'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Thu nhập cũng như tuổi thọ của người dân ngày càng tăng trong khi các đô thị ngày càng phát triển đã thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân tăng đáng kể. Dựa trên báo cáo của Economist Intelligence Unit (EIU), chi tiêu chăm sóc sức khỏe của Việt Nam vào khoảng 18,5 tỷ USD vào năm 2022, chiếm 4,6% GDP cả nước.
Các thị trường liên quan cũng có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Đối với thị trường thiết bị y tế, hơn 90% thiết bị y tế tại Việt Nam được nhập khẩu và thị trường này được định giá 1,5 tỷ USD vào năm 2022, được dự báo sẽ đạt 2,1 tỷ USD trong năm 2026 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 9,7% từ năm 2021 - 2026.
Trong khi đó, thị trường dược phẩm được định giá khoảng 6,7 tỷ USD vào năm 2022 và được dự báo sẽ đạt 8,9 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ CAGR là 7,3%.
Trước loạt tiềm năng, lĩnh vực y tế Việt Nam đang ngày càng thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn nước ngoài. Theo AmCham, cùng với thương mại số, năng lượng, biến đổi khí hậu,… y tế là một trong những lĩnh vực đang được nhiều doanh nghiệp Mỹ ưu tiên hợp tác với Việt Nam.
Mới đây nhất, Reuters đưa tin, Tập đoàn đầu tư toàn cầu Kohlberg Kravis Roberts & Co., (KKR) của Mỹ đã trở thành cổ đông lớn nhất của chủ sở hữu chuỗi bệnh viện mắt hàng đầu Việt Nam, Tập đoàn Y khoa Sài Gòn (Medical Saigon Group – MSG). Trước đó, trong năm 2023, Tập đoàn Warburg Pincus (Mỹ) cũng đã đầu tư vào chuỗi Bệnh viện Xuyên Á.
Nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe của Mỹ như hãng dược phẩm Pfizer và Johnson & Johnson hay nhà sản xuất thiết bị y tế Abbott cũng đã đến Việt Nam để tìm cơ hội hợp tác và phát triển sâu rộng hơn. Trong tháng 3/2023, đoàn doanh nghiệp Mỹ thuộc lĩnh vực y tế cũng đã có buổi làm việc với Bộ Y tế Việt Nam để thảo luận về những vướng mắc và tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này.
Không chỉ hợp tác ở khía cạnh đầu tư, nhiều doanh nghiệp Mỹ, nhất là các thành viên thuộc Tiểu ban Chăm sóc sức khỏe AmCham, cũng đã tích cực trong việc hỗ trợ hệ thống y tế của Việt Nam trong những năm qua.
Trong đại dịch Covid-19, Tiểu ban Chăm sóc sức khỏe AmCham đã tích cực vận động các chương trình tài trợ vắc-xin của Mỹ, đồng hành cùng Bộ Y tế trong các nhiệm vụ từ mua sắm thiết bị và vật tư cần thiết cho đến tiêm phòng cho người dân.
Đồng thời, các thành viên của AmCham cũng đã đóng góp hàng nghìn bộ thiết bị bảo hộ cá nhân ngay từ những ngày đầu còn khan hiếm và cung cấp các thiết bị cần thiết như thiết bị phân tích và xét nghiệm PCR, xe cứu thương, máy thở, bơm kim tiêm và máy theo dõi bệnh nhân. Tiểu ban Chăm sóc sức khỏe AmCham còn cam kết sẽ tiếp tục cung cấp cho Việt Nam các loại thuốc đặc trị, thiết bị y tế, dịch vụ và trang thiết bị y tế quan trọng khi Covid-19 bước vào giai đoạn trở thành bệnh đặc hữu.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và tiềm năng đã đạt được, ngành Y tế Việt Nam vẫn còn cần phải giải quyết một số vướng mắc để có thể thu hút thêm nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian tới.
Trong Sách Trắng mới công bố, Tiểu ban Chăm sóc sức khỏe AmCham nhận định, Luật Dược sửa đổi cần sớm được hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp dược hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Tiểu ban Chăm sóc sức khỏe AmCham đề xuất sửa đổi quy định về thời gian phê duyệt cho tất cả các loại đăng ký (bao gồm đăng ký mới, gia hạn và sửa đổi bổ sung), quy trình đăng ký điện tử toàn diện, quy trình quảng cáo và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng tại các địa điểm không phải nhà thuốc.
Song song với đó, Việt Nam cũng cần khuyến khích ứng dụng thương mại điện tử cho các sản phẩm OTC và ứng dụng số. “Với sự phát triển về công nghệ và đổi mới kỹ thuật số, các phương pháp tiếp cận phi truyền thống như thương mại điện tử cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe không kê đơn và ứng dụng số sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành dược ở Việt Nam”.
Cuối cùng, để cải thiện hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam, Chính phủ cần cải thiện công tác giáo dục về chăm sóc sức khỏe và nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe của người dân, Tiểu ban Chăm sóc sức khỏe AmCham nhận định.
Ngày 1/3, AmCham Việt Nam – TP.HCM và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức một buổi hội nghị nhằm tăng cường hợp tác thúc đẩy y tế tại TP.HCM. Trọng tâm của hội nghị là việc giới thiệu Sách Trắng năm 2024 từ Tiểu ban Y tế với tiêu đề “Đối tác Thúc đẩy Y tế tại Việt Nam”, trong đó nêu bật các vấn đề vận động và khuyến nghị quan trọng từ AmCham – TP.HCM gửi đến lãnh đạo TP.HCM. Sách gồm các khuyến nghị chính sách cho sức khỏe của dân số Việt Nam và hỗ trợ sức mạnh ngày càng tăng của ngành y tế Việt Nam, trong đó có TP.HCM. Ấn phẩm còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để lãnh đạo thành phố hiểu hơn về các hoạt động trong lĩnh vực y tế của các doanh nghiệp Mỹ, và những vấn đề cần phải tiếp tục cải thiện. |
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.