Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tăng trưởng tín dụng tháng 2 giảm
Theo báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong 2 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh ước tăng lần lượt 2% và 0,4% so với đầu năm. Mức này thấp hơn đáng kể so với mức tăng của cùng kỳ năm trước.
Với quy mô tín dụng ở hai thành phố lớn này chiếm hơn 50% tổng quy mô tín dụng nền kinh tế, VDSC ước tính tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 02/2023 đạt khoảng 1,1%, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 2,7% của cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo một số ngân hàng thương mại, con số tín dụng trong 2 tháng đầu năm sẽ không nói lên được nhiều điều. Bởi năm nay, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán gần nhau, thời gian làm việc ngắn, nên khách hàng không vay mượn nhiều. Ngoài ra, vào cuối năm trước, khách hàng thường vay mượn nhiều, đầu năm mới sẽ tập trung trả nợ và tạm thời không vay nữa.
Vì vậy, tăng trưởng tín dụng đầu năm nếu có giảm so với cuối năm trước là điều bình thường và tỷ lệ giảm này cũng sẽ không có nhiều ý nghĩa.
Nhìn lại năm 2022, bình quân từ đầu năm đến hết tháng 6, tín dụng tăng trung bình gần 1,6%/tháng. Đây là mức tăng trưởng khá cao và đột biến so với những năm trước. Trong khi đó, cuối năm 2021, tín dụng tăng chậm lại nên bị dồn sang năm sau. Cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cung ứng đủ room tín dụng, nên không bị áp lực dồn sang đầu năm 2023. Thị trường đang vận hành bình thường, theo đúng nhu cầu.
Các chuyên gia và lãnh đạo ngân hàng nhận định, diễn biến tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm nay là phù hợp nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng trong quý đầu năm thường chậm hơn so với các quý còn lại. Nguyên nhân không phải do ngân hàng chưa được cấp room tín dụng mà vì nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao.
Quan sát thị trường tiền tệ, giới phân tích nhận định thanh khoản hệ thống đang dồi dào. Một phần nguyên nhân đến từ cầu tín dụng thấp và áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp chưa mạnh trong những tháng đầu năm.
Đại diện TPBank cho hay, hiện nay, ngân hàng chủ yếu cho vay các doanh nghiệp, tập trung vào sản xuất, xuất nhập khẩu vẫn tương đối tốt. Còn thị trường vay mua nhà, mua xe, người dân đang khá thận trọng. Chưa kể, khi thị trường bất động sản không được tốt, nhiều người dân và các ngành khác liên quan cũng bị ảnh hưởng. Vị này dự đoán , trong quý I/2023, mức tăng tín dụng của toàn ngành cũng như của TPBank sẽ dưới 5%.
Việc thanh khoản dư thừa trong hệ thống đã giúp đảo chiều cuộc đua lãi suất và xu hướng giảm lãi suất huy động diễn ra trên diện rộng.
Thực tế, từ sau Tết nguyên đán, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tiến hành hạ lãi suất huy động kỳ hạn 6-12 tháng với mức giảm từ 0,2-0,5 điểm %. Mức lãi suất phổ biến đối với kỳ hạn 12 tháng hiện nay chỉ còn 8-9,5%/năm.
Động thái giảm lãi suất từ các ngân hàng thương mại được kỳ vọng có thể phần nào thúc đẩy cầu tín dụng. Song các chuyên gia cho rằng, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay khó có thể giảm sâu.
Bên cạnh đó, NHNN vừa tiến hành cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng lần đầu trong năm 2023 cho một số ngân hàng, dao động từ 9-13,5%. Cụ thể, HDBank được cấp room là 11%, giảm so với 15% của năm 2022; ACB được cấp room tín dụng là 9,8%, so với năm 2022 là 10%; VIB là 9,5%, so với năm ngoái là 10%; TPBank là 9,1, thấp hơn so với năm 2022 là 11,5%; VPBank và MB cùng ở tỷ lệ là 9% so với năm trước là 15%, Riêng MSB là 13,5% cao hơn so với năm trước là 9,5%...
