Tăng trưởng toàn cầu vẫn vững chắc trong năm 2025 dù đối mặt nhiều trở ngại
(VNF) - Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thường niên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ vẫn kiên cường trong năm 2025 bất chấp những thách thức đáng kể. OECD dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu là 3,3% vào năm 2025 và 2026, tăng từ mức 3,2% vào năm 2024.
Cũng trong báo cáo, OECD dự đoán lạm phát sẽ giảm thêm, từ 5,4% vào năm 2024 xuống 3,8% vào năm 2025 và 3,0% vào năm 2026, được hỗ trợ bởi lập trường kiềm chế của chính sách tiền tệ ở hầu hết các quốc gia.
Kiểm soát lạm phát đã trở thành mục tiêu của ngân hàng trung ương ở gần một nửa các nền kinh tế tiên tiến và gần 60% các nền kinh tế thị trường mới nổi.
Thị trường lao động đã dần nới lỏng nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp theo tiêu chuẩn lịch sử.
Mức tăng lương danh nghĩa mạnh mẽ và tình trạng giảm phát liên tục đã thúc đẩy thu nhập hộ gia đình thực tế. Tuy nhiên, tăng trưởng tiêu dùng tư nhân vẫn ở mức thấp ở hầu hết các quốc gia, phản ánh lòng tin yếu kém của người tiêu dùng.
Kim ngạch thương mại toàn cầu đang phục hồi, với mức tăng dự kiến là 3,6% vào năm 2024.
Triển vọng tăng trưởng thay đổi đáng kể giữa các khu vực. Tăng trưởng GDP tại Mỹ dự kiến đạt 2,8% vào năm 2025, trước khi chậm lại còn 2,4% vào năm 2026.
Tại khu vực đồng euro, sự phục hồi trong thu nhập hộ gia đình thực tế, thị trường lao động thắt chặt và việc cắt giảm lãi suất chính sách tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng.
Tăng trưởng GDP của khu vực đồng euro dự kiến đạt 1,3% vào năm 2025 và 1,5% vào năm 2026.
Tăng trưởng tại Nhật Bản dự kiến sẽ tăng 1,5% vào năm 2025 nhưng sau đó giảm xuống còn 0,6% vào năm 2026.
Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại, với mức tăng trưởng GDP là 4,7% vào năm 2025 và 4,4% vào năm 2026.
“Nền kinh tế toàn cầu đã chứng minh được khả năng phục hồi. Lạm phát đã giảm hơn nữa theo mục tiêu của ngân hàng trung ương, trong khi tăng trưởng vẫn ổn định”, Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cho biết.
Cũng theo ông Mathias Cormann, vẫn còn những thách thức đáng kể như căng thẳng địa chính trị gây ra rủi ro ngắn hạn, tỷ lệ nợ công cao và triển vọng tăng trưởng trung hạn quá yếu.
"Để thúc đẩy năng suất và nền tảng cho tăng trưởng, chúng ta phải tăng cường các nỗ lực phát triển giáo dục và kỹ năng, xóa bỏ các ràng buộc quá nghiêm ngặt đối với đầu tư kinh doanh và giải quyết thành công tình trạng gia tăng thiếu hụt lao động có tính cơ cấu”, tổng thư ký OECD nhận định.
Báo cáo của OECD cho rằng sự gia tăng các cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông có thể làm gián đoạn thị trường năng lượng và ảnh hưởng đến niềm tin và tăng trưởng.
Căng thẳng thương mại gia tăng có thể gây nguy cơ cản trở tăng trưởng thương mại. Những bất lợi liên quan đến triển vọng tăng trưởng hoặc con đường giảm phát có thể gây ra sự điều chỉnh đột ngột trên thị trường tài chính.
Tăng trưởng cũng có thể gây bất ngờ theo hướng tích cực. Sự cải thiện trong niềm tin của người tiêu dùng, ví dụ như nếu sức mua phục hồi nhanh hơn dự kiến, có thể thúc đẩy chi tiêu. Một giải pháp sớm cho các xung đột địa chính trị lớn cũng có thể cải thiện tâm lý và hạ giá năng lượng.
Để vượt qua những thách thức này, OECD nhấn mạnh đến nhu cầu phải giảm lạm phát bền vững, giải quyết áp lực tài chính gia tăng và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động để giảm bớt những trở ngại về mặt cấu trúc đối với xu hướng tăng trưởng cao hơn.
Việc cắt giảm lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương nên tiếp tục ở các nền kinh tế tiên tiến ngoại trừ Nhật Bản. Thời điểm và mức độ cắt giảm nên được đánh giá cẩn thận và vẫn phụ thuộc vào dữ liệu, đảm bảo rằng áp lực lạm phát cơ bản được kiểm soát hoàn toàn.
Cũng theo các chuyên gia của OECD, cần có hành động tài khóa quyết đoán để đảm bảo tính bền vững của tài chính công và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho chính phủ để giải quyết các cú sốc trong tương lai và áp lực chi tiêu trong tương lai.
Những nỗ lực mạnh mẽ hơn trong ngắn hạn nhằm kiềm chế tăng trưởng chi tiêu, tối ưu hóa doanh thu và tăng cường các lộ trình điều chỉnh trung hạn đáng tin cậy cần phải là nền tảng của các nỗ lực ổn định gánh nặng nợ.
"Cải cách cơ cấu là điều cần thiết để đặt nền móng cho tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững hơn”, Nhà kinh tế trưởng của OECD Alvaro Pereira cho biết.
“Tình trạng thiếu hụt lao động đã là một thách thức đối với các công ty ở nhiều quốc gia và tình trạng già hóa dân số sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề này. Hành động chính sách cần đảm bảo rằng các kỹ năng phát triển theo nhu cầu của thị trường lao động và sự tham gia của lực lượng lao động, đặc biệt là lao động lớn tuổi và phụ nữ, sẽ tăng lên”, ông Alvaro Pereira nhận định.
Thăng hoa suốt 2024, vàng tiếp tục tỏa sáng trong năm 2025?
- Những biến động chính trị đe dọa kinh tế toàn cầu trong 2025 28/12/2024 07:30
- ‘Vàng có thể kéo dài chuỗi tăng giá kỷ lục đến năm 2025’ 11/12/2024 02:26
- 3 yếu tố đẩy giá Bitcoin tăng theo cấp số nhân vào năm 2025 29/12/2024 08:30
Toàn cảnh Vinhomes Royal Island qua những khung hình từ trên cao
(VNF) - Dự án Vinhomes Royal Island đã được mở bán từ cuối tháng 3 với quy mô 877 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD nằm trọn trên đảo Vũ Yên.