Sớm giải quyết khiếu nại tại dự án 1 Bis-1 Kép Nguyễn Đình Chiểu

Trần Xuân Tình - 26/08/2020 06:56 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phối hợp, hướng dẫn Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết khiếu nại của các hộ dân theo đúng quy định pháp luật.

VNF
Dự án 1 Bis - 1 Kép Nguyễn Đình Chiểu hiện đang bỏ hoang.

Liên quan đến việc triển khai dự án bất động sản số 1 Bis - 1 Kép Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP. HCM Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4995/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Ủy ban Nhân dân TP. HCM kiểm tra khiếu nại của các hộ dân liên quan đến dự án, có biện pháp giải quyết theo đúng quy định pháp luật, không để người khiếu nại tập trung đông người, gây mất trật tự xã hội; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/8/2020.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phối hợp, hướng dẫn Ủy ban Nhân dân TP. HCM giải quyết khiếu nại của các hộ dân theo đúng quy định pháp luật.

Trước đó, một số hộ dân có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ khiếu nại liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất thực hiện dự án số 1 Bis - 1 Kép Nguyễn Đình Chiểu.

Người dân mong muốn được đối thoại với lãnh đạo thành phố và các cơ quan Trung ương có liên quan để tìm phương án giải quyết theo đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, người dân và chủ đầu tư, để dự án sớm triển khai, tránh bỏ hoang nhiều năm nay gây lãng phí nguồn lực đất đai nhất là khi dự án có vị trí đắc địa tại Quận 1, TP. HCM.

Ngoài ra, đại diện một số người dân còn khiếu nại và đề nghị Ủy ban Nhân dân TP. HCM hủy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bến Thành-Sao Thủy (chủ đầu tư dự án) trong khi chưa chi trả xong việc bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân, chưa bố trí tái định cư cho các hộ đã đăng ký, chưa hoàn tất thủ tục thuế đối với Nhà nước.

Người dân cho rằng Ủy ban Nhân dân Thành phố không thực hiện quy hoạch dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mà tự ý thay đổi dự án, biến tài sản Nhà nước sang tên cho doanh nghiệp tư nhân nhưng chưa báo cáo và chưa được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ…

Nhiều lần (vào tháng 12/2019 và các tháng 1, 2, 3, 5, 7/2020), người dân đã đến trực tiếp gửi đơn khiếu nại các vấn đề nêu trên tại Trụ sở Văn phòng Tiếp dân Trung ương (Hà Nội) và đã được báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân TP. HCM Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe công dân trình bày và trao đổi thống nhất với Ủy ban Nhân dân thành phố để có giải pháp giải quyết dứt điểm vụ khiếu nại.

Đáng chú ý, ngày 2/3, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã làm việc với Ủy ban Nhân dân TP. HCM và thống nhất sẽ tổ chức tiếp dân định kỳ đối với kiến nghị của 52 hộ dân thuộc dự án.

Trong tháng 5/2020, Ủy ban Nhân dân TP. HCM có công văn báo cáo Chính phủ về dự án số 1 Bis-1 Kép Nguyễn Đình Chiểu. Để có cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3567/VPCP-CN đề nghị các Bộ gồm: Tư pháp, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường cùng Thanh tra Chính phủ có ý kiến về báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố.

Tiếp đến trong tháng 6/2020, Phó Trưởng ban Dân nguyện-Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đỗ Văn Đương đã ký có văn bản số 217/BDN gửi lãnh đạo Tổng Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Nhân dân TP. HCM về các nội dung khiếu nại của người dân tại dự án 1 Bis-1 Kép Nguyễn Đình Chiểu.

Cụ thể là vấn đề điều chỉnh mức lãi suất áp dụng từ không kỳ hạn thành kỳ hạn 12 tháng, tái định cư cho 4 hộ dân và tính đúng diện tích sử dụng để làm căn cứ bồi thường.

Gần đây nhất vào ngày 6/8/2020, Ban Tiếp dân Trung ương đã báo cáo, trình lãnh đạo Thanh tra Chính phủ xem xét, chỉ đạo giao Cục III, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ủy ban Nhân dân TP. HCM xem xét, giải quyết dứt điểm vụ khiếu nại theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.

