‘Tăng trưởng GDP bị mất đà hai lần, nền kinh tế sa vào quỹ đạo hai đáy’

Kỳ Thư - 11/04/2024 23:02 (GMT+7)

(VNF) - TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, so với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia hay Philipines, kinh tế Việt Nam có phần nổi trội hơn trong COVID-19 nhưng sau đó tăng trưởng GDP lại bị mất đà hai lần, nền kinh tế sa vào quỹ đạo hai đáy, tạo sự biến động lớn.

Tiếp tục chịu ba cơn gió ngược

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế quý I/2024 đạt 5,66%. Đây là 1 kết quả tích cực. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tăng trưởng quý I cao nhất 4 năm nhưng các động lực tăng trưởng hồi phục vẫn chưa đồng đều, thiếu chắc chắn, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Tăng trưởng quý I/2024 cao nhất 4 năm trở lại.

TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, kinh tế Việt Nam từ cuối năm 2022, đầu năm 2023 đến nay tiếp tục chịu tác động mạnh hiếm có, rất khó dự đoán từ các yếu tố bất định bên ngoài và bên trong.

Nền kinh tế phải chịu ba cơn gió ngược từ bên ngoài. Thứ nhất là sự suy giảm tăng trưởng ở nhiều đối tác kinh tế lớn Việt Nam, nhất là Trung Quốc. Thậm chí, suy thoái tăng trưởng ở Đức và một vài nước EU, sự suy giảm thu nhập khả dụng ở các nước phát triển hậu COVID-19 gây ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu  của Việt Nam.

Thứ hai, chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cao, nhất là ở Mỹ có ảnh hưởng tới tỷ giá, lãi suất qua đó ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư Việt Nam. Tính bất định chính sách của Fed về lãi suất rất cao, khó dự báo gây khó khăn cho việc đưa ra phản ứng chính sách của Việt Nam.

Thứ ba, giá cả, lạm phát  quốc tế, nhất là giá dầu và các mặt hàng liên quan vẫn còn nhiều bất định, giá nhiều đầu vào sản xuất tuy giảm, song vẫn còn ảnh hưởng chủ yếu là tiêu cực.

Tiến sỹ Sang cho rằng, so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia hay Philipines, kinh tế Việt Nam có phần nổi trội hơn trong dịch COVID-19 nhưng sau đó tăng trưởng GDP lại bị mất đà hai lần, dìm nền kinh tế sa vào quỹ đạo hai đáy, tạo sự biến động, xáo động lớn trong nền kinh tế, xã hội.

Nhìn từ phía cung, tăng trưởng GDP đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét hơn từ đầu năm 2022. Tuy nhiên mức tăng trưởng chung năm 2023 và quý I/2024 vẫn chưa phục hồi về mức trước đại dịch.

Các lĩnh vực tăng trưởng không đều và biến động phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế và tác động của dịch bệnh. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực chính cho tăng trưởng, song nông nghiệp lại là yếu tố “bệ đỡ” khi nền kinh tế gặp khó khăn.

Nhìn từ phía cầu, tiêu dùng là cấu thành đóng góp cho tăng trưởng GDP ổn định nhất. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tăng khá rõ, nhất là năm 2022 đến hết quý I/2024.

Tuy nhiên, tốc độ tăng của tiêu dùng đang chậm lại. Trong quý I, tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 tăng 13,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,1% (quý I/2023 tăng 10,1%).

Giảm tính bất định từ các yếu tố bên ngoài

Theo TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), mức độ cải thiện tình hình năm 2024 còn tùy thuộc diễn biến từ bên ngoài, song điều tiên quyết là nỗ lực chính sách và cải cách của Việt Nam.

Cũng theo ông Thành, về việc duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bằng chính sách tiền tệ cũng như tài khoá. "Các nhóm chính sách giải pháp 2023, có thể có điều chỉnh, song về cơ bản cần được tiếp tục thực hiện trong năm 2024", ông Thành kiến nghị.

Theo ông, cần tập trung vào ba nỗ lực chính sách. Một là, ổn định kinh tế vĩ mô, từ duy trì lạm pháp tương đối thấp cho đến đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng, tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản, khôi phục niềm tin thị trường và tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế. 

Hai là kích cầu tiêu dùng thông qua du lịch và hỗ trợ người lao động . Về đầu tư, cần phát triển hạ tầng, thu hút FDI  chất lượng qua tận dụng việc nâng cấp quan hệ đối tác với Mỹ, Nhật Bản,... cũng như làm sâu sắc thêm quan hệ với Trung Quốc.

Về xuất khẩu, cần đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, ký kết, đàm phán thêm các FTA cùng với việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Ba là, hoàn thiện khung khổ pháp lý, việc ban hành, sửa đổi các văn bản Luật quan trọng đồng thời đáp ứng xu thế số, xanh, dịch chuyển.

Theo chuyên gia, phía trước còn nhiều khó khăn, thậm chí sóng bão, song chúng ta vẫn có lý do để tin vào một kết quả tích cực hơn trong phát triển kinh tế năm 2024. Quan trọng hơn là việc Việt Nam tạo dựng được những nền tảng cơ bản tốt hơn, chất lượng hơn, cả về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực, để bứt phá phát triển trong giai đoạn tới.

TS. Sang cho rằng, để tạo động lực cho tăng trưởng cần giảm tính bất định bên ngoài thông qua nghiên cứu, dự báo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chủ động và thích ứng trong ứng phó chính sách và thích nghi.

