Tài sản số, tín chỉ carbon: Cần được ‘chính danh’ để trở thành TSBĐ ngân hàng

Thái Hà - Thứ hai, 28/04/2025 15:04 (GMT+7)

(VNF) - Theo chuyên gia, việc xác lập rõ ràng địa vị pháp lý của tài sản số và tín chỉ carbon trong Bộ luật Dân sự là điều kiện tiên quyết để chúng có thể thực sự trở thành tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài chính.

Phát biểu tại Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng: Những vấn đề quan tâm hiện nay” do Thời báo Ngân hàng tổ chức sáng 28/4, TS. Lê Thị Giang (Đại học Luật Hà Nội) đã hệ thống lại khái niệm và làm sáng tỏ bản chất của tài sản số và tín chỉ carbon – hai loại hình tài sản hứa hẹn sẽ trở thành động lực cho dòng chảy tài chính trong kỷ nguyên số hóa và chuyển đổi xanh.

TS. Lê Thị Giang trình bày tham luận tại Hội thảo (Nguồn: Thời báo Ngân hàng)

Theo bà Giang, tài sản số được hiểu là sản phẩm công nghệ số được tạo lập, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác nhận quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối. Tài sản số không tồn tại dưới dạng vật lý, mà hiện diện trên blockchain, điện toán đám mây hoặc cơ sở dữ liệu; đồng thời có khả năng chia nhỏ, lập trình, giao dịch xuyên biên giới và đặc biệt là chống làm giả.

Vị chuyên gia đánh giá, loại hình tài sản này sẽ trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên số hóa. Thực tế, hành lang pháp lý cho tài sản số đang từng bước được hình thành. Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đã bước đầu xác lập khái niệm và quyền sở hữu đối với tài sản này.

“Đây là bước đi quan trọng mở đường cho việc xác lập và giao dịch bảo đảm đối với tài sản số trong tương lai”, bà Giang nhấn mạnh.

Song song với tài sản số, tín chỉ carbon cũng đang nổi lên như một loại tài sản tài chính gắn liền với xu hướng chuyển đổi xanh toàn cầu. TS. Lê Thị Giang cho hay, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 xác định tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch, thể hiện quyền phát thải một tấn CO₂ hoặc lượng khí nhà kính tương đương. Các tín chỉ này thường được hình thành từ các dự án giảm phát thải như trồng rừng, phát triển năng lượng tái tạo hoặc ứng dụng công nghệ sạch.

Tuy nhiên, dù đang dần trở thành công cụ tài chính đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi bền vững, hành lang pháp lý cho việc xác lập giao dịch bảo đảm đối với loại tài sản này ở Việt Nam vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Trước những thực trạng đó, bà Giang lưu ý, các ngân hàng sẽ rất thận trọng khi cân nhắc nhận tài sản số hoặc tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm, bởi bất kỳ giao dịch tài chính nào cũng phải dựa trên nền tảng pháp lý vững chắc.

“Hiện chưa có quy định pháp luật nào chỉ ra, ngoài các tài sản bảo đảm thông thường, truyền thống thì tín chỉ carbon, tài sản số có thể coi là tài sản bảo đảm”, TS. Lê Thị Giang đặt vấn đề.

Dẫu vậy, không phải không có những tín hiệu tích cực. Theo bà Giang, một số quy định hiện hành đã phần nào mở đường cho việc công nhận hai loại tài sản này. Cụ thể, Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự đã quy định tài sản bảo đảm bao gồm cả tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai, miễn là tài sản đó không bị cấm mua bán hoặc chuyển nhượng. Với cách hiểu này, tín chỉ carbon – vốn không bị cấm giao dịch tại Việt Nam – hoàn toàn có thể được coi là tài sản bảo đảm về nguyên tắc.

Đáng nói, lý thuyết và thực tiễn vẫn còn một khoảng cách lớn. Khác với đất đai, nhà ở – những tài sản truyền thống mà ngân hàng đã có kinh nghiệm thẩm định và xử lý – tài sản số và tín chỉ carbon đòi hỏi một hệ thống nghiệp vụ hoàn toàn mới. Việc thẩm định giá trị, kiểm soát, xử lý loại tài sản phi truyền thống này cũng kéo theo vô số thách thức: từ tiêu chuẩn đánh giá giá trị, mô hình quản lý rủi ro cho đến cơ chế thanh lý tài sản khi xảy ra nợ xấu.