Tuy nhiên, đến nay, việc tiếp dân định kỳ, tổ chức đối thoại, lắng nghe, trao đổi nhằm tìm kiếm giải pháp xử lý dứt điểm vụ việc vẫn chưa diễn ra.

Đối với nội dung khiếu nại của người dân, tháng 8/2019, Văn phòng Ủy ban Nhân dân TP. HCM đã có Thông báo số 572/TB-VP về kết luận chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Võ Văn Hoan liên quan đến công tác hỗ trợ người dân đã di dời, tái định cư, rà soát hồ sơ bồi thường. Người dân đang chờ thành phố thực hiện theo nội dung kết luận này nhưng đến nay các sở, ngành vẫn chưa thực hiện.

Trong diễn biến liên quan, đầu năm 2020, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch thanh tra pháp lý đất đai tại dự án 1 Bis - 1 Kép Nguyễn Đình Chiểu cùng với một số dự án khác.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu dừng thanh tra.

Trước đó, TTXVN từng có bài phản ánh sai phạm trong quá trình triển khai dự án 1 Bis - 1 Kép Nguyễn Đình Chiểu. Khu đất này trước đây tồn tại 164 căn hộ thuộc nhà công sản chế độ cũ, sau đó được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.

Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư khu nhà ở 1 Bis - 1 Kép Nguyễn Đình Chiểu với mục tiêu tái định cư cho việc giải tỏa nhà lụp xụp trên và ven kênh Nhiêu Lộc, kinh doanh nhà ở cao cấp và văn phòng làm việc (quy mô 365 căn chung cư, 38 căn nhà phố liền kề, 112 căn nhà ở cao cấp).

Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư dự án là Công ty Phát triển và Dịch vụ nhà Quận 1. Đây là doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước, sau đó chuyển thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát triển nhà Bến Thành và sáp nhập vào Bến Thành Group.

Đến năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thu hồi 16.802m2 của khu I và 1.495m2 của khu II tại địa chỉ 1 Bis - 1 Kép Nguyễn Đình Chiểu.

Do dự án kéo dài, tháng 1/2004, Chính phủ cho phép điều chỉnh dự án nhưng yêu cầu vẫn tiếp tục đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu tư dự án.

Tháng 4/2004, Ủy ban Nhân dân TP. HCM điều chỉnh dự án, tăng số căn hộ lên thành 816 căn, sau đó chấp thuận chủ trương cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát triển nhà Bến Thành liên doanh với Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thủy thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bến Thành-Sao Thủy để thực hiện dự án.

Vào tháng 10/2014, Ủy ban Nhân dân Thành phố ban hành quyết định chấp thuận chủ đầu tư dự án là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bến Thành-Sao Thủy, sau đó cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giấy phép xây dựng phần thân cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư đã thi công hoàn thành vách 4 tầng hầm nhưng sau đó phải ngưng do vi phạm xây dựng và khiếu nại của người dân.

Tại vụ việc này, dư luận băn khoăn về việc, đất và tài sản trên đất tại 1 Bis - 1 Kép Nguyễn Đình Chiểu thuộc sở hữu Nhà nước nhưng “rơi” vào tay doanh nghiệp tư nhân mà không thông qua đấu giá, nguy cơ thất thoát tài sản Nhà nước.

Thành phố đã chuyển đổi chủ đầu tư, thay đổi pháp nhân dự án, không đánh giá được năng lực chủ đầu tư (nợ thuế), thay đổi cơ cấu sử dụng đất của dự án, thay đổi mục tiêu của dự án.

Tất cả những điều kể trên đều không được báo cáo, xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, dự án vẫn là khu đất bỏ hoang, xung quanh khu vực dự án trở thành bãi đậu xe ôtô và tập kết rác. Trải qua hơn 25 năm từ lúc có quy hoạch, “khu đất vàng” 1 Bis - 1 Kép Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1 với quy mô gần 1,8 ha vẫn chưa thể hoàn tất công tác đền bù, tái định cư, dẫn tới khiếu nại kéo dài, gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Theo VietnamPlus
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.