Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Báo cáo trên đã dành một phần để nêu các chỉ số của khu vực kinh tế tư nhân, từ đó rút ra kết luận “kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là về tăng trưởng, đầu tư, thương mại, tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước”.
Cụ thể, về đóng góp GDP, báo cáo cho hay trong 3 năm qua, khu vực kinh tế tư nhân luôn chiếm hơn 40% GDP. Đến năm 2018, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% GDP và con số này có dấu hiệu tăng lên.
Trong cùng giai đoạn đó, kinh tế nhà nước chỉ loanh quanh ở mức 28%, thậm chí năm 2018 còn giảm xuống 27,6%. Như vậy, đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế tư nhân hiện đang cao gấp 1,5 lần kinh tế nhà nước.
Cơ cấu đóng góp GDP của các thành phần kinh tế
Về tạo việc làm, năm 2018, số lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm 83,3% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, tương đương gần 45,2 triệu người. Mức độ áp đảo của kinh tế tư nhân so với kinh tế nhà nước và khu vực FDI gần như là tuyệt đối.
Về đầu tư phát triển và thương mại, trong 2 năm 2017-2018, vốn đầu tư của kinh tế tư nhân tăng trưởng lần lượt 17,1% và 18,5% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng vốn đầu tư toàn xã hội (khoảng 11-12%/năm).
Theo đó, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh và đã vượt mức 40% (năm 2017: 40,6% và năm 2018: 43,27%).
Kinh tế tư nhân huy động nguồn vốn lớn trong xã hội cho phát triển kinh tế. Trong 2 năm 2017-2018, số doanh nghiệp thành lập mới có tổng số vốn đăng ký là 2,77 triệu tỷ đồng (chưa bao gồm gần 4,28 triệu tỷ đồng vốn tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động).
Về thương mại, trong hai năm 2017-2018, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 25,3 -26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và chiếm tỷ trọng 34,7 - 34,8% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, lớn gấp hơn 10 lần về xuất khẩu và gần 7 lần về nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp nhà nước (không kể dầu thô).
Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội
Về thu ngân sách, thu ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh (trên 15%/năm) cao khoảng gấp 2 lần khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, nộp ngân sách nhà nước từ sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng trưởng âm (năm 2016: -0,59%; năm 2017: -3,55%; năm 2018: -26,43%).
Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước của kinh tế tư nhân ngày càng lớn. Từ năm 2016 trở về trước, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân chỉ chiếm tỷ trọng dưới 30% tổng thu từ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, thấp hơn cả tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước (thấp hơn đến 11%) và tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, đến năm 2018, tỷ trọng này của kinh tế tư nhân đã đã vượt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và vượt xa (gần 9%) khu vực doanh nghiệp nhà nước.
“Đóng góp vào tăng thu ngân sách nhà nước cho thấy sự phát triển của kinh tế tư nhân đã phát huy vai trò đối với việc củng cố nền tài chính quốc gia”, báo cáo khẳng định.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.