Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhận định trong báo cáo trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam quý I/2020, Công ty Chứng khoán SSI cho biết thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn khá sôi động trong quý vừa qua và các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đóng vai trò chủ đạo.
SSI cho hay, quý I thường là quý thấp điểm phát hành trong năm do có Tết Nguyên đán và là giai đoạn xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp nhưng riêng năm nay, các doanh nghiệp mặc dù còn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng lượng phát hành vẫn tăng trưởng khoảng 39% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhóm các doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về khối lượng phát hành với tổng cộng 23.202 tỷ đồng, chiếm tới 49% khối lượng phát hành toàn thị trường trong quý I/2020 và tăng 9,8%. Nhóm ngân hàng chỉ phát hành 940 tỷ đồng (chiếm 2,3%) gồm 230 tỷ đồng trái phiếu 10 năm của ACB và 710 tỷ đồng trái phiếu 7 năm của TPBank. Cơ cấu phát hành khá tương đồng so với cùng kỳ năm 2019.
Điểm đáng chú ý trong quý I/2020 là việc lãi suất phát hành tăng lên ở hầu hết các nhóm.
Cụ thể, trong kỳ, lãi suất phát hành bình quân là 10,4%/năm, cao hơn lãi suất phát hành bình quân quý IV/2019 là 1,08 điểm% và cao hơn lãi suất phát hành trung bình cả năm 2019 tới 1,57 điểm%.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhóm các ngân hàng chiếm tỷ trọng phát hành lớn trong 2019 và có lãi suất thấp nhất thì lại phát hành rất ít trong quý I/2010, lãi suất phát hành bình quân cũng tăng mạnh lên 9,26%/năm (tương đương tăng 2,21 điểm% so với năm 2019) do kỳ hạn phát hành bình quân dài hơn (7,73 năm trong quý I/2020 so với 4,12 năm trong 2019).
Nhóm năng lượng cũng có lãi suất bình quân 10,5%/năm, tăng 1,02 điểm% so với bình quân năm 2019 do kỳ hạn phát hành dài hơn (tăng thêm 3,31 năm) nhưng tỷ trọng phát hành nhóm này cả năm 2019 lẫn quý I/2020 đều nhỏ nên không tác động nhiều.
Nếu loại trừ nhóm ngân hàng và nhóm năng lượng tăng lãi suất do kỳ hạn phát hành dài hơn, lãi suất phát hành bình quân tất cả các doanh nghiệp còn lại trong quý I/2020 là 10,41%/năm, vẫn cao hơn bình quân quý IV/2019 là 0,05 điểm% và bình quân cả năm 2019 là 0,27 điểm% dù kỳ hạn phát hành bình quân đều ngắn hơn.
Lãi suất và kỳ hạn phát hành trái phiếu doanh nghiệp các quý gần đây. Nguồn: SSI
Điểm đáng chú ý thứ hai là việc các nhà đầu tư cá nhân tiếp tục tham gia tích cực vào thị trường
Trong quý I/2020, nhà đầu tư cá nhân đầu tư tổng cộng 9.546 tỷ đồng vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành, trong đó các cá nhân nước ngoài mua chỉ mua 9,6 tỷ đồng, còn lại là các cá nhân trong nước. Tỷ trọng cá nhân mua trên tổng lượng phát hành toàn thị trường quý I/2020 là 20% - gấp đôi so với mức trung bình 10% của năm 2019.
Nhà đầu tư cá nhân mua nhiều nhất là trái phiếu bất động sản (6.300 tỷ đồng, tương đương 28,3% lượng phát hành của nhóm bất động sản). Trong đó toàn bộ 5.347 tỷ đồng trái phiếu phát hành thành 110 đợt của TNR Holdings trong quý I/2020 đều được các cá nhân trong nước mua.
Một số khoản trái phiếu bất động sản khác được nhà đầu tư cá nhân mua nhiều có thể kể đến: Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Phú Hưng (400 tỷ đồng); Công ty TNHH khu du lịch Vịnh Thiên Đường (166 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (147 tỷ đồng)… Lãi suất các doanh nghiệp bất động sản này chủ yếu là cố định từ 11-13%/năm.
Các cá nhân trong nước cũng mua toàn bộ 710.3 tỷ trái phiếu 7 năm của TPBank phát hành trong quý I/2020; mua 421.7 tỷ đồng trái phiếu 1-3 năm của các MBS, VDSC, TCBS. Lãi suất các trái phiếu này dao động từ 8.5%-9.5%/năm
Lô phát hành 3000 tỷ đồng ra công chúng ngày 9/3/2020 của Masan cũng huy động được gần 1.148 tỷ đồng từ nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước, trái phiếu này có kỳ hạn 36 tháng, lãi suất thả nổi (kỳ đầu 9,3%/năm, các năm sau bằng lãi suất tham chiếu cộng 2,5%/năm).
Theo đánh giá của SSI, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang tăng trưởng tốt về khối lượng phát hành trong quý I/2020 nhưng lãi suất phát hành tăng lên. Các doanh nghiệp đang đối mặt với rủi ro chưa từng có tiền lệ do đại dịch Covid-19 nên nhà đầu tư cũng yêu cầu mức lãi suất cao hơn với các trái phiếu.
"Chúng tôi cho rằng nhu cầu phát hành trong quý II/2020 có thể sẽ giảm do dịch bệnh ảnh hưởng lên kế hoạch tài chính nhưng sẽ tăng mạnh trong quý III/2020 khi dịch bệnh được kiểm soát", chuyên gia của SSI nêu quan điểm.
Cũng theo công ty chứng khoán này, nhóm ngân hàng sẽ không phát hành nhiều như năm 2019 và tập trung vào kỳ hạn dài 7-10 năm để tăng vốn cấp 2 thay vì các kỳ hạn 2-3 năm như trước; trong khi đó, nhu cầu phát hành của các nhóm khác vẫn cao, đặc biệt là nhóm bất động sản.
"Lãi suất phát hành sẽ duy trì ở vùng hiện tại do phần bù rủi ro cao nhưng dài hạn có thể điều chỉnh giảm, phù hợp với xu hướng giảm của lãi suất tiền gửi", chuyên gia của SSI cho hay.
Mức chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu và tiền gửi hiện tại lên tới 4%/năm đã hấp dẫn các nhà đầu tư cá nhân tham gia nhiều hơn vào thị trường. Nhưng ngoài lãi suất, theo SSI, các nhà đầu tư cần hết sức lưu ý đến khả năng thanh toán, thanh khoản và sức chịu đựng qua thời kỳ dịch bệnh của các doanh nghiệp.
"Các cơ chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cá nhân và minh bạch hóa các thông tin thị trường vẫn chưa có nhiều cải thiện trong quý vừa qua. Chúng tôi chờ đợi Chính phủ sớm ban hành văn bản sửa đổi Nghị định 163 để tạo nền tảng giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững hơn trong tương lai", báo cáo của SSI nhấn mạnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.