Tăng trưởng GDP vượt dự báo: Lãnh đạo Tổng cục Thống kê lên tiếng

Kỳ Thư - 01/07/2024 11:15 (GMT+7)

(VNF) - Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong 6 tháng đầu năm, cả hệ thống chính trị đã có những giải pháp ứng phó, thích ứng linh hoạt, kịp thời trước các vấn đề phát sinh. Qua đó, tháo gỡ nhiều vướng mắc, đồng thời bảo đảm hài hòa giữa xử lý tình huống trong ngắn hạn và phát triển trong trung, dài hạn...

GDP quý 2/2024 tăng vượt kỳ vọng

Theo số liệu vừa công bố, kinh tế Việt Nam quý II/2024 tiếp tục khởi sắc sau đà tăng trưởng trong quý I. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II tăng tới 6,93%. Tính chung, 6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%.

Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng phục hồi tích cực, đặc biệt là ngành công nghiệp chủ lực chế biến, chế tạo; khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ vẫn duy trì ổn định.

6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%.

Lý giải về sự phục hồi này, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong 6 tháng đầu năm, cả hệ thống chính trị đã có những giải pháp ứng phó, thích ứng linh hoạt, kịp thời trước các vấn đề phát sinh. Qua đó, tháo gỡ được nhiều vướng mắc đồng thời bảo đảm hài hòa giữa xử lý tình huống trong ngắn hạn và phát triển trong trung, dài hạn.

Ngoài ra, nhu cầu tại các thị trường lớn đang được cải thiện, nhu cầu hàng hóa tăng lên, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đã có đơn hàng mới, vì thế hoạt động sản xuất nội địa từ đó được thúc đẩy và hoạt động xuất, nhập khẩu sôi động trở lại.

Đầu tư công tiếp tục được quan tâm và đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân ngay từ những tháng đầu năm; thúc đẩy, thu hút vốn FDI tăng trưởng tốt, giúp tăng năng lực, mở rộng sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động... đồng thời tạo nền tảng về kết cấu hạ tầng để phục vụ phát triển nhanh và bền vững trong dài hạn.

Bà Hương cũng cho rằng, nhu cầu nội địa từng bước phục hồi dù chưa đạt như kỳ vọng. Chính phủ đang gia hạn nhiều loại thuế, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường được thực hiện từ đầu năm, giảm thuế suất VAT 2%...

Tuy vậy, kinh tế Việt Nam vẫn còn không ít thách thức. Mặt bằng giá cả trong nước vẫn ở trong tầm kiểm soát nhưng cũng đang tạo áp lực lên chỉ số giá trong nước do điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý theo lộ trình như điện, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế; mối lo ngại về căng thẳng địa chính trị, cuộc xung đột ở Biển Đỏ, Nga - Ukraina khiến giá hàng hóa, giá xăng dầu, giá cước vận tải tăng...; rủi ro tỷ giá cùng với việc đẩy mạnh nhập khẩu để phục vụ sản xuất sẽ gây áp lực lên giá nguyên liệu đầu vào.

Trong khi đó, nội lực của nền kinh tế chưa mạnh. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo tuy tăng trưởng tốt nhưng mức độ bền vững còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các ngành.

“Khó khăn trong sản xuất còn tiềm ẩn do cầu trong nước và quốc tế chưa khôi phục hoàn toàn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay để phục vụ sản xuất kinh doanh”, bà Hương nói.

Thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội; doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Nếu không có biến động, GDP 2024 sẽ đạt mục tiêu

Bà Nguyễn Thị Hương cho rằng nếu không có biến động lớn, có khả năng Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 trong khoảng 6 - 6,5%.

Tuy nhiên, theo bà Hương để đạt mức tăng trưởng cận trên khoảng 6,5% vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Nếu không có biến động, GDP 2024 sẽ đạt mục tiêu.

Theo đó, cần tiếp tục thực hiện những giải pháp quyết liệt nhằm duy trì ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội; đảm bảo các cân đối vĩ mô; kiểm soát tốt lạm phát; phát huy hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ…

Bà Hương đề nghị các ngành, lĩnh vực cần bám sát tình hình sản xuất kinh doanh để chủ động ứng phó với rủi ro phát sinh. Theo đó, tập trung vào các chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải phóng nguồn lực cho khu vực doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ thị trường; ngành điện đảm bảo cung ứng đầy đủ cho sản xuất và tiêu dùng.

Ngoài ra, cần lưu ý tăng cường gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết chuỗi nhằm kết nối cung cầu; đảm bảo phân phối sản phẩm hàng hóa gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm; thúc đẩy mạnh mẽ mô hình chuỗi liên kết phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp và xuất khẩu.

Tiếp tục tìm kiếm và tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh. Xây dựng các kênh phân phối sản phẩm, mở rộng việc tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, từ đó thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu.

“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm mới giúp ngành công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ phát triển. Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức và các lĩnh vực mới nổi như chíp, bán dẫn, AI…)”, bà Hương chia sẻ.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng nhấn mạnh cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; đặc biệt sát sao kiểm tra, giám sát thực hiện hiệu quả vốn đầu tư công để đảm bảo hoàn thành mục tiêu và lan tỏa tới các ngành kinh tế khác.

