‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

Kỳ Thư - 23/06/2024 10:30 (GMT+7)

(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới không còn lãng mạn 7 - 8% như chúng ta nghĩ, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi. Do đó, cần bỏ bớt tư tưởng tăng trưởng cứ phải trên 7 - 8% vì vĩnh viễn điều đó không quay trở lại.

Ưu tiên cải cách chính sách và tháo gỡ khó khăn

Nửa đầu năm 2024 đã xuất hiện những tín hiệu tươi sáng hơn. Các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 tăng so với năm 2023, đạt khoảng 5,5 - 6%.

TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra dự báo, tăng trưởng có thể trong khoảng 5,5 - 6%.

Theo TS Việt, cần ưu tiên các chính sách và cải cách nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin vào môi trường đầu tư để khuyến khích doanh nghiệp quay lại thị trường và mở rộng quy mô. Các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp cần cụ thể và khả thi (như chính sách hỗ trợ xuất khẩu khá thành công).

Ưu tiên cải cách chính sách và tháo gỡ khó khăn.

Về lâu về dài, các chính sách tổng thể nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế là một điều kiện tiên quyết để thúc đẩy và nâng tầm chất lượng tăng tưởng của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, một số xu hướng lớn trên thế giới có thể kể đến hiện nay là tăng trưởng xanh, đa cực…, do đó tăng trưởng khó có thể cao như giai đoạn trước đây.

Theo ông Nghĩa, cuộc chiến lớn nhất mà thế giới đang đương đầu là biến đổi khí hậu. Các quốc gia lớn sẽ phải ngồi lại với nhau để khoanh vùng xung đột và cùng ứng phó với thách thức này.

Một biểu hiện là năm 2026, tất cả hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu đều phải báo cáo phát thải khí nhà kính. Báo cáo này phải được kiểm toán bởi các công ty độc lập của châu Âu. Không riêng châu Âu, hiện nay Mỹ cũng đang soạn thảo quy định tương tự và nội dung có thể còn khắc nghiệt hơn.

Về xu thế đa cực, ông Nghĩa cho rằng điều này là tất yếu. “Chiến tranh, cấm vận, trừng phạt… là sự “giãy giụa” của chủ nghĩa đơn cực khi chuyển sang xu thế đa cực”, ông Nghĩa nói.

Tăng trưởng kinh tế khó có thể cao

Đối với Việt Nam, theo ông Nghĩa, dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sớm muộn gì kinh tế cũng phải phục hồi. Tuy nhiên, đi cùng với xu thế tiết kiệm tài nguyên, xu thế tiêu dùng xanh… thì tăng trưởng kinh tế khó có thể cao.

“Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8% như chúng ta nghĩ, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi. Do đó, cần bỏ bớt tư tưởng tăng trưởng cứ phải trên 7 - 8% trở lên. Vĩnh viễn điều đó không quay trở lại nữa”, ông Nghĩa nói.

Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8% như chúng ta nghĩ.

Trước những thách thức trên, điều TS Lê Xuân Nghĩa băn khoăn là “sự thay đổi của thể chế có kịp với sự thay đổi của các xu hướng lớn trên thế giới hay không”.

“Vô vàn những thay đổi công nghệ chúng ta không làm nổi vì thể chế. Chúng ta không có khả năng thay đổi thế giới, thậm chí không thay đổi được bà hàng xóm, chúng ta chỉ có khả năng thay đổi chính mình - chính là thay đổi thể chế”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng Việt Nam cần quyết liệt hơn trong cải cách thể chế, bởi thể chế cũng chính là một nguồn lực. Mấu chốt là các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thực chất các thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, chi phí tuân thủ.

Cùng với đó, cần phải tạo ra động lực liên kết giữa các địa phương và doanh nghiệp theo tư duy chuỗi giá trị để cùng hợp tác, cùng phát triển, tập trung tháo gỡ các khó khăn về tiếp cận thị trường xuất khẩu, tạo thuận lợi thương mại, khuyến khích đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm và khai thác hiệu quả các thị trường ngách. Ðể tiếp cận hiệu quả thị trường thế giới, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường năng lực, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.

Theo đó, nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng doanh nghiệp, từ đó lấy lại và tạo dựng niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp.

Ðồng thời, chính các doanh nghiệp cũng phải tự nhìn nhận lại mình, tăng cường năng lực quản trị, tài chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường. Ðây sẽ là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì được các động lực tăng trưởng cũ và tìm kiếm mục tiêu tăng trưởng mới, góp phần phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn tới.

Tăng trưởng tín dụng: 23 tỉnh vẫn ở mức âm, có ngân hàng âm 4%

Tăng trưởng tín dụng: 23 tỉnh vẫn ở mức âm, có ngân hàng âm 4%

Ngân hàng
(VNF) - Tín dụng tăng khá chậm trong những tháng đầu năm 2024. Đến nay, có 23 tỉnh tăng trưởng tín dụng âm, 29 tỉnh tăng trưởng không quá 2%; có những mức tăng tín dụng âm hơn 4%.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Các loại tiền lương, mức đóng bảo hiểm tăng theo lương cơ sở từ 1/7

Các loại tiền lương, mức đóng bảo hiểm tăng theo lương cơ sở từ 1/7

(VNF) - Từ 1/7/2024, sẽ có nhiều loại tiền lương đồng loạt tăng theo lương cơ sở. Khi lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, mức đóng các loại bảo hiểm cũng sẽ tăng theo.