Các chuyên gia nhận định, việc được cấp room tín dụng sẽ giúp các ngân hàng đẩy mạnh vốn ra thị trường, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay vượt qua khó khăn.
Bên cạnh việc cấp room tín dụng đợt 1 cho các ngân hàng, NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí, giảm thêm lãi suất huy động thêm 0,5%/năm để có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Bởi, giảm lãi suất cũng là một trong các tiêu chí để NHNN xem xét cấp thêm room tín dụng cho các ngân hàng vào những đợt tới.
Tín dụng dự báo tăng chậm lại dù nhu cầu vốn vay cao
Năm 2023, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 14-15%. Với quy mô tín dụng toàn nền kinh tế vào cuối năm 2022 ước đạt hơn 11,9 triệu tỷ đồng, dự báo tín dụng các ngân hàng có thể cho vay thêm trong năm 2023 vào khoảng 1,67-1,79 triệu tỷ đồng.
Dù nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp vẫn rất lớn, nhất là đối với thị trường bất động sản song các chuyên gia dự báo tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ chậm lại.
Hạn mức tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng năm 2023 sẽ giảm, xuất phát từ nền cao năm 2022. Trong cả năm 2022, tín dụng toàn hệ thống tăng 14,5%, mức tăng cao nhất 5 năm trở lại đây.
Nhiều chuyên gia và đơn vị phân tích đã dự báo về xu hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 sẽ chỉ ở mức 12%. Điều này xuất phát từ việc các ngân hàng thương mại đang neo lãi suất ở mức cao khiến việc tiếp cận vốn vay trở nên khó khăn với những người có nhu cầu mua nhà. Trong tình hình huy động vốn bằng trái phiếu của các doanh nghiệp không khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc. Thêm vào đó, dù lạm phát toàn cầu đã có dấu hiệu đạt đỉnh, nhưng lạm phát tại Việt Nam vẫn có thể duy trì ở mức cao do mức tăng lương cơ sở 20,8% từ tháng 7/2023 và đà tăng giá các dịch vụ như y tế, vận tải công cộng.
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán Vndirect dự báo, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống sẽ chậm lại và đạt khoảng 12% trong năm 2023. Nguyên nhân là do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và lãi suất cao. Các chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp trầm lắng và lãi suất tăng cao, ảnh hưởng đến nhu cầu vay mua nhà. Xuất khẩu, một trong những trụ cột tăng trưởng chính của Việt Nam, sẽ giảm tốc, ước tăng 9,5% trong năm 2023, năm 2022 tăng 14%. Các doanh nghiệp sẽ tạm thời ngưng mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh trong bối cảnh lãi suất tăng cao và nhu cầu tiêu dùng suy yếu.
Bà Hiền cũng cho rằng, sẽ có sự phân hóa về room tín dụng năm 2023 giữa các ngân hàng. NHNN sẽ ưu tiên các ngân hàng thương mại có cơ cấu tín dụng lành mạnh (tỷ trọng cho vay các phân khúc rủi ro như bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp thấp và/hoặc tỷ trọng cho vay bán lẻ cao), tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh, tỷ lệ an toàn vốn cao và quản trị rủi ro tốt.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng trong năm 2023 sẽ vào khoảng 11-12%, thấp hơn mức mục tiêu 15,5-16% của năm 2022, do nhu cầu tín dụng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng và một số động lực tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu suy giảm, bên cạnh đó là quan điểm hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của nhà điều hành.
Còn các nhà nghiên cứu của Công ty chứng khoán Mirae Asset cho hay, tăng trưởng tín dụng năm 2023 sẽ thấp hơn so với năm trước khoảng 11-12%.
Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các ngân hàng quý I/2023 do NHNN thực hiện cho thấy, các ngân hàng cũng tỏ ra thận trọng hơn khi dự báo dư nợ tín dụng toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 4% trong quý I/2023 và tăng 13,7% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 1,9 điểm % so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.
Trong khi đó, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng, mục tiêu của chính sách tiền tệ trong năm 2023 là giảm lãi suất, tín dụng tăng trưởng vừa phải và ổn định tỷ giá.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.