Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế
(VNF) - Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và phát thải thấp là xu thế tất yếu toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại COP26 với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong lộ trình này, tài chính xanh đóng vai trò then chốt, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân – nguồn lực được kỳ vọng chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư xanh.
Khu vực tư nhân đóng vai trò then chốt
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam cần khoảng 30 tỷ USD mỗi năm để triển khai các chương trình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, khu vực tư nhân được xác định là nguồn lực chủ đạo. Tuy nhiên, việc tiếp cận và huy động dòng vốn này vẫn đang gặp nhiều rào cản về thể chế, năng lực và niềm tin thị trường.
Tài chính xanh là một công cụ quan trọng để định hướng dòng vốn vào các lĩnh vực phát triển bền vững như năng lượng tái tạo, xử lý nước thải, xây dựng xanh. Theo Ngân hàng Thế giới, tài chính xanh bao gồm các hoạt động tài chính hỗ trợ dòng vốn hướng tới các sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ hệ sinh thái.
Nói cách khác, tài chính xanh không chỉ đơn thuần là huy động vốn, mà còn là định hướng lại hệ thống tài chính truyền thống nhằm tích hợp các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị vào quá trình ra quyết định đầu tư và tín dụng.

Một số công cụ tài chính xanh phổ biến gồm: Tín dụng xanh: vay vốn cho các dự án thân thiện với môi trường; Trái phiếu xanh: công cụ nợ tài trợ cho các dự án bền vững; Đầu tư ESG: hướng tới doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và môi trường; Sản phẩm bảo hiểm xanh: bảo vệ các dự án trước rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu; Quỹ tài chính xanh: như Quỹ Khí hậu Xanh, Quỹ Môi trường Toàn cầu...
Chuyên gia tài chính Chu Thị Hiệp nhận định, tài chính xanh mang lại giá trị kép, vừa tạo lợi nhuận tài chính, vừa thúc đẩy phát triển bền vững. Để phát triển thị trường này, cần có hệ sinh thái hỗ trợ bao gồm khung pháp lý rõ ràng, tiêu chí phân loại minh bạch và sự tham gia hiệu quả của doanh nghiệp, ngân hàng và nhà đầu tư.
Trong đó, khu vực tư nhân giữ vai trò then chốt trong chuyển đổi xanh, không chỉ vì nguồn vốn dồi dào mà còn vì khả năng sáng tạo, xây dựng mô hình kinh doanh xanh, đồng thời chia sẻ gánh nặng ngân sách nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân tham gia vào tài chính xanh là một trong những trụ cột phát triển bền vững của Việt Nam.
Thị trường tài chính xanh tư nhân còn non trẻ
Mặc dù tài chính xanh tại Việt Nam đã có những bước tiến, nhưng mức độ huy động từ khu vực tư nhân vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối 2023, dư nợ tín dụng xanh đạt khoảng 878.400 tỷ đồng, tương đương 4,2% tổng dư nợ toàn hệ thống. Tuy nhiên, phần lớn khoản vay này đến từ bốn ngân hàng quốc doanh lớn, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân mới chỉ chiếm khoảng 30%.
Hiện có khoảng 32 trên 63 ngân hàng thương mại triển khai tín dụng xanh, trong đó khu vực tư nhân đang dần chủ động mở rộng sản phẩm. Các khoản vay chủ yếu tập trung vào năng lượng tái tạo – chiếm 45% dư nợ xanh. Một số ngân hàng như TPBank, HDBank đã bắt đầu tài trợ các dự án năng lượng mặt trời, xử lý chất thải, nông nghiệp bền vững...
Tuy nhiên, tín dụng xanh tư nhân vẫn còn giới hạn ở quy mô nhỏ, ít đa dạng ngành và thiếu cơ chế hỗ trợ. Các lĩnh vực như nông nghiệp hay xử lý chất thải mới chiếm dưới 10% dư nợ xanh. Điều này phần nào phản ánh thị trường tài chính xanh còn sơ khai, thiếu chính sách đồng bộ và các tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng.
Một số doanh nghiệp tư nhân đã bắt đầu tiếp cận thị trường trái phiếu xanh. Tiêu biểu là Phúc Khang Corporation phát hành trái phiếu xanh trị giá 1,5 triệu USD năm 2022 để tài trợ dự án bất động sản xanh. Đây là bước đi tích cực thể hiện xu hướng tìm kiếm nguồn vốn bền vững từ khu vực tư nhân.
Tính đến hết năm 2023, tổng giá trị trái phiếu xanh phát hành tại Việt Nam khoảng 284 triệu USD, chiếm chưa đến 0,3% thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, tư nhân mới chỉ tham gia một phần nhỏ, tập trung vào năng lượng tái tạo, bất động sản xanh, hạ tầng bền vững. Rào cản lớn hiện nay là thiếu chuẩn mực phát hành, hệ thống xếp hạng độc lập và thị trường thứ cấp còn yếu.

Trong lĩnh vực quỹ đầu tư xanh, Việt Nam đã bắt đầu ghi nhận sự ra đời của một số sáng kiến tiêu biểu, với mục tiêu hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển bền vững. Một ví dụ đáng chú ý là Quỹ Đầu tư Phát triển Bền vững Việt Nam, được thành lập nhằm thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, hạ tầng xanh và nông nghiệp thông minh.
Theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc Việt Nam (2024), tổng vốn cam kết cho các quỹ đầu tư xanh hiện nay chỉ vào khoảng 50 triệu USD, cho thấy quy mô thị trường này còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh, Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút một số lượng đáng kể vốn FDI vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo và công nghệ xanh.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2024), trong năm 2023, Việt Nam đã thu hút được 3,2 tỷ USD vốn FDI vào lĩnh vực này, tăng nhẹ so với năm trước. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn FDI xanh trong tổng vốn FDI đăng ký mới chỉ chiếm khoảng 10,5%, cho thấy xu hướng FDI xanh vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng và nhu cầu thực tế.
Giải pháp để tài chính xanh không còn là cuộc chơi của khối công
Theo bà Hiệp, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện là trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển tài chính xanh. Hiện Việt Nam chưa có luật riêng về tài chính xanh, trong khi các tiêu chí đánh giá dự án xanh vẫn đang được xây dựng. Việc thiếu khung phân loại thống nhất khiến nhà đầu tư và ngân hàng gặp khó khi xác định đâu là dự án xanh thực sự.
Thị trường tài chính xanh cũng thiếu các tổ chức trung gian độc lập, xếp hạng tín nhiệm xanh hay kiểm toán môi trường. Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng gặp khó khi tiếp cận nguồn vốn xanh do hạn chế về năng lực quản trị, lập dự án và hồ sơ tín dụng.
Ngoài ra, việc thiếu các ưu đãi thuế, phí hay bảo lãnh tín dụng từ nhà nước cũng khiến khu vực tư nhân ít mặn mà với tài chính xanh, nhất là khi so sánh với các kênh đầu tư truyền thống lợi nhuận nhanh hơn.
Vị chuyên gia cho rằng, trước hết, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp lý về tài chính xanh, xây dựng khung phân loại dự án xanh thống nhất theo thông lệ quốc tế. Việc này giúp tăng tính minh bạch và tạo niềm tin cho thị trường.
Thứ hai, cần phát triển các cơ chế ưu đãi cụ thể dành cho khu vực tư nhân: miễn giảm thuế, tín dụng ưu đãi, bảo lãnh rủi ro... Bên cạnh đó, nên thành lập các quỹ hỗ trợ chuyển đổi xanh dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ ba, cần tăng cường năng lực của các ngân hàng và doanh nghiệp trong đánh giá, lập kế hoạch và tiếp cận các công cụ tài chính xanh. Nhà nước có thể hỗ trợ thông qua các chương trình đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, và thúc đẩy vai trò của các tổ chức trung gian độc lập.
Cuối cùng, Việt Nam cần phát triển thị trường trái phiếu xanh nội địa và khuyến khích kết nối với thị trường tài chính xanh toàn cầu, tạo điều kiện để dòng vốn quốc tế dễ dàng chảy vào khu vực tư nhân trong nước.
"Chuyển đổi sang phát triển xanh là một hành trình dài, đòi hỏi nguồn lực lớn và sự tham gia của toàn xã hội. Khu vực tư nhân – với sự linh hoạt, sáng tạo và năng lực huy động vốn – chính là động lực then chốt. Để hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2050, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một hệ sinh thái tài chính xanh toàn diện, trong đó khu vực tư nhân không thể vắng mặt" - bà Hiệp kết luận.
Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới

Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh
(VNF) - Với những thay đổi lớn sắp tới trong khung pháp lý cùng làn sóng quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu tư, thị trường tài chính xanh đang đứng trước cơ hội lớn để "cất cánh"
Hàng tỷ USD đầu tư xanh: Vẫn trông chờ tín dụng ngân hàng
(VNF) - Hiện nay, tín dụng xanh từ ngân hàng vẫn là công cụ huy động vốn chủ yếu cho đầu tư xanh và các dự án xanh. Còn thị trường trái phiếu xanh khá mới mẻ, quy mô chỉ chiếm khoảng 1% thị trường trái phiếu.
Quỹ đầu tư xanh: Toàn cầu đã bùng nổ, Việt Nam mới chập chững
(VNF) - Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường quỹ xanh toàn cầu phản ánh rõ nét xu hướng đầu tư bền vững ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, dù mới chập chững những bước đi đầu tiên, thị trường quỹ xanh đã bắt đầu thu hút sự quan tâm và hứa hẹn sẽ trở thành một phần quan trọng của hệ thống tài chính xanh.
Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới
(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
368 tỷ USD cho Net-Zero: Nguồn tiền từ đâu để Việt Nam hiện thực hóa tham vọng
(VNF) - Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero) đã trở thành cam kết quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tài chính xanh được xem là yếu tố then chốt nhằm huy động và định hướng dòng vốn vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.
'Bóng dáng' tỷ phú giàu thứ 2 Châu Á tại dự án điện gió 1.758 tỷ ở Quảng Trị
(VNF) - Có 4 nhà đầu tư tên tuổi lớn trong lĩnh vực năng lượng đã đăng ký thực hiện dự án Nhà máy Điện gió Quảng Trị Win 1, trong đó có liên danh của ông chủ Tập đoàn Adani (Ấn Độ) – người giàu thứ 2 châu Á và thứ 24 của thế giới đăng ký thực hiện.
Chậm chân trên thị trường carbon, nguy cơ bị loại khỏi nhiều chuỗi cung ứng
(VNF) - Theo TS Lê Hải Hưng, nếu không chuẩn bị sớm để tham gia vào thị trường carbon, Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội. Trước tiên là cơ hội xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia đã áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM). Chậm chân hơn nữa, Việt Nam có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng xuất khẩu cho thị trường có quy định này”, ông Hưng cảnh báo.
Thiếu danh mục phân loại xanh: Không có chuẩn chung, vốn xanh phát triển manh mún
(VNF) - Thống đốc NHNN từng thừa nhận, việc thúc đẩy dòng vốn vào lĩnh vực xanh còn nhiều trở ngại, trong đó đáng kể nhất là việc các tổ chức tín dụng gặp khó do chưa có hướng dẫn cụ thể về phân loại xanh. Việc chậm ban hành danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia đang cản trở dòng vốn đầu tư vào các dự án xanh, bền vững. Liên quan đến vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tùng Anh – Giám đốc Dịch vụ Tài chính bền vững, FiinRatings.
Chuyển đổi xanh: Càng chậm trễ càng tốn kém, nguy cơ mất thị trường
(VNF) - Nếu chậm trễ chuyển đổi xanh, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí tuân thủ tăng cao khi các quy định quốc tế chính thức có hiệu lực. Rủi ro mất thị trường là hiện hữu nếu doanh nghiệp không kịp thích ứng với các yêu cầu về CBAM, ESG hay các quy định chống biến đổi khí hậu từ đối tác toàn cầu.
Tàu du lịch bị dừng hoạt động vì khách dùng chai nhựa 1 lần trên Vịnh Hạ Long
(VNF) - Ban quản lý vịnh Hạ Long vừa tạm dừng hợp đồng về neo đậu, hoạt động tại các cảng, bến, vùng nước trên vịnh Hạ Long đối với tàu du lịch Thịnh An 88, QN-8618.
Việt Nam thành nước thu nhập cao: Tháo nút thắt thể chế và thích ứng biến đổi khí hậu
(VNF) - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, để biến khát vọng này thành hiện thực, Việt Nam cần gỡ bỏ nút thắt thể chế và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tín dụng xanh tăng 21%/năm, nhiều ngân hàng vẫn chưa nhập cuộc
(VNF) - Dù tín dụng xanh đang ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 21% mỗi năm nhưng nhiều tổ chức tín dụng vẫn chưa có động thái rõ nét trong việc cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường.