EU quyết gói trừng phạt mới với Nga, sóng nhiệt bao trùm toàn cầu

EU quyết gói trừng phạt mới với Nga, sóng nhiệt bao trùm toàn cầu

(VNF) - Tình trạng nắng nóng và nhiệt độ cao đang bao trùm khắp các khu vực và gây ra nhiều ca tử vong; Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến thăm Triều Tiên và Việt Nam; EU phê duyệt gói trừng phạt mới với Nga, hay việc NVIDIA lần đầu tiên trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới là những tin tức đáng chú ý trong tuần qua.

Lương hưu không đủ tiêu: 3 nguy cơ đe doạ cuộc sống khi đến tuổi 'về vườn'

Lương hưu không đủ tiêu: 3 nguy cơ đe doạ cuộc sống khi đến tuổi 'về vườn'

(VNF) - Thế hệ 'hậu chiến' bắt đầu bước vào độ tuổi từ 50-55 chuẩn bị nghỉ hưu, trong khi quỹ hưu trí của BHXH chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, cộng với tình hình giá cả leo thang, lạm phát cao. Đó là những nguy cơ hiện ra trước mắt khiến chúng ta cần phải quan tâm đến một kế hoạch hưu trí toàn diện

Đổ đến Việt Nam mở công xưởng: 'Khẩu vị' khác biệt khi quyết định xuống tiền thuê đất

Đổ đến Việt Nam mở công xưởng: 'Khẩu vị' khác biệt khi quyết định xuống tiền thuê đất

(VNF) - Ở miền Bắc, phần lớn các hợp đồng thuê đất công nghiệp chủ yếu là thuê đất diện tích lớn từ các nhà sản xuất Trung Quốc và Đài Loan trong các dự án sản xuất linh kiện điện tử và năng lượng mặt trời. Ngược lại, ở miền Nam nhận được đầu tư vào thực phẩm, đồ uống, cao su, nhựa, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, dệt may và may mặc với hợp đồng thuê đất diện tích nhỏ hơn.

Tới 'xoa dịu' Trung Quốc, Đức vẫn chỉ trích một vấn đề liên quan đến Nga

Tới 'xoa dịu' Trung Quốc, Đức vẫn chỉ trích một vấn đề liên quan đến Nga

(VNF) - Phó thủ tướng Đức Robert Habeck cho biết cánh cửa “mở ra cho các cuộc thảo luận” với Trung Quốc về thuế quan của Liên minh châu Âu (EU) nhưng ông thể hiện quan điểm cứng rắn hơn đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga.

Nhà giàu Việt có 600 tỷ USD tiền dư: Tìm chỗ đáng tin để trao gửi

Nhà giàu Việt có 600 tỷ USD tiền dư: Tìm chỗ đáng tin để trao gửi

(VNF) - Thay vì chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm, các nhà tư vấn tài chính cá nhân chuyển sang việc làm rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, khi có được niềm tin sẽ có cơ hội tiếp cận được dòng vốn ước đạt khoảng 600 tỷ USD vào năm 2027. Khi một bức tranh tài chính cá nhân tổng thể hình thành, các sản phẩm sẽ xuất hiện

Hé lộ nguồn thu hàng trăm tỷ đồng sắp đổ về Tập đoàn Yeah1

Hé lộ nguồn thu hàng trăm tỷ đồng sắp đổ về Tập đoàn Yeah1

Tập đoàn Yeah1 muốn bán 6 công ty con ngay trong tháng 6 này. Nếu thành công thoái vốn với mệnh giá 10.000 đồng/cp, nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” có thể thu về khoảng 826 tỷ đồng.

Cổ phiếu BĐS nửa cuối năm 2024: 'Ăn non' theo sóng

Cổ phiếu BĐS nửa cuối năm 2024: 'Ăn non' theo sóng

(VNF) - Kết quả kinh doanh quý I/2024 đáng thất vọng cho thấy ngành bất động sản (BĐS) chưa thể sớm tìm đến được “điểm đảo chiều” lợi nhuận, vậy nên những thông tin tích cực sắp tới nhiều khả năng sẽ chỉ dừng lại ở sự kỳ vọng và mang tính chất xúc tác cho giá cổ phiếu.

Liên tục kêu gọi sinh đẻ nhiều, Elon Musk ‘làm gương’ khi chào đón đứa con thứ 12

Liên tục kêu gọi sinh đẻ nhiều, Elon Musk ‘làm gương’ khi chào đón đứa con thứ 12

(VNF) - Tỷ phú Elon Musk vừa chào đón thêm một người con gia nhập “đại gia đình” của mình, cũng là người con thứ 3 mà ông và cấp dưới Shivon Zilis (giám đốc Neuralink) có với nhau.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.