Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Qua 8 phiên đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” ra thị trường hơn 35.000 lượng vàng miếng SJC. Tuy vậy, giá vàng vẫn “căng thẳng” và nhiều người có tiền vẫn không thể mua được vàng.
Trong phiên đấu thầu sáng 21/5, có 9 thành viên trúng thầu với khối lượng 79 lô, tương đương 7.900 lượng vàng SJC. Như vậy, tính đến nay, NHNN đã tổ chức 8 phiên đấu thầu và tung ra thị trường 35.100 lượng vàng SJC.
Mặc dù nguồn cung đã tăng nhưng tình trạng nhiều nhà vàng hết vàng vẫn đang tiếp diễn.
Tại nhiều tiệm vàng lớn, tình trạng người dân xếp hàng mua vàng vẫn diễn ra. Số lượng người mua vào vẫn lớn khiến các nhà vàng buộc phải bán ra với lượng “nhỏ giọt”. Nhiều cửa hàng bán ra với số lượng giới hạn, tối đa chỉ 2 – 5 chỉ vàng/người.
Đơn cử như tại Bảo Tín Minh Châu, sáng 21/5, chỉ sau ít giờ mở cửa, tiệm vàng đã phải treo biển hết vàng nhẫn, vàng miếng các loại. Trước đó, Bảo Tín Minh Châu cũng nhiều lần chỉ mua vàng vào mà không bán ra với lý do "số lượng người đi mua vàng quá đông".
Tương tự, SJC cũng giới hạn mỗi khách hàng chỉ được mua tối đa 3 chỉ vàng nhẫn hoặc 1 lượng vàng miếng trong những ngày có lượng giao dịch cao.
Không chỉ vẫn còn tình trạng khan hiếm mà giá vàng vẫn neo ở mức cao. Trong những ngày qua, giá vàng SJC liên tục dao động quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn vọt lên hơn 77 triệu đồng/lượng.
Theo Báo cáo mới nhất về Xu hướng nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý I/2024, nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu tại Việt Nam tăng 12% và tổng nhu cầu tiêu dùng tăng 6% so cùng kỳ năm 2023. Các chuyên gia nhận định, nhu cầu vàng tăng vọt đã đẩy mặt hàng kim loại quý này rơi vào khan hiếm. Đồng thời, đây cũng là yếu tố đẩy giá vàng SJC lên đỉnh mới trong đầu năm 2024.
Tuy nhiên, trong hơn 1 tháng qua, dù cung vàng ra thị trường tăng dần đều qua những phiên đấu thầu nhưng tình trang khan hiếm vàng, giá vàng tăng nóng vẫn diễn ra. Nghịch lý này khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi “liệu có hay không hiện tượng đầu cơ, thao túng của các doanh nghiệp kinh doanh vàng”?
Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng đều tuân thủ nguyên tắc “mua bao nhiêu, bán bấy nhiêu” do đặc thù của vàng là giá cả biến động liên tục. Việc trữ một lượng lớn vàng trong bối cảnh giá vàng thế giới biến động mạnh có thể mang đến nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Là đơn vị có nhiều phiên đấu thầu vàng nhất, Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cũng khẳng định, lượng vàng miếng SJC trúng thầu đều đã được doanh nghiệp bán ngay ra thị trường và không giữ lại dù chỉ 1 lượng nhằm tránh thua lỗ cũng như tạo nguồn cung cho người dân.
Thế nhưng, cũng không loại trừ khả năng các doanh nghiệp kinh doanh vàng có tích trữ vàng. “Không loại trừ khả năng cầu vàng trong thị trường đến từ chính những công ty kinh doanh vàng chứ không phải chỉ người dân. Nếu đúng như vậy, điều này có thể giải thích được cho sự khan hiếm và mất cân đối cung – cầu ngày càng tăng trên thị trường, đẩy giá vàng SJC cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới”, một chuyên gia tài chính nhận định.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu các bộ ngành liên quan tiến hành thanh tra thị trường vàng và báo cáo kết quả ngay trong tháng 5. Trong đó ghi rõ “NHNN cần làm việc với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh vàng, các ngân hàng thương mại có hoạt động kinh doanh, mua bán vàng, vàng miếng SJC để chỉ đạo, nghiêm cấm việc lợi dụng thao túng thị trường”.
Kết quả thanh tra thị trường sẽ trả lời cho câu hỏi có hay không việc các doanh nghiệp kinh doanh vàng cố tình đầu cơ, tích trữ nhằm thao túng thị trường vàng. Nhưng trước khi có kết quả, giá vàng SJC khó có thể hạ nhiệt trong trước mắt.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.