Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 3 công ty phát điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bao gồm Tổng công ty Phát điện 1 (Genco 1), Tổng công ty Phát điện 2 (Genco 2) và Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3) thuộc diện Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, đồng nghĩa 3 tổng công ty hiện sở hữu khối tài sản lên đến trên 242.000 tỷ đồng này sẽ về tay tư nhân.
Trong số 3 tổng công ty trên, mới chỉ có Genco 3 là đã hoàn tất cổ phần hóa. Hạn chót cổ phần hóa cho 2 doanh nghiệp còn lại là năm 2020.
Về kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019 của các doanh nghiệp này ghi nhận diễn biến khá trái ngược, đặc biệt là về lợi nhuận.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 của Genco 1, lợi nhuận trước thuế của tổng công ty này đạt 928 tỷ đồng, khác xa mức lỗ 1.214 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân quan trọng nhất giúp Genco 1 ghi nhận lợi nhuận khả quan là doanh thu thuần tăng mạnh, trong khi tỷ lệ giá vốn trên doanh thu thuần giảm mạnh.
Theo đó, 6 tháng đầu năm nay, Genco 1 ghi nhận 20.530 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp đạt 3.977 tỷ đồng, gấp tới 3,7 lần kỳ trước.
Mặc dù chi phí tài chính tăng khá mạnh (33%) lên 2.999 tỷ đồng, chiếm phần lớn chi phí nhưng do lợi nhuận gộp tăng quá mạnh nên kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận trước thuế của Genco 1 vẫn đạt 928 tỷ đồng, khác xa mức lỗ nghìn tỷ kỳ trước.
Đây là mức lãi cao nhất trong nhóm 3 tổng công ty phát điện của EVN. Genco 1 hiện cũng đang sở hữu khối tài sản lớn nhất, lên đến trên 108.000 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu cũng lớn nhất với trên 24.000 tỷ đồng.
Biến động lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái của 3 tổng công ty phát điện thuộc EVN
Trái ngược với Genco 1, Genco 2 ghi nhận diễn biến kết quả kinh doanh khá kém khả quan với lợi nhuận trước thuế 643 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ bằng khoảng 1/4 cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn tăng đáng kể (14%), trong khi doanh thu thuần giảm nhẹ 0,7% đã khiến lợi nhuận gộp giảm tới gần một nửa, xuống 1.558 tỷ đồng.
Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 24%.
Tính đến hết ngày 30/6/2019, Genco 2 sở hữu khối tài sản 54.551 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 20.467 tỷ đồng.
Có phần tương tự Genco 2, Genco 3 cũng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trong 6 tháng đầu năm nay.
Cụ thể, mặc dù doanh thu thuần tăng 10% nhưng do giá vốn tăng mạnh hơn đã khiến lợi nhuận gộp của Genco 3 giảm 11% xuống còn 2.572 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí tài chính dù giảm nhưng vẫn ở mức cao, lên đến 2.069 tỷ đồng; cộng với việc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 18% lên 195 tỷ đồng đã bào mòn mạnh lợi nhuận gộp.
Kết thúc 6 tháng đầu năm nay, Genco 3 ghi nhận 495 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đến hết ngày 30/6/2019, tổng tài sản của Genco 3 đạt 78.643 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều mức 10.713 tỷ đồng của vốn chủ sở hữu, cho thấy Genco 3 đang sử dụng đòn bẩy tài chính rất lớn.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.