Tài chính quốc tế

Tàu Trung Quốc vẫn 'tuồn' hàng cho Triều Tiên?

(VNF) – Vừa xuất hiện thêm bằng chứng có tới 6 tàu chở hàng liên quan tới Trung Quốc tiếp tục làm ăn với Triều Tiên bất chấp lệnh cấm.

Tàu Trung Quốc vẫn 'tuồn' hàng cho Triều Tiên?

Tàu chở hàng liên quan tới Trung Quốc tiếp tục làm ăn với Triều Tiên

Sau các cuộc đối thoại cấp chuyên viên gần đây, liên Triều đã thống nhất để vận động viên hai nước cùng mặc đồng phục và diễu hành dưới một ngọn cờ mang tên Cờ Triều Tiên Thống nhất, có nền trắng và hình bán đảo Triều Tiên màu xanh nằm ở trung tâm.

Thêm vào đó, đội khúc côn cầu nữ của hai nước sẽ kết hợp lại và tranh tài với các quốc gia khác trong kỳ Thế vận hội này. Các vận động viên trượt tuyết của Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ cùng nhau tập luyện tại một khu nghỉ dưỡng ở Triều Tiên trước khi đại hội thể thao bắt đầu.

Trong vai trò được phép của mình, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cũng đã nỗ lực hết mình để đóng góp một phần vào sự yên ổn và hòa bình, thịnh vượng của bán đảo Triều Tiên. Họ thậm chí còn có "quy chế đặc biệt" cho CHDCND Triều Tiên như một số vận động viên được đặc cách tham dự Olympic mà không phải qua vòng loại.

Seoul phải mất hơn 1 thập niên để chuẩn bị Thế vận hội Mùa đông Pyongchang.

Tuy nhiên, nếu 17 năm trước lá cờ chung từng được hoan nghênh nhiệt liệt thì giờ đây người dân Hàn Quốc đã thay đổi thái độ với "người anh em" Triều Tiên. Hàng ngàn người đã phản đối những thỏa thuận này trên mạng.

Họ cho rằng lá cờ chung không phải quốc kỳ của Hàn Quốc và không muốn Bình nhưỡng trở thành tâm điểm khi Seoul phải mất hơn 1 thập niên để chuẩn bị Thế vận hội Mùa đông Pyongchang.

Ông Nam Sung-Wook, giáo sư đại học Hàn Quốc nhận định: "Phải đến lần thứ 3 xin đăng cai, và phải vượt qua nhiều khó khăn thì Hàn Quốc mới được tổ chức thế vận hội. Cho nên rất khó được lòng dân nếu sụ kiện này trở thành kỳ Olympic Bình Nhưỡng".

Tàu Trung Quốc vẫn "tuồn" hàng cho Triều Tiên

Ở một diễn biến khác, các nhà ngoại giao Mỹ đã trình lên Ủy ban Tình báo Liên Hợp Quốc bằng chứng tố ít nhất 6 tàu chở hàng của Trung Quốc hoặc do Trung Quốc điều hành vi phạm lệnh cấm hợp tác làm ăn với Triều Tiên, Wall Street Journal đưa tin ngày 19/1.

Họ đưa ra hình ảnh vệ tinh và danh tính các tàu hàng Trung Quốc cũng như lịch trình di chuyển của những con tàu này. Theo đó, các tàu Trung Quốc đã cập cảng Triều Tiên hoặc tiến hành vận chuyển hàng hóa ngay trên biển.

Cũng theo những bằng chứng trên, các tàu Trung Quốc đã di chuyển những quãng đường xa nhằm trá hình và che giấu việc vi phạm lệnh cấm mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra nhằm ngăn chặn hoạt động xuất khẩu than đá, quặng sắt, chì và hải sản của Triều Tiên. 

Mỹ khẳng định tàu hàng Trung Quốc đều áp dụng biện pháp riêng để che giấu tung tích và mục đích hoạt động, như tắt hệ thống nhận dạng tự động trên biển (AIS).

Tình báo Mỹ cũng nhấn mạnh công ty vận tải của Trung Quốc mang tên Glory Hope 1 bị tình nghi đã cập cảng Triều Tiên để vận chuyển than trong tháng 8/2017. Đây là hành động trắng trợn vi phạm lệnh cấm xuất khẩu than đá mà LHQ áp đặt với Bình Nhưỡng.

Với sự ủng hộ của Trung Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 22/12/2017 đã thông qua gói lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên nhằm hạn chế nguồn cung cấp dầu thiết yếu chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Tuy nhiên động thái trên của Bắc Kinh được xem là bất thường vì họ vốn là đồng minh quan trọng của Bình Nhưỡng. Trước đó, Trung Quốc luôn "tránh né" yêu cầu cắt nguồn cung dầu cho Bình Nhưỡng từ phía Mỹ. Nước này lo ngại hành động này sẽ khiến chính quyền Triều Tiên sụp đổ hoặc kích động một sự đáp trả bạo lực từ phía Bình Nhưỡng.

> So sánh tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên và Ấn Độ

Tin mới lên