'Xanh hóa' thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tốc đến Net-Zero
(VNF) - Theo chuyên gia Bùi Thị Mến, trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chính sách thuế – đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp – cần được tái cấu trúc để trở thành công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch.
Thuế TNDN: Bài toán đầu tư công nghệ sạch
Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) vào năm 2050 – một mục tiêu đầy thách thức, đòi hỏi sự tham gia mạnh mẽ từ khu vực tư nhân, đặc biệt là trong đầu tư và áp dụng công nghệ sạch. Trong khi đó, theo chuyên gia tài chính Bùi Thị Mến, hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành vẫn chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy quá trình này.
Trên thực tế, thuế TNDN không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế mà còn định hình hành vi đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là với những dự án công nghệ có tỷ lệ vốn cao, vòng đời dài và rủi ro đầu tư lớn – vốn là đặc trưng của các giải pháp công nghệ xanh.
Các nghiên cứu quốc tế gần đây cho thấy chính sách thuế có thể tạo ra khác biệt đáng kể. Ở Mỹ và châu Âu, các biện pháp thuế ưu tiên cho công nghệ sạch, như tăng tốc độ khấu hao hoặc khấu trừ chi phí vốn, đã có tác động tích cực đến hành vi đầu tư.
Thuế TNDN có ảnh hướng mạnh mẽ tới quyết định đầu tư do tính chất trực thu của nó, cùng với các quy định của thuế TNDN có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp thu được.
Mặc dù vậy, sự ảnh hưởng của thuế TNDN đối với đầu tư vào công nghệ, biến đổi khí hậu cho đến nay vẫn chưa nhận được nhiều sự chú ý trong nghiên cứu và thảo luận chính sách.
Các ưu đãi thuế suất thuế TNDN với thu nhập từ đầu tư thân thiện với môi trường:
Loại ưu đãi thuế | Đối tượng áp dụng | Miễn/Giảm thuế bổ sung |
Thuế suất 10% | Thu nhập từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường; thu nhập từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng | |
Thuế suất 10% trong 15 năm | Dự án đầu tư mới: Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường | Miễn thuế tối đa 4 năm, giảm 50% vực sản xuất sản phẩm tiết kiệm thuế trong 9 năm tiếp theo |
Thuế suất 17% (từ 2015) | Dự án đầu tư mới trong sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng | Miễn thuế 12 năm, giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo |
Nguồn: Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn
Ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Theo bà Mến, các đặc trưng trong khung chính sách thuế TNDN có thể ảnh hưởng đến việc triển khai công nghệ sạch của các doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau. Trong thực tế, doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt thách thức như: Có nên triển khai công nghệ sạch hơn trong các quy trình sản xuất hay không, chủng loại, số lượng công nghệ, vấn đề chi phí, hiệu quả đều là thách thức với doanh nghiệp v.v.
Chính sách thuế TNDN có thể ảnh hưởng nhất định đến những quyết định này từ ngay chính các đặc trưng vốn có trong khung chính sách cơ bản của nó như vấn đề khấu hao tài sản, chi phí vốn đầu tư, chuyển lỗ, các ưu đãi về thuế TNDN đối với hoạt động đầu tư hướng tới một số mục tiêu nhất định.
Thứ nhất, chi phí đầu tư tài sản cố định không được tính trực tiếp vào chi phí thuế mà được khấu hao dần. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN. Nhà nước có thể cho phép khấu hao nhanh với máy móc công nghệ sạch để doanh nghiệp thu hồi vốn sớm và có lợi về thuế, qua đó khuyến khích đầu tư vào công nghệ sạch. OECD ghi nhận nhiều quốc gia áp dụng khấu hao nhanh cho ngành điện trung hòa carbon.
Về chi phí vốn đầu tư, Thuế TNDN thường cho phép khấu trừ lãi vay nhưng không khuyến khích vốn chủ sở hữu – vốn thường dùng trong dự án công nghệ sạch do rủi ro cao. Nếu áp dụng chính sách cho phép khấu trừ chi phí vốn chủ sở hữu hoặc ưu đãi thuế cho khoản đầu tư sạch bằng vốn này, sẽ giúp giảm chi phí đầu vào và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ xanh.
Ngoài ra, quy định cho phép chuyển lỗ sang các năm sau giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án công nghệ sạch ở giai đoạn đầu, giảm rủi ro tài chính và tận dụng ưu đãi thuế trong tương lai.
Cuối cùng, chính sách thuế TNDN của các quốc gia cung cấp chế độ ưu đãi thuế TNDN trong các trường hợp cụ thể tùy theo mục tiêu của nhà nước. Chẳng hạn ưu đãi về thời hạn, ưu đãi theo địa bàn, ưu đãi theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh nhằm kích thích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Việc ưu đãi thường dựa trên giảm thuế suất hoặc miễn thuế, giảm số thuế TNDN với từng loại thu nhập đáp ứng các điều kiện quy định. Các ưu đãi thuế có thể được thiết kế để khuyến khích các doanh nghiệp chuyển từ công nghệ phát thải cao sang công nghệ sạch.

"Xanh hóa" Thuế TNDN
Theo bà Mến, Việt Nam cần đồng bộ chính sách thuế với mục tiêu khí hậu. Khấu hao tài sản, chi phí vốn, chuyển lỗ và ưu đãi thuế là những điểm then chốt cần được cải cách nếu Việt Nam muốn vừa phát triển kinh tế, vừa đạt được mục tiêu khí hậu.
Để biến hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp thành công cụ hỗ trợ chuyển đổi xanh, cần thực hiện một số cải cách mang tính định hướng và có điều kiện rõ ràng:
Một là, xây dựng khung pháp lý cho việc loại bỏ ưu đãi nếu doanh nghiệp không đạt tiêu chí môi trường sau một thời gian nhất định. Áp dụng thuế TNDN cao hơn (ví dụ: 25-30%) đối với ngành gây ô nhiễm, và song song, giảm cho ngành sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường.
Hai là, thiết lập hệ thống đánh giá tác động môi trường & phát thải định kỳ đối với các dự án được hưởng ưu đãi thuế. Yêu cầu doanh nghiệp công bố báo cáo phát triển bền vững, có kiểm toán độc lập. Gắn ưu đãi thuế với các chỉ tiêu thực hiện cụ thể và có thể đo lường, ví dụ: tấn CO2 giảm được, số lượng năng lượng tái tạo sản xuất, v.v.
Bên cạnh đó, các quy định ưu đãi thuế cần kết hợp ưu đãi về thuế suất, về thời hạn, ưu đãi theo lĩnh vực nhằm khuyến khích các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường như công nghệ sạch, nguyên liệu thân thiện với môi trường, vấn đề xử lý chất thải sản xuất. Nhà nước có thể xem xét khấu trừ tối đa chi phí dùng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ.
Ba là, tiếp tục xem xét việc cải cách hệ thống thuế toàn diện để thúc đẩy đầu tư toàn diện. Bên cạnh thuế TNDN, các chính sách thuế khác cần được hoàn thiện như ban hành Luật thuế carbon, định lượng rõ chi phí phát thải CO2 trên mỗi tấn. Đối với thuế bảo vệ môi trường, cần mở rộng phạm vi áp dụng của loại thuế này sang các ngành gây ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp, giao thông.
Các chuyên gia cũng cho rằng, thuế TNDN là một trong những công cụ chính sách quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi đầu tư của doanh nghiệp. Nếu không được điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu khí hậu, hệ thống thuế hiện hành có thể trở thành rào cản lớn đối với việc chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược thuế đến năm 2030 và cập nhật Luật thuế TNDN, việc “xanh hóa” các chính sách thuế không chỉ là một yêu cầu tất yếu, mà còn là cơ hội để thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.
Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế

368 tỷ USD cho Net-Zero: Nguồn tiền từ đâu để Việt Nam hiện thực hóa tham vọng
(VNF) - Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero) đã trở thành cam kết quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tài chính xanh được xem là yếu tố then chốt nhằm huy động và định hướng dòng vốn vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.
Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới
(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
Đối mặt nguy cơ bị áp thuế carbon: Việt Nam cần hành động gì?
(VNF) - Khi số lượng các quốc gia áp dụng thuế carbon nhiều hơn và công cụ kiểm chứng carbon hoàn chỉnh hơn thì Việt Nam cần có những sự chuẩn bị để bắt kịp với xu thế toàn cầu.
Tài chính xanh tư nhân: Quy mô nhỏ, kém đa dạng vì thiếu cơ chế
(VNF) - Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và phát thải thấp là xu thế tất yếu toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại COP26 với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong lộ trình này, tài chính xanh đóng vai trò then chốt, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân – nguồn lực được kỳ vọng chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư xanh.
Tài chính xanh cho Net-Zero: Cơ hội của Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm thế giới
(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
368 tỷ USD cho Net-Zero: Nguồn tiền từ đâu để Việt Nam hiện thực hóa tham vọng
(VNF) - Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero) đã trở thành cam kết quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tài chính xanh được xem là yếu tố then chốt nhằm huy động và định hướng dòng vốn vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.
'Bóng dáng' tỷ phú giàu thứ 2 Châu Á tại dự án điện gió 1.758 tỷ ở Quảng Trị
(VNF) - Có 4 nhà đầu tư tên tuổi lớn trong lĩnh vực năng lượng đã đăng ký thực hiện dự án Nhà máy Điện gió Quảng Trị Win 1, trong đó có liên danh của ông chủ Tập đoàn Adani (Ấn Độ) – người giàu thứ 2 châu Á và thứ 24 của thế giới đăng ký thực hiện.
Chậm chân trên thị trường carbon, nguy cơ bị loại khỏi nhiều chuỗi cung ứng
(VNF) - Theo TS Lê Hải Hưng, nếu không chuẩn bị sớm để tham gia vào thị trường carbon, Việt Nam sẽ mất nhiều cơ hội. Trước tiên là cơ hội xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia đã áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM). Chậm chân hơn nữa, Việt Nam có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng xuất khẩu cho thị trường có quy định này”, ông Hưng cảnh báo.
Thiếu danh mục phân loại xanh: Không có chuẩn chung, vốn xanh phát triển manh mún
(VNF) - Thống đốc NHNN từng thừa nhận, việc thúc đẩy dòng vốn vào lĩnh vực xanh còn nhiều trở ngại, trong đó đáng kể nhất là việc các tổ chức tín dụng gặp khó do chưa có hướng dẫn cụ thể về phân loại xanh. Việc chậm ban hành danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia đang cản trở dòng vốn đầu tư vào các dự án xanh, bền vững. Liên quan đến vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tùng Anh – Giám đốc Dịch vụ Tài chính bền vững, FiinRatings.
Chuyển đổi xanh: Càng chậm trễ càng tốn kém, nguy cơ mất thị trường
(VNF) - Nếu chậm trễ chuyển đổi xanh, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí tuân thủ tăng cao khi các quy định quốc tế chính thức có hiệu lực. Rủi ro mất thị trường là hiện hữu nếu doanh nghiệp không kịp thích ứng với các yêu cầu về CBAM, ESG hay các quy định chống biến đổi khí hậu từ đối tác toàn cầu.
Tàu du lịch bị dừng hoạt động vì khách dùng chai nhựa 1 lần trên Vịnh Hạ Long
(VNF) - Ban quản lý vịnh Hạ Long vừa tạm dừng hợp đồng về neo đậu, hoạt động tại các cảng, bến, vùng nước trên vịnh Hạ Long đối với tàu du lịch Thịnh An 88, QN-8618.
Việt Nam thành nước thu nhập cao: Tháo nút thắt thể chế và thích ứng biến đổi khí hậu
(VNF) - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, để biến khát vọng này thành hiện thực, Việt Nam cần gỡ bỏ nút thắt thể chế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