Ưu tiên kích cầu đầu tư vào các dự án sắp hoàn thành, nhanh chóng đưa vào sử dụng các dự án có quy mô, có tiềm năng, góp phần trực tiếp duy trì và mở rộng năng lực sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế; đẩy mạnh triển khai các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa tại các địa phương có các sản phẩm đặc thù, lợi thế; tranh thủ tối đa cơ hội, xu hướng phục hồi của các thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu…

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

Tiêu điểm
(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới không còn lãng mạn 7 - 8% như chúng ta nghĩ, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi. Do đó, cần bỏ bớt tư tưởng tăng trưởng cứ phải trên 7 - 8% vì vĩnh viễn điều đó không quay trở lại.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nghịch cảnh kinh tế Nga – Ukraine: Bên thăng hạng, bên sắp vỡ nợ

Nghịch cảnh kinh tế Nga – Ukraine: Bên thăng hạng, bên sắp vỡ nợ

(VNF) - Trong khi Nga thăng hạng thành nước có "thu nhập cao" trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) thì Ukraine đối mặt với nguy cơ vỡ nợ ngay vào tháng tới nếu không đàm phán được thỏa thuận tái cấu trúc với các chủ nợ.

Những giao dịch ngân hàng trực tuyến không yêu cầu xác thực sinh trắc học

Những giao dịch ngân hàng trực tuyến không yêu cầu xác thực sinh trắc học

(VNF) - Nhiều loại giao dịch cơ bản, phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của đa số người dân như thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí… với tổng giá trị giao dịch trong ngày dưới 100 triệu đồng thì không cần xác thực sinh trắc học.

Hà Nội: Thanh tra việc thu hồi đất và chuyển mục đích đất trồng lúa

Hà Nội: Thanh tra việc thu hồi đất và chuyển mục đích đất trồng lúa

(VNF) - HĐND Hà Nội đề nghị đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng đất đai; hoàn thiện bổ sung kế hoạch sử dụng đất; danh mục thu hồi đất, danh mục chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2024.

Ông Trịnh Văn Quyết yêu cầu luật sư không phản biện kết luận điều tra

Ông Trịnh Văn Quyết yêu cầu luật sư không phản biện kết luận điều tra

Trước ngày diễn ra phiên xét xử (22/7), ông Trịnh Văn Quyết tỏ thái độ ăn năn hối cải, cam kết khắc phục hậu quả và chịu trách nhiệm thay cho bị cáo liên đới.

Áp lực và thách thức kiểm soát tỷ giá

Áp lực và thách thức kiểm soát tỷ giá

(VNF) - Tỷ giá USD/VND từ đầu năm đến nay biến động mạnh. Giá USD trong ngân hàng đã tăng 4-5% so với đầu năm. Tỷ giá USD/VND tăng nhanh đang gây nhiều nỗi lo cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Hải Phòng: Mở rộng nội đô qua bên kia sông Cấm

Hải Phòng: Mở rộng nội đô qua bên kia sông Cấm

(VNF) - Việc huyện Thủy Nguyên sẽ lên thành phố với tính chất là khu đô thị mới gắn với trung tâm hành chính thể hiện rõ vị thế và xu thế phát triển của thành phố Hải Phòng. Trong tương lai, Hải Phòng sẽ không chỉ là “đô thị đặc biệt” mà còn định hướng lọt vào nhóm thành phố hàng đầu châu Á.

Khám phá hầm xuyên núi 1.000 tỷ đồng trên cao tốc qua Hà Tĩnh

Khám phá hầm xuyên núi 1.000 tỷ đồng trên cao tốc qua Hà Tĩnh

(VNF) - Hầm Đèo Bụt - hạng mục quan trọng nhất trên cao tốc Vũng Áng - Bùng dài gần một km, vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, đang được gấp rút thi công.

Hợp nhất các ông lớn dầu mỏ, 'quả đấm thép' mới của Trung Quốc

Hợp nhất các ông lớn dầu mỏ, 'quả đấm thép' mới của Trung Quốc

(VNF) - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) ngày 1/7 cho biết nước này đang thành lập một thực thể mới tập hợp các nhà sản xuất dầu mỏ quốc gia và các công ty nhà nước khác để tìm kiếm trữ lượng dầu khí cực sâu và khai thác các nguồn tài nguyên phi truyền thống khó khai thác hơn.

VN30, VNMidcap, VNFinlead tái cơ cấu: Điểm tên các mã 'bật bãi' và 'vào sới'

VN30, VNMidcap, VNFinlead tái cơ cấu: Điểm tên các mã 'bật bãi' và 'vào sới'

(VNF) - Theo BSC Research, danh mục VNMidcap sẽ chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ nhất khi các ETF nội loại bỏ BWE, CRE, HAG và thêm mới NVL, SIP.

Những DN đầu tiên hé lộ lợi nhuận quý II: DIG tăng dựng đứng 815%

Những DN đầu tiên hé lộ lợi nhuận quý II: DIG tăng dựng đứng 815%

(VNF) - Sau 6 tháng đầu năm 2024, dù chưa chính thức công bố báo cáo tài chính bán niên, một số doanh nghiệp đầu tiên đã công bố nhanh kết quả kinh doanh ước tính cho nửa đầu năm cũng như quý II/2024.