Đánh giá một cách tổng thể, bà Giang cho rằng, trước khi kỳ vọng tài sản số và tín chỉ carbon có thể được sử dụng rộng rãi làm tài sản bảo đảm trong hệ thống tài chính – ngân hàng, điều cần làm ngay là xác lập địa vị pháp lý rõ ràng cho chúng trong Bộ luật Dân sự.

"Những gì đã tồn tại và ngày càng phát triển cho thấy sự hiện diện của nó là thực sự cần thiết đối với đời sống. Trước hết, cần xác lập rõ ràng địa vị pháp lý của tài sản số và tín chỉ carbon, coi đây là loại hình tài sản trong Bộ luật Dân sự. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để hai loại tài sản này có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm trong các giao dịch tài chính”, bà Giang nói.

Đồng quan điểm, TS Giacomo Merello, Chủ tịch Hội đồng Thúc đẩy Kinh doanh Tài sản Kỹ thuật số Antigua & Barbuda, đặc phái viên Kinh tế đặc biệt của Thủ tướng Antigua và Barbuda tại Cộng hòa Singapore khẳng định: "Chỉ khi hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và cập nhật kịp thời với xu thế công nghệ, thì mới có thể khai thác tối đa tiềm năng của tài sản số và tín chỉ carbon trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời kiểm soát được các rủi ro liên quan".

Toàn cảnh hội thảo (Nguồn ảnh: Thời báo Ngân hàng)

Chia sẻ từ các diễn giả tại hội thảo cho thấy, thế giới đã đi trước một quãng đường dài trong việc công nhận tài sản số và tín chỉ carbon là một phần tài sản bảo đảm hợp pháp của hệ thống tài chính. Kinh nghiệm từ các nước đi trước, theo đó, mở ra những bài học giá trị đối với Việt Nam.

Về việc sử dụng tài sản số làm tài sản bảo đảm, TS. Giacomo Merello đưa ra ví dụ về Thụy Sĩ, quốc gia đầu tiên cho phép Bitcoin và Ethereum được sử dụng làm tài sản thế chấp tại Sở Giao dịch Chứng khoán SIX.

Tháng 2/2025, SIX đã ra mắt dịch vụ Digital Collateral Service, cho phép các tổ chức sử dụng tiền mã hóa (BTC, ETH) làm tài sản thế chấp cùng với chứng khoán truyền thống, giúp giảm rủi ro cho các đối tác và tối ưu hóa vận hành. Theo đó, các ngân hàng như Bitcoin Suisse đã cung cấp khoản vay thế chấp bằng crypto. Khách hàng có thể dùng nhiều loại tài sản mã hóa (BTC, ETH, DOT, USDC...) làm thế chấp cho khoản vay bằng tiền pháp định, với tài sản được lưu trữ an toàn trong kho lạnh.

Tương tự, Singapore từ năm 2019 đã thông qua Luật Dịch vụ Thanh toán (PSA), thiết lập hành lang pháp lý minh bạch cho các sàn giao dịch và dịch vụ lưu ký tài sản số. Quốc gia này cũng công nhận token kỹ thuật số là tài sản có thể dùng làm thế chấp, mở đường cho hàng loạt sản phẩm tài chính mới.

Còn Malta, với tham vọng trở thành “hòn đảo blockchain”, đã tiên phong trong việc ban hành Luật Tài sản Tài chính Ảo, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quá trình token hóa các khoản nợ tài chính.

Về việc sử dụng tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm trong các giao dịch ngân hàng, TS. Vũ Thị Vân Anh, Trưởng phòng Cao cấp Khối ESG tại KPMG Việt Nam, lấy ví dụ từ một quốc gia láng giềng – Thái Lan. Tại đây, tín chỉ carbon đã được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong các khoản vay, đặc biệt trong các dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc này không chỉ giúp đo lường, mà còn tạo ra nền tảng vững chắc để quản lý và kiểm soát rủi ro khí hậu, góp phần thúc đẩy các sáng kiến bền vững.

Trong khi đó, tại châu Âu, một số quốc gia thành viên EU, điển hình là Pháp, đã tiên phong trong việc công nhận EUA (Chứng chỉ phát thải của Liên minh châu Âu) như một loại tài sản vô hình có thể chuyển nhượng. Quyết định này mở ra cơ hội sử dụng chúng làm tài sản thế chấp trong các giao dịch tài chính, mang lại sự linh hoạt và sáng tạo trong quản lý tài sản. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng không ngừng triển khai các biện pháp để giảm thiểu rủi ro khí hậu trong hoạt động tín dụng, trong đó có việc hạn chế sử dụng các tài sản có lượng phát thải cao làm tài sản bảo đảm, nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và nền kinh tế.

Xem xét đề xuất tổ chức xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm

Xem xét đề xuất tổ chức xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm

Ngân hàng  - 7h
(VNF) - VCCI kiến nghị cần xem xét đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm, trong khi các chủ thể khác không có quyền tương tự.
Sẽ thanh tra các tổ chức tín dụng cho vay có tài sản bảo đảm là BĐS

Sẽ thanh tra các tổ chức tín dụng cho vay có tài sản bảo đảm là BĐS

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra các tổ chức tín dụng cho vay có tài sản bảo đảm là bất động sản cần được định giá khách quan, hợp lý, tuân thủ quy định và tập trung quản lý rủi ro tín dụng.

Bộ Tài chính: 'Tài sản số sẽ là kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp'

Bộ Tài chính: 'Tài sản số sẽ là kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp'

(VNF) - Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng việc giao dịch tài sản số hứa hẹn sẽ mở ra một kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp bên cạnh tài sản tài chính truyền thống.

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.

Ý kiến ( )
TP. HCM chuyển đổi toàn bộ xe máy công nghệ sang điện

TP. HCM chuyển đổi toàn bộ xe máy công nghệ sang điện

(VNF) - Để giảm phát thải và thúc đẩy giao thông bền vững, TP. HCM đang đẩy mạnh kế hoạch chuyển đổi khoảng 400.000 xe máy công nghệ từ động cơ xăng sang xe điện. Kế hoạch này bao gồm khảo sát nhu cầu, xây dựng hệ thống trạm sạc và đề xuất chính sách ưu đãi cho tài xế, dự kiến hoàn thiện trong tháng 6 và công bố lộ trình vào tháng 7.

Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý

Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý

(VNF) - Được đánh giá là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng song các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái vẫn gần ngại đầu tư vào lĩnh vực này do thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc lo ngại về thủ tục pháp lý và hiệu quả vận hành.

Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG

Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG

(VNF) - Điều 9 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đề xuất chi tiết về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, dự thảo nghị quyết đề xuất doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).

Báo động tình trạng gian lận tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

Báo động tình trạng gian lận tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

(VNF) - Trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đã triển khai nhiều cơ chế nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK), trong đó nổi bật là hệ thống tín chỉ carbon. Cơ chế này cho phép doanh nghiệp bù đắp phát thải của mình bằng cách đầu tư vào các dự án môi trường hoặc mua tín chỉ từ các đơn vị đã giảm phát thải thành công. Tuy nhiên, một số chuyên gia và tổ chức môi trường cảnh báo rằng hệ thống này cũng tạo ra lỗ hổng cho các hành vi gian lận, đe dọa tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống.

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

(VNF) - Dòng vốn tín dụng xanh đang được kỳ vọng trở thành một trong những lực đẩy chiến lược để thúc đẩy phát triển bền vững tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, để dòng vốn này thực sự phát huy hiệu quả, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý và có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía.

TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế

TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế

(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế, góp phần xây dựng một đô thị xanh, sạch, bền vững.

Lập quỹ tín dụng xanh dành riêng cho khu công nghiệp xanh

Lập quỹ tín dụng xanh dành riêng cho khu công nghiệp xanh

(VNF) - Để các khu công nghiệp (KCN) thực sự "xanh" và hội nhập vào nền kinh tế xanh, cần gỡ nút thắt và thúc đẩy mạnh mẽ dòng tín dụng xanh.

Năng lượng tái tạo: Tham vọng và cơ hội cho Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

Năng lượng tái tạo: Tham vọng và cơ hội cho Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan

(VNF) - Việt Nam đang theo đuổi lộ trình năng lượng tái tạo đầy tham vọng, không chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Chuyên gia cho rằng những biến động từ căng thẳng thương mại toàn cầu có thể mang lại cho Việt Nam cơ hội độc nhất để củng cố lĩnh vực năng lượng tái tạo của đất nước.

Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'

Vay vốn 20 năm lãi suất chỉ 6%: Hiện thực không tưởng nhờ 'chứng nhận xanh'

(VNF) - “Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings chia sẻ.