Bên cạnh đó, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và nợ xấu ngân hàng là điều kiện tiên quyết để phục hồi vững chắc nền kinh tế. Theo ông, nỗ lực và ý chí chính trị trong cải cách thể chế, nhất là liên quan bất động sản một cách hiệu quả và kịp thời đóng vai trò không kém trong thúc đẩy tăng trưởng.

Ngoài ra, cần thúc đẩy một bộ máy nhà nước hoạt động hữu hiệu, dám làm và cống hiến và đủ đổi mới sáng tạo, kiến tạo phát triển trong một thế giới đầy đổi thay cũng có ý nghĩa lớn và cấp bách, chuyên gia kiến nghị.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
‘Công thức bí mật’ của Nvidia trở thành nỗi nghi ngại của châu Âu

‘Công thức bí mật’ của Nvidia trở thành nỗi nghi ngại của châu Âu

(VNF) - Nvidia đã có một chặng đường đầy khó khăn trong hành trình trở thành một công ty lớn trị giá 3.000 tỷ USD trong ngành công nghiệp AI. Giờ đây, các nhà chức trách muốn biết liệu công ty đã đạt được điều đó một cách công bằng hay chưa.

Huy động vốn chưa đầy 1 tháng, Hodeco thay đổi mục đích sử dụng

Huy động vốn chưa đầy 1 tháng, Hodeco thay đổi mục đích sử dụng

(VNF) - Sau khi thay đổi kế hoạch, Hodeco dự kiến dùng 300 tỷ đồng trả nợ gốc và lãi của 6 ngân hàng và 3 cá nhân.

Chaebol Hàn Quốc muốn khai thác đất hiếm, xây đô thị thông minh ở Việt Nam

Chaebol Hàn Quốc muốn khai thác đất hiếm, xây đô thị thông minh ở Việt Nam

(VNF) -Trước mong muốn của các ông lớn Hàn Quốc trong việc khai thác, chế biến đất hiếm tại Việt Nam, Thủ tướng cho biết Việt Nam muốn tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đất hiếm theo hướng công nghệ cao, khai thác bền vững, chế biến sâu, bảo đảm môi trường.

50 cổ phiếu tăng giá hơn 100%: Động lực sinh lời đến từ đâu?

50 cổ phiếu tăng giá hơn 100%: Động lực sinh lời đến từ đâu?

(VNF) - Bên cạnh “sóng ngành, “game” chuyển sàn, biến động cổ đông và tỷ lệ chi trả cổ tức hấp dẫn là động lực cho hàng chục cổ phiếu tăng giá hơn 100%.

Loạt đất vàng bỏ hoang giữa Hải Phòng: Suốt 20 năm cỏ dại mọc dày

Loạt đất vàng bỏ hoang giữa Hải Phòng: Suốt 20 năm cỏ dại mọc dày

(VNF) - Dù đã được gia hạn thêm 24 tháng nhưng nhiêu chủ đầu tư không mấy mặn mà thực hiện dự án trên nhiều lô đất tại phường Anh Dũng, quận Dương Kinh. Nguy cơ bị thu hồi đã cận kề.

Đồng yên thấp nhất 38 năm, Nhật Bản lưu hành tiền mới

Đồng yên thấp nhất 38 năm, Nhật Bản lưu hành tiền mới

(VNF) - Đồng yên vẫn đang được giao dịch ở mức 161 yên đổi 1 USD vào sáng 3/7, trong khi Nhật Bản bắt đầu lưu hành tờ tiền mới đầu tiên sau 20 năm, có in hình chân dung ba chiều của những người sáng lập các tổ chức tài chính và giáo dục dành cho phụ nữ nhằm ngăn chặn tình trạng tiền giả.

'Cõng' khoản nợ 4.100 tỷ, chủ chuỗi bệnh viện Hoàn Mỹ vẫn báo lãi hơn 1,7 tỷ mỗi ngày

'Cõng' khoản nợ 4.100 tỷ, chủ chuỗi bệnh viện Hoàn Mỹ vẫn báo lãi hơn 1,7 tỷ mỗi ngày

(VNF) - Công ty cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ vừa công bố tình hình tài chính năm 2023 với mức lãi sau thuế hơn 633 tỷ đồng trong năm, tương ứng lãi hơn 1,7 tỷ đồng/ngày.

Mức hưởng bảo hiểm y tế thay đổi thế nào khi tăng lương cơ sở?

Mức hưởng bảo hiểm y tế thay đổi thế nào khi tăng lương cơ sở?

(VNF) - Từ 1/7, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng nên mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

'Siêu' dự án Booyoung Vina bỏ hoang đất vàng Hà Nội suốt 17 năm

'Siêu' dự án Booyoung Vina bỏ hoang đất vàng Hà Nội suốt 17 năm

(VNF) - Dự án được khởi công lần đầu tiên vào tháng 2/2007 và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2010. Tuy nhiên, nhiều năm sau đó dự án vẫn nằm “bất động”.

DreamPlex của 'thiếu gia' nhà Trung Thuỷ Group nợ 11 tháng BHXH

DreamPlex của 'thiếu gia' nhà Trung Thuỷ Group nợ 11 tháng BHXH

(VNF) - Tính đến ngày 31/5, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DreamPlex của doanh nhân Nguyễn Trung Tín đang nợ 11 tháng bảo hiểm xã hội (BHXH), với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng.