Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Chính phủ ra quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng vừa có báo cáo gửi Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 đối với lĩnh vực ngân hàng.
Cụ thể, NHNN đã báo cáo các cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt và phương án xử lý cụ thể đối với từng ngân hàng. Đến nay, Chính phủ đã ban hành nghị quyết quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng mua bắt buộc.
NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật Các TCTD (đã sửa đổi, bổ sung) để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc đối với 02 ngân hàng này và hoàn thiện phương án, trình Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng mua bắt buộc còn lại.
>> Xem thêm: Chính phủ ra quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng
Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng sẽ giảm xuống còn 30% bắt đầu từ hôm nay 1/10. Đây là quy định tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN.
Quy định này được giới chuyên gia đánh giá là cần thiết để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng về lâu về dài. Dù vậy, cũng có ý kiến lo ngại quy định mới sẽ làm gia tăng áp lực lên hoạt động của hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn.
Hiện nay, các ngân hàng cho vay vào tín dụng bất động sản chủ yếu là vốn trung, dài hạn, trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu ngắn hạn.
TS. Trần Du Lịch cho rằng, phải giảm dần gánh nặng của ngân hàng thương mại về vốn trung dài hạn, đẩy qua trực tiếp mà trong đó thị trường trái phiếu là một kênh quan trọng.
>> Xem thêm: Từ 1/10: Một thay đổi nhỏ, các ngân hàng lo ảnh hưởng lớn
Tiền tiết kiệm vào ngân hàng tăng
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 20/9/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,75% so với cuối năm 2022. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,8% (cùng kỳ năm trước là 4,04%). Trong khi tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế chỉ đạt 5,73%.
Còn theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 6/2023, tổng huy động tiền gửi của hệ thống tổ chức tín dụng tăng 4,6% so với đầu năm.
Như vậy, từ tháng 7 đến nay, huy động vốn của hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lên, bất chấp lãi suất huy động xuống thấp kỷ lục.
>> Xem thêm: Lãi suất giảm sâu, tiền vẫn không ngừng đổ vào ngân hàng
Thống đốc lý giải lý do chưa thay đổi cơ chế room tín dụng
Tăng trưởng tín dụng đang ở mức thấp, nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ hạn mức tín dụng (room tín dụng). Tuy vậy, NHNN vẫn chưa có ý định thay đổi cơ chế điều hành room tín dụng hiện nay.
Theo Thống đốc, hiện nay, áp lực lạm phát dù đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi rủi ro nợ quốc gia vẫn còn lớn đang gây thách thức cho công tác điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
Do đó, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.
>> Xem thêm: Thống đốc: NHNN chưa có ý định thay đổi cơ chế room tín dụng
Nếu tỷ giá tiếp tục tăng mạnh, NHNN có thể phải bán USD để can thiệp
Giá USD trên thị trường quốc tế đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 tháng lại đây. Đồng bạc xanh trong nước tăng nhẹ. Giá USD ngân hàng đã lên mức 24.600 đồng/USD.
Các chuyên gia nhìn nhận, tỷ giá “nổi sóng” trong thời gian gần đây không chỉ do USD tăng giá trở lại trên thị trường quốc tế mà việc NHNN duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, ngược lại với chính sách tiền tệ thắt chặt tại Mỹ cũng gây áp lực cho tỷ giá VND/USD.
Giới phân tích nhận định NHNN có thể phải bán ngoại tệ can thiệp nếu USD tiếp tục tăng mạnh. NHNN đã mua hơn 6 tỷ USD từ đầu năm.
>> Xem thêm: Tỷ giá tiếp tục tăng mạnh, NHNN có thể phải bán USD để can thiệp
USD quốc tế hạ nhiệt, tỷ giá VND/USD mất mốc 24.500 đồng
Giá USD quốc tế đã hạ nhiệt sau khi tăng lên mức đỉnh 10 tháng. Giá USD ngân hàng hôm 29/9 cũng đi xuống, giá bán USD tại một số ngân hàng đã mất mốc 24.500 đồng/USD.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm vẫn đi lên. Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) được NHNN công bố cuối tuần này ở mức 24.089 đồng/USD, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
>> Xem thêm: USD quốc tế hạ nhiệt, tỷ giá VND/USD mất mốc 24.500 đồng
Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại, chính sách tiền tệ cuối năm đảo chiều?
Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại sau khi NHNN mở lại kênh hút tiền qua tín phiếu sau hơn 6 tháng tạm ngưng trong bối cảnh thanh khoản hệ thống dư thừa.
Trong khi tỷ giá tăng mạnh, nhiều người đặt câu hỏi liệu NHNN có tiếp tục giảm lãi suất điều hành trong những tháng cuối năm.
Hiện có nhiều quan điểm trái chiều về khả năng tiếp tục giảm lãi suất điều hành của NHNN.
Nhiều công ty chứng khoán dự báo NHNN sẽ cắt giảm lãi suất điều hành thêm một lần nữa trong nửa cuối năm 2023. Ở chiều ngược lại, nhiều chuyên gia cho rằng chưa cần thiết để NHNN giảm tiếp lãi suất điều hành trong giai đoạn cuối năm.
>> Xem thêm: Lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại, chính sách tiền tệ cuối năm đảo chiều?
'Không có chuyện thiếu room tín dụng, các ngân hàng thoải mái nguồn lực cho vay'
Đây là khẳng định của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, tổ chức ngày 30/9.
Theo ông Tú, hiện nay, tín dụng có tăng nhưng mức tăng so với năm ngoái vẫn còn thấp. Tính đến ngày 30/9, lãi suất huy động là khoảng 5,9%, tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại là 12.900 nghìn tỷ đồng. Vào thời điểm năm ngoái, lãi suất huy động là 7,68%. Lãi suất cho vay dự đoán là khoảng 6,1-6,2%. Tổng dư nợ của nền kinh tế là 12.630 nghìn tỷ đồng.
"Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng có tăng nhưng chậm hơn năm ngoái. Nguyên nhân là do nhiều lý do khách quan, trong đó có khó khăn đến từ nền kinh tế, tác động của nước ngoài và khó khăn của doanh nghiệp trong nước", Phó Thống đốc nói.
>> Xem thêm: 'Không có chuyện thiếu room tín dụng, các ngân hàng thoải mái nguồn lực cho vay'
Hút ròng tiền qua kênh tín phiếu, NHNN lên tiếng lý giải
Trong 7 phiên gần đây, NHNN liên tiếp út ròng tiền qua kênh tín phiếu với tổng quy mô đạt gần 93.800 tỷ đồng. Trong phiên 29/9, NHNN hút về 3.800 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu 1%, cao nhất kể từ đầu đợt phát hành. Trong các phiên trước, NHNN thường hút về 10.000-20.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu mỗi phiên.
Lý giải về nguyên nhân hút tiền qua kênh tín phiếu, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, USD tăng giá mạnh thời gian gần đây, hiện NHNN đang theo dõi sát thị trường ngoại tệ, đang điều hành để ổn định tỷ giá. Tuy vậy, ông Hà cũng nêu thế khó của nhà điều hành khi lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
“Mấy ngày gần đây, NHNN đã phải điều tiết tín phiếu ngắn hạn để giảm bớt thanh khoản dư thừa trên hệ thống, cố gắng để không tác động lớn tới mặt bằng lãi suất. Hiện lãi suất thị trường liên ngân hàng vẫn ổn định. Dù vậy, áp lực thời gian tới vẫn rất lớn khi chúng ta cần cân đối giữa lãi suất và tỷ giá” - Phó Thống đốc nhận định.
>> Xem thêm: Hút ròng tiền qua kênh tín phiếu, NHNN lên tiếng lý giải
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.