‘Mỹ chưa từng cố gắng loại năng lượng Nga khỏi thị trường’

Minh Đăng - 28/04/2023 11:56 (GMT+7)

(VNF) - Đó là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel khi đề cập tới việc Pakistan trở thành quốc gia mới nhất mua dầu thô của Nga với giá chiết khấu.

VNF
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel.

Phát biểu trước các phóng viên tại Washington hồi giữa tuần qua, khi được yêu cầu bình luận về việc Pakistan quyết định mua lô hàng dầu giảm giá đầu tiên của Nga, ông Patel cho hay: “Hãy nhìn xem, mỗi quốc gia sẽ đưa ra các quyết định có chủ quyền riêng liên quan đến nguồn cung cấp năng lượng của mình”.

Nhà ngoại giao Mỹ cho biết nước này đã để ngỏ cho những giao dịch mua bán như vậy khi họ áp đặt các hạn chế đối với dầu của Nga sau khi Moscow thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine vào năm ngoái.

“Một trong những lý do mà Mỹ, thông qua Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), đã ủng hộ mạnh mẽ việc áp giá trần là để đảm bảo rằng các biện pháp không được thực hiện nhằm loại bỏ năng lượng của Nga khỏi thị trường vì chúng tôi hiểu rằng có cầu có cung”, ông Patel giải thích.

Trước đó, Mỹ cũng đã phát thông điệp rằng Pakistan có thể mua dầu từ Nga với giá chiết khấu mặc dù nước này chưa ký cam kết mức trần giá do Washington hậu thuẫn đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga.

“Nhưng chúng ta cũng cần thực hiện các bước để đảm bảo rằng thị trường năng lượng Nga không trở thành vận may trời cho cho cỗ máy chiến tranh của [Tổng thống Nga] Putin”, ông Patel nêu rõ.

“Và như vậy, một lần nữa, các quốc gia sẽ đưa ra quyết định về chủ quyền của riêng họ. Chúng tôi chưa bao giờ cố gắng loại bỏ năng lượng của Nga khỏi thị trường”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh thêm.

Tuần trước, hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Pakistan, ông Musadik Malik, cho hay Pakistan đã đặt đơn hàng dầu thô giảm giá đầu tiên của Nga, một lô hàng dự kiến sẽ cập cảng Karachi vào tháng 5.

Theo thỏa thuận, Pakistan sẽ chỉ mua dầu thô, không mua nhiên liệu tinh chế. Nhập khẩu dự kiến sẽ đạt 100.000 thùng mỗi ngày (bpd) nếu giao dịch đầu tiên diễn ra suôn sẻ.

Việc mua hàng của Pakistan mang lại cho Nga một thị trường mới, bổ sung vào doanh số bán hàng ngày càng tăng của Moscow sang Ấn Độ và Trung Quốc, khi nước này chuyển hướng các chuyến hàng dầu thô từ các nước phương Tây sang các thị trường thay thế ở châu Á.

Các nước phương Tây đã đồng ý áp đặt trần giá lên dầu thô của Nga ở mức 60 USD/thùng vào cuối năm ngoái. Dựa theo trích dẫn các công ty hàng hoá và tính toán của Reuters, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn mua dầu cao hơn mức trần giá.

Xem thêm >> Ukraine: ‘Sẽ không có hòa bình nếu phải thỏa hiệp về lãnh thổ’

Theo Dawn
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.