Tăng trưởng cao và cam kết Net Zero: Điện lực trước bài toán hai chiều
(VNF) - Việc Việt Nam cùng lúc theo đuổi hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 đang tạo ra một bài toán đầy thách thức cho ngành năng lượng. Để vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo bền vững môi trường, ngành điện buộc phải tìm được lời giải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo cam kết Net Zero.
Yêu cầu cấp bách trong việc mở rộng hạ tầng truyền tải điện quốc gia
Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng tối thiểu 8% vào năm 2025 và hướng tới mức tăng trưởng hai con số trong điều kiện thuận lợi, với tham vọng trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế luôn kéo theo áp lực lớn về năng lượng.
Trên thực tế, cứ tăng trưởng 1% sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện năng tương ứng là 1,5%. Điều này đồng nghĩa với việc để có thể đáp ứng được mức tăng trưởng 8% thì tăng trưởng điện năng phải là 16%.

Theo PGS.TS Đặng Trần Thọ - Viện trưởng Viện Công nghệ năng lượng, nhu cầu năng lượng không chỉ đến từ các ngành công nghiệp truyền thống mà còn từ các lĩnh vực mới nổi như trung tâm dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI), xe điện, tất cả đều tiêu tốn lượng điện khổng lồ. Điều này càng làm gia tăng áp lực lên hệ thống điện quốc gia vốn đã phải chạy hết công suất.
Tại một hội thảo mới đây, TS. Bùi Thanh Minh, Phó giám đốc chuyên môn của Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) chia sẻ, để đạt mức tăng trưởng dự kiến trong năm 2025, Việt Nam sẽ cần bổ sung thêm khoảng 2.200 – 2.500 MW công suất điện mới. Con số này không chỉ gây áp lực về đầu tư nguồn điện mà còn đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc mở rộng hạ tầng truyền tải điện quốc gia.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không thể là "lý do" để lùi bước khỏi cam kết Net Zero. Theo TS. Minh, việc chuyển đổi năng lượng chậm trễ sẽ dẫn đến hàng loạt rủi ro dài hạn như suy giảm năng suất lao động do biến đổi khí hậu, thiệt hại hạ tầng bởi thiên tai, tổn thất trong sản xuất nông nghiệp.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng, thiệt hại do biến đổi khí hậu tại Việt Nam có thể vượt quá 9% GDP vào năm 2035 nếu không có hành động kịp thời.
Ngoài ra, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn xanh hóa, nhiều doanh nghiệp trong nước có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu, mất đi đối tác chiến lược, nhà đầu tư quốc tế, và xa hơn là đánh mất thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh quốc tế ngày càng siết chặt các tiêu chuẩn môi trường, “chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn cho sức cạnh tranh của nền kinh tế,” ông Minh khẳng định.
Năng lượng tái tạo có phải là chìa khoá?
Năng lượng tái tạo được xem là chìa khóa trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời và điện gió hàng đầu khu vực. Theo các nghiên cứu, bức xạ mặt trời tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đạt 4,6 – 5,2 kWh/m²/ngày, và tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi lên tới 600 GW, cao nhất trong ASEAN.

Tuy nhiên, hiện thực hóa tiềm năng này lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Dù trong giai đoạn 2018–2020, năng lượng mặt trời phát triển bùng nổ với hơn 16,5 GW công suất được đưa vào khai thác, nhưng kể từ năm 2021, xu thế đã chững lại do chính sách giá FIT (Feed-in Tariff) kết thúc, trong khi cơ chế thay thế vẫn chưa được ban hành đầy đủ. Hệ quả là hiện có hơn 4.000 MW công suất điện tái tạo đã xây dựng xong nhưng chưa thể ký hợp đồng mua bán điện, thậm chí phải cắt giảm công suất thường xuyên vì thiếu hạ tầng truyền tải phù hợp.
Trong khi đó, nhiệt điện than, nguồn phát thải carbon cao vẫn chiếm khoảng 45% sản lượng điện toàn quốc. Các nguồn thay thế như điện khí, thủy điện tích năng, sinh khối vẫn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa đủ quy mô để thay thế hoàn toàn.
PGS.TS Đặng Trần Thọ nhấn mạnh, để chuyển đổi năng lượng hiệu quả, Việt Nam cần khẩn trương xây dựng Luật Năng lượng tái tạo, đồng thời cải cách khung chính sách điều phối liên ngành, thúc đẩy sự phối hợp giữa đầu tư nguồn – lưới – lưu trữ. Ông cũng đề xuất thành lập một Ban Chỉ đạo Quốc gia về chuyển dịch năng lượng và trung hòa carbon, trực thuộc Chính phủ, để giám sát thực thi Quy hoạch điện VIII và các chương trình tài chính xanh.
Một hướng tiếp cận dài hạn khác là giảm hệ số đàn hồi điện, tức lượng điện cần thiết để tạo ra một đơn vị GDP. Theo Quy hoạch điện VIII, chỉ số này cần giảm mạnh từ mức 1,5 hiện tại xuống còn 0,1 – 0,44 vào năm 2050. Điều này chỉ có thể đạt được nếu Việt Nam dịch chuyển mô hình tăng trưởng sang các ngành ít tiêu hao năng lượng như công nghệ cao, dịch vụ, và triển khai hiệu quả các chương trình tiết kiệm và sử dụng điện thông minh.
'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero

Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế
(VNF) - Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và phát thải thấp là xu thế tất yếu toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại COP26 với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong lộ trình này, tài chính xanh đóng vai trò then chốt, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân – nguồn lực được kỳ vọng chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư xanh.
Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới
(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
368 tỷ USD cho Net-Zero: Nguồn tiền từ đâu để Việt Nam hiện thực hóa tham vọng
(VNF) - Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero) đã trở thành cam kết quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tài chính xanh được xem là yếu tố then chốt nhằm huy động và định hướng dòng vốn vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.
Lô gạo 'xanh' đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản
(VNF) - Việt Nam vừa xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên sang Nhật Bản, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình đưa gạo “xanh” ra thị trường quốc tế. Lô hàng thuộc giống Japonica, sản xuất theo Đề án 1 triệu ha, mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”.
SCG phát triển nhiều sản phẩm xanh tại Việt Nam
(VNF) - Tập đoàn Thái Lan SCG vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với nhiều tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi rõ nét sau giai đoạn biến động thương mại toàn cầu. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong chiến lược phát triển bền vững và mở rộng thị trường của tập đoàn.
'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero
(VNF) - Theo chuyên gia Bùi Thị Mến, trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chính sách thuế – đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp – cần được tái cấu trúc để trở thành công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch.
Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế
(VNF) - Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và phát thải thấp là xu thế tất yếu toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại COP26 với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong lộ trình này, tài chính xanh đóng vai trò then chốt, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân – nguồn lực được kỳ vọng chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư xanh.
Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới
(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
368 tỷ USD cho Net-Zero: Nguồn tiền từ đâu để Việt Nam hiện thực hóa tham vọng
(VNF) - Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero) đã trở thành cam kết quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tài chính xanh được xem là yếu tố then chốt nhằm huy động và định hướng dòng vốn vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.
'Bóng dáng' tỷ phú giàu thứ 2 Châu Á tại dự án điện gió 1.758 tỷ ở Quảng Trị
(VNF) - Có 4 nhà đầu tư tên tuổi lớn trong lĩnh vực năng lượng đã đăng ký thực hiện dự án Nhà máy Điện gió Quảng Trị Win 1, trong đó có liên danh của ông chủ Tập đoàn Adani (Ấn Độ) – người giàu thứ 2 châu Á và thứ 24 của thế giới đăng ký thực hiện.
Chậm chân trên thị trường carbon, nguy cơ bị loại khỏi nhiều chuỗi cung ứng
(VNF) - Theo TS Lê Hải Hưng, nếu không chuẩn bị sớm để tham gia vào thị trường carbon, Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội. Trước tiên là cơ hội xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia đã áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM). Chậm chân hơn nữa, Việt Nam có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng xuất khẩu cho thị trường có quy định này”, ông Hưng cảnh báo.
Thiếu danh mục phân loại xanh: Không có chuẩn chung, vốn xanh phát triển manh mún
(VNF) - Thống đốc NHNN từng thừa nhận, việc thúc đẩy dòng vốn vào lĩnh vực xanh còn nhiều trở ngại, trong đó đáng kể nhất là việc các tổ chức tín dụng gặp khó do chưa có hướng dẫn cụ thể về phân loại xanh. Việc chậm ban hành danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia đang cản trở dòng vốn đầu tư vào các dự án xanh, bền vững. Liên quan đến vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tùng Anh – Giám đốc Dịch vụ Tài chính bền vững, FiinRatings.

