỗ lực loại bỏ khí đốt Nga của EU có khả năng đưa Síp trở thành quốc gia quy hoạch năng lượng của khối.
Sau vụ phá hoại tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) của Nga vào tháng 9 năm ngoái, tuyến đường vận chuyển qua lãnh thổ Ukraine hiện là tuyến duy nhất để cung cấp khí đốt Nga cho các quốc gia Tây và Trung Âu. Bên cạnh đó, Nga cũng cung cấp nhiên liệu cho các nước Nam và Đông Nam châu Âu thông qua đường ống TurkStream và Blue Stream.
Đầu tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, xuất khẩu khí đốt Nga sang châu Âu giảm 80% trong vòng 8 tháng gần đây và khu vực hiện phụ thuộc vào các mỏ khí đốt của Na Uy cũng như nguồn nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ.
Xem thêm >> IMF: Nền kinh tế Nga vững vàng trước lệnh trừng phạt hơn dự kiến
